Nội dung chính

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật đó chính là tiêm vacxin. Khi tiêm vacxin cơ thể sẽ tiết ra các kháng nguyên cần thiết chống lại tác nhân độc hại xâm nhập gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người nắm rõ vấn đề bị viêm họng có tiêm vacxin được không? Khi tiêm vacxin cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, cơ bản nhất.

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm Vacxin được không?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Cù Tuấn Anh, hiện đang công tác tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, phòng khám Favina cho biết: Tiêm chủng vacxin là một vấn đề phổ biến mang tính toàn cầu, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tiêm vacxin để phòng ngừa bệnh tật tránh lây nhiễm bệnh cho xã hội. Theo ước tính việc tiêm phòng vacxin có tác dụng giúp ngăn ngừa đến 3 triệu ca bệnh nhân tử vong do bệnh tật mỗi năm.

Bản chất của việc tiêm vacxin là đưa vào cơ thể một lượng thuốc cần thiết, lượng thuốc này thực chất là chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật, đồng thời có tính kháng nguyên cao. Chức năng của vacxin là giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tạo ra các kháng kháng nguyên chống lại các virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây bệnh.

Bị viêm họng có tiêm vacxin được không
Theo các chuyên gia, khi bị viêm họng tuyệt đối không được tiêm phòng vacxin

Bác sĩ cũng cho biết thêm, tất cả những trường hợp tiêm phòng vacxin cần phải có một cơ thể khỏe mạnh, không mắc phải các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi, sốt hay mắc các bệnh lý mãn tính như tràn dịch màng phổi, lao phổi, viêm thận mạn tính, các bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính như chàm, phát ban ngoài da, viêm da có mủ…

Bởi vì lúc này cơ thể không khỏe mạnh, hệ miễn dịch đang bị suy giảm nghiêm trọng lại phải cố gắng chống chọi với các tác nhân độc hại gây bệnh. Khi tiêm vacxin vào sẽ khiến cho cơ thể không đủ sức để đáp ứng với những kháng nguyên mới từ vacxin. Điều này không chỉ không mang lại hiệu quả khi tiêm vacxin mà có có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

Với những lý do nêu trên thì thắc mắc người bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không? Chúng tôi xin trả lời nhanh là không nên tiêm và không được tiêm. Người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị triệt để bệnh viêm họng, sau ít nhất khoảng 3 tháng ổn định và không tái phát bệnh thì mới tiến hành tiêm các mũi vacxin cần thiết.

Đừng Bỏ Lỡ: Gợi ý 5 Loại Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Những lợi ích tuyệt vời khi tiêm phòng Vacxin

Theo ghi nhận, Việt Nam hiện tại chưa sản xuất được nguồn vacxin phòng ngừa nhiều bệnh cùng một lúc, nhưng với loại vacxin phòng bệnh riêng lẻ thì chúng ta đã làm rất tốt. Song song với đó Việt Nam đã nhập khẩu rất nhiều các loại vacxin từ nước ngoài với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Bị viêm họng có tiêm vacxin được không
Tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm

Việc chủ động tiêm phòng vacxin cho trẻ cũng như người lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, chẳng hạn như:

  • Giảm được tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ như uốn ván, ho gà, viêm não Nhật Bản, bại liệt, thương hàn, tả, sởi, lao, viêm màng não, rubella…
  • Trường hợp không may mắc bệnh nguy hiểm nhưng được tiêm phòng đầy đủ, bệnh nhân vẫn sẽ giảm thiểu được nguy cơ gặp các di chứng, biến chứng nặng về sau hoặc giảm nguy cơ tử vong so với những người không được tiêm chủng.
  • Nếu được tiêm phòng mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ được giảm đi, kéo theo đó là chi phí điều trị thấp hơn, tiết kiệm được một nguồn chi phí khá lớn cho bệnh nhân và người nhà.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
  • Việc tiêm chủng phủ sóng toàn quốc góp phần bảo vệ sức khỏe chung cho cộng đồng, xã hội. Đồng thời giảm gánh nặng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Có thể thấy được việc tiêm phòng các mũi vacxin sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật hiệu quả. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên chủ động có ý thức và trách nhiệm trong việc tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết nhất.

Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng ù Tai: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị

Một số lưu ý khi tiêm phòng Vacxin bạn cần biết

Như đã chia sẻ, việc tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ giúp cơ thể tiết ra các kháng thể quan trọng để chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể gây bệnh. Tuy nhiên, khi tiêm phòng vacxin mọi người cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe, hạn chế gặp tác dụng phụ nguy hiểm, cụ thể:

Bị viêm họng có tiêm vacxin được không
Sau khi tiêm phòng vacxin cần theo dõi sức khỏe để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm
  • Trước khi tiêm phòng vacxin bạn cần báo cáo với bác sĩ chuyên khoa về cơ địa dị ứng hoặc cơ thể từng có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc bất kỳ.
  • Trước ngày tiêm hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng thoải mái tốt nhất.
  • Trước khi tiêm phòng vacxin chúng ta không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây điều trị bệnh. Cần đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý truyền nhiễm hoặc đang bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng cấp, viêm amidan
  • Trong quá trình tiêm nên tuân thủ các quy tắc an toàn nơi công cộng, bịt khẩu trang đầy đủ tránh lây nhiễm bệnh giữa người với người.
  • Sau khi tiêm cần ở lại bệnh viện hoặc các trung tâm Y tế để theo dõi sức khỏe ít nhất 20 – 30 phút, nhằm đảm bảo cơ thể không xảy ra bất kỳ phản ứng nguy hiểm nào.
  • Sau khi về nhà nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, mất ngủ, tiêu chảy, đau đầu nhưng ở mức độ nhẹ thì không nên quá lo lắng. Còn nếu như các triệu chứng này kéo dài quá 3 ngày và ngày càng trầm trọng thì cần báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa.
  • Ngoài ra đối với trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng nếu gặp các triệu chứng như mệt lả người, khó thở, ra nhiều mồ hôi, lờ đờ, tim đập nhanh, bỏ ăn, quấy khóc liên tục thì cần nhanh chóng cấp cứu vì có thể trẻ đang bị sốc thuốc hoặc gặp các vấn đề nguy hiểm khác.
  • Sau khi tiêm phòng nếu như gặp triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ thì cần hạ sốt nhanh bằng cách uống thuốc hoặc chườm mát, lau mát các vị trí nách, bẹn.
  • Cần nghỉ ngơi sau khi tiêm, không nên vận động mạnh, hoạt động nhiều gây mất sức. Cả trước và sau tiêm tuyệt đối không được uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hạn chế các thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.

Như vậy với thắc mắc đang bị viêm họng có tiêm vacxin được không? Chúng ta có thể trả lời nhanh là không nên tiêm và cũng không được tiêm. Ngoài ra mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến việc tiêm chủng để có thể ứng dụng khi cần thiết nhất. Nếu có nhu cầu tiêm phòng vacxin tốt nhất hãy đến các trung tâm Y tế lớn để đảm bảo an toàn, chất lượng, tránh gặp những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe