Thông thường rất nhiều người có thói quen ăn đồ nóng hoặc các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, bởi vì chúng kích thích vị giác khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều đồ nóng sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như đau rát cổ họng, tổn thương thực quản, viêm loét khoang miệng, khó tiêu hóa…Vậy thì khi ăn đồ nóng bị đau họng phải làm sao? Đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này? Xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Giải thích vì sao ăn đồ nóng bị đau họng?
“Đồ nóng” ở đây được đề cập đến hai dạng, thứ nhất là những đồ ăn nóng khi chúng ta ăn ở nhiệt độ trên 70 độ C và các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt bột, ớt trái, gừng, tỏi, mù tạt…Khi tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng ở nhiệt độ cao sẽ kích thích vị giác, mang lại cảm giác ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn uống theo cách này niêm mạc họng sẽ bị tổn thương gây đau rát, loét họng, bởi vì một số nguyên nhân sau:
- Trong đồ ăn cay nóng có chứa một lượng chất Capsaicin rất cao, bình thường chúng rất có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc, đặc biệt là vùng hầu họng gây viêm loét, đau rát, ho nhiều.
- Đặc biệt những người đang mắc chứng trào ngược dạ dày nếu ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho tình trạng ợ hơi, ợ nóng tăng lên. Các dịch vị từ dạ dày bị đẩy lên cổ họng mang theo nhiều Acid, chúng có thể làm tổn thương, bào mòn niêm mạc họng gây ra triệu chứng đau rát, ho nhiều.
- Ngoài ra, nhiệt độ ở trong miệng thường chỉ dao động trong khoảng 36.5 – 37.1 độ C, khi tiếp nhận các đồ ăn cay nóng quá mức trên 70 độ C sẽ khiến cho nhiệt độ bị thay đổi đột ngột không kịp thích nghi. Điều này khiến cho khoang miệng, niêm mạc họng dễ bị tổn thương như bỏng, loét, đau họng và nhiễm trùng.
Ngoài việc ăn đồ nóng bị đau họng thì chúng ta còn gặp nhiều vấn đề bất lợi khác như: Tổn thương thực quản, gây áp lực cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, sức khỏe răng miệng, gây loét miệng, nhiệt miệng, gây viêm dạ dày cấp , nóng rát dạ dày, nóng trong người,mất ngủ, nổi mụn trứng cá ở lưng, mụn trứng cá ở trán, mụn trứng cá đỏ.
Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Mới Nhất Được Bộ y Tế Công Nhận
Ăn đồ nóng bị đau họng phải làm sao?
Như đã chia sẻ, ăn đồ nóng khiến cho khoang miệng dễ bị viêm loét, nhiệt miệng, niêm mạc họng bị tổn thương gây đau. Lúc này chúng ta phải có hướng xử lý kịp thời, không nên để lâu gây nhiễm trùng khiến cho tình trạng đau rát tăng lên, cản trở việc ăn uống, giao tiếp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thậm chí các tác nhân độc hại như vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập và phát triển mạnh, tấn công vùng hầu họng gây ra các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm họng hạt, viêm mũi họng cấp, viêm phế quản, viêm thanh quản…Tốt nhất khi bị đau họng, loét họng do ăn đồ nóng gây ra chúng nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp.
Để khắc phục tình trạng ăn đồ nóng bị đau họng, chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Cải thiện các triệu chứng tại nhà
Trường hợp niêm mạc họng bị tổn thương nhẹ, cảm giác đau rát họng không quá nghiêm trọng, không kèm theo các triệu chứng khác thì chúng ta chỉ cần cải thiện bệnh tại nhà bằng các cách sau:
- Đầu tiên cần ngừng ngay việc ăn đồ nóng, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, mù tạt.
- Nên ngậm và súc họng thật kỹ bằng nước muối loãng để làm giảm triệu chứng đau rát, tiêu viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương.
- Uống nhiều nước lọc, nên uống nước ấm và các loại trà thảo dược từ thiên nhiên như trà gừng, trà mật ong, trà bạc hà, trà quế, trà tía tô, trà xanh. Hoặc các loại nước ép trái cây tươi như lê, cà rốt, nam việt quất, nước dừa.
- Tuyệt đối không được uống nước đá lạnh, nước ướp lạnh, nước ngọt có ga, cà phê, hút thuốc lá.
- Không ăn các thực phẩm muối chua, chứa nhiều acid, đồ ăn thô cứng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
- Nên ăn các thực phẩm mềm, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là các loại thịt, rau củ quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch giúp vết thương nhanh lành.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày hai lần trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để tránh vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng.
2. Áp dụng mẹo dân gian chữa đau họng
Ngoài việc súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm, chúng ta có thể áp dụng các cách trị đau họng tại nhà đơn giản bằng các loại thảo dược tự nhiên lành tính dưới đây để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, cụ thể:
- Quất ngâm mật ong: Quất và mật ong đều có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, bổ sung năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó chúng ta có thể kết hợp hai nguyên liệu này để trị chứng đau họng tại nhà. Lấy khoảng 10 quả quất tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi và bỏ phần hạt. Cho quất vào hũ thủy tinh, thêm mật ong vào sao cho ngập quả quất. Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được, mỗi lần lấy khoảng 2 muỗng nhỏ uống trực tiếp, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
- Kết hợp gừng và muối: Lấy một củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, cho vào cối, thêm vào một ít muối hạt giã nát. Vắt lấy phần nước cốt, dùng nước này ngậm trong miệng khoảng 3 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch, nên thực hiện ngày 2 lần, kiên trì trong khoảng 3 – 4 ngày để có hiệu quả cao.
- Sử dụng cam thảo: Với loại thảo dược này có thể sử dụng rễ tươi hoặc bột khô. Nếu là rễ rươi, bạn lấy khoảng 4 nhánh, rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi lên, dùng nước này súc miệng hàng ngày. Hoặc mua bột cam thảo khô pha với nước ấm, dùng súc miệng ngày hai lần bạn sẽ thấy cảm giác đau họng giảm bớt nhanh chóng.
Ngoài 3 cách giảm đau họng do ăn đồ nóng nói trên, mọi người cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên khác để giúp thanh nhiệt giải độc, giảm đau rát họng tại nhà như: Lá bạc hà, lá tía tô, lá húng tần, trà hoa cúc, giấm táo, tỏi, nghệ, mướp đắng, củ cải trắng, tắc chưng đường phèn, lê hấp táo tàu, vỏ cam chanh.
Xem Thêm: Gợi Ý 11 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Cho Trẻ Em Tốt Và Lành Tính
3. Sử dụng thuốc Tây
Nếu như trường hợp niêm mạc họng bị loét, bị tổn thương nặng nề kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, sốt cao trên 38.5, nóng rát cổ họng, phù nề, sưng đỏ, xuất huyết thì bác sĩ sẽ kiểm tra và kê đơn thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm ho để làm giảm các triệu chứng. Tùy vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi, cân nặng, mức độ vết loét họng nặng hay nhẹ mà bác sĩ kê đơn thuốc cho phù hợp.
Những loại thuốc này thường có tác dụng nhanh, tại chỗ nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nôn ói, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi…do đó người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Trường hợp đau họng này không phải do vi khuẩn gây ra nên không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ còn kê thêm kẹo ngậm đau họng, nước muối sinh lý để hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Bài viết trên đây đề cập đến vấn đề ăn đồ nóng bị đau họng và cách khắc phục hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách xử lý đúng đắn. Như đã chia sẻ, việc ăn đồ nóng thường xuyên không chỉ gây đau họng, viêm loét miệng mà còn ảnh hưởng đến dạ dày, mất ngủ, nổi mụn…Do đó chúng ta nên thay đổi thói quen không tốt này để tránh gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Đau Họng Nên Uống Gì? 17 Loại Thức Uống Tốt Nhất Cho Bạn
- Bị Đau Họng Nhưng Không Ho Không Sốt Và Cách Trị Tốt Nhất Cho Người Bệnh