Nội dung chính

Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến, bệnh thường khởi phát vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Đặc trưng của viêm họng cấp là đau rát cổ họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ. Cha mẹ cần nằm rõ nguyên nhân, triệu chứng để từ đó có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con.

Viêm họng cấp ở trẻ là gì?

Theo ghi nhận, viêm họng cấp là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trẻ nhỏ, bởi vì trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tác động.

Đặc trưng của bệnh viêm họng cấp là niêm mạc họng bị tổn thương và gây ra những triệu chứng điển hình như đau rát cổ họng, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, ăn không ngon miệng, trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Viêm họng cấp ở trẻ em
Theo ghi nhận, viêm họng cấp ở trẻ thường tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh

Bệnh viêm họng cấp tuy mức độ nguy hiểm không cao nhưng các bậc cha mẹ nên chú ý sớm phát hiện bệnh và có hướng xử lý đúng cách, kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng, vì trẻ nhỏ luôn có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ gặp các biến chứng không mong muốn.

Ngoài ra, việc chủ quan không chữa trị sớm hoặc điều trị không triệt để có thể khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng, chuyển sang thể mãn tính rất khó điều trị, đồng thời có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Đừng Bỏ Lỡ: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Mật Ong Và Tỏi Hiệu Quả Và Dễ Làm Tại Nhà

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm họng cấp ở trẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ khiến bệnh viêm họng cấp ở trẻ sớm khởi phát. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình thăm khám và điều trị đạt kết quả cao hơn.

Do virus, vi khuẩn, nấm tấn công

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ chủ yếu là do các loại vi khuẩn, virus, nấm độc hại xâm nhập vào cơ thể và tấn công vùng hầu họng gây tổn thương. Các loại vi khuẩn, virus, nấm có khả năng gây viêm họng cấp được kể đến như:

  • Virus: Chủ yếu là Rhinovirus, Adenovirus, Epstein-Barr, Herpes simplex, Virus parainfluenza, Enterovirus, virus cúm, Coronavirus, virus hợp bào hô hấp, virus sởi.
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ chủ yếu là phế cầu, liên cầu, tụ cầu. Trong đó loại vi khuẩn nguy hiểm nhất đó chính là liên cầu khuẩn nhóm A có tên khoa học là Streptococcus pyogenes.
  • Nấm: Loại nấm phổ biến và chủ yếu gây bệnh viêm họng ở trẻ đó chính là nấm Candida. Loại nấm này thường sống ký sinh ở đường tiêu hóa, họng hoặc miệng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, đồng thời gặp tình trạng trào ngược dạ dày sẽ khiến cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ gây bệnh.
Trẻ bị viêm họng cấp
Vi khuẩn, virus tấn công cơ thể là nguyên nhân cơ bản gây viêm họng cấp ở trẻ

Do điều kiện, môi trường sống hàng ngày

Ngoài các loại vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây bệnh thì điều kiện sống, môi trường bị ô nhiễm, chế độ ăn uống không khoa học cũng là những yếu tố nguy cơ khiến viêm họng cấp ở trẻ sớm bùng phát hoặc làm cho triệu chứng bệnh ngày càng tiến triển nặng nề hơn, cụ thể:

  • Khí hậu thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh một cách đột ngột. Hoặc thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều khiến cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, khó thích nghi dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng cấp.
  • Trẻ thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm như có nhiều khói bụi, chất độc hóa học, khói thuốc lá, khói than củi…cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo, nhà trẻ cũng thường xuyên mắc các bệnh vặt, trong đó có viêm họng.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương cũng có nguy cơ bị viêm họng cao hơn những trẻ khỏe mạnh, bình thường khác.
  • Vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ không được đảm bảo như lười súc miệng, súc họng, ít rơ lưỡi cho trẻ sẽ khiến cho mảng bám cũng như vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, trú ngụ gây bệnh.
  • Những trẻ bắt đầu cai sữa mẹ và bước vào chế độ ăn dặm mới thường rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa và viêm nhiễm đường hô hấp.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em cần nắm rõ

Viêm họng cấp cũng là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên, do đó các triệu chứng bệnh khá tương tự với viêm amidan, viêm mũi họng cấp…Do đó cha mẹ cần chú ý để phân biệt sự khác nhau, từ đó biết cách xử lý đúng đắn.

Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, sau khoảng 3 – 4 ngày ủ bệnh, trẻ bị viêm họng cấp sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

Bé bị viêm họng cấp
Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường sốt cao, ho nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Bé hắt hơi thường xuyên, sổ mũi, nghẹt mũi khó thở khiến con luôn khó chịu quấy khóc.
  • Ho nhiều, lúc đầu ho khan, về sau ho có nhiều đờm, đờm ngày càng đặc sánh có màu vàng/xanh.
  • Thân nhiệt tăng cao, mặt đỏ nóng bừng, thường sốt cao từ 39 đến 40 độ.
  • Do nghẹt mũi nên con thường thở bằng miệng, điều này khiến trẻ bị mất ngủ, khóc nhiều về đêm.
  • Đau rát cổ họng, ngứa ngáy họng khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, bỏ ăn, bỏ bú, khó ăn, khó nuốt kể cả uống sữa.
  • Nôn ói nhiều, đau bụng tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng.
  • Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, mất năng lượng, không còn sức để chạy nhảy, chơi đùa.
  • Có dấu hiệu sưng hạch cổ, hạch xuất hiện ở dưới cổ, hai bên tai hoặc hai bên góc hàm, khi ấn vào có cảm giác đau, cứng.
  • Khi thăm khám bác sĩ sẽ thấy niêm mạc họng của trẻ có màu đỏ rực, sưng nề, xung huyết, nhìn thấy rõ các mạch máu đỏ tươi.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cấp tuy mức độ nguy hiểm không cấp bách, nhưng cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám ngay. Không nên chần chừ để lâu khiến bệnh tiến triển nặng, đồng thời các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.

Tìm Hiểu Thêm: Trẻ Bị Viêm Họng Nên Cho Ăn Gì? Và Không Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Con?

Trẻ bị viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Cù Tuấn Anh –  Hiện đang công tác tại Favina Hospital cho biết: Bệnh viêm họng ở trẻ em là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên bình thường, không mang tính nguy hiểm cao, cấp bách như các bệnh lý khác. Nếu như được thăm khám và có hướng điều trị đúng cách, kịp thời các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cha mẹ chủ quan không thăm khám cho con hoặc việc điều trị không đúng cách, không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến cho bệnh không khỏi hẳn hoàn toàn, có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này còn khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh khí phế quản.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cấp
Viêm họng cấp ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra có thể khiến trẻ gặp các biến chứng xa cực kỳ nguy hiểm như viêm khớp, thấp khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim, hẹp van tim…đe dọa tính mạng của trẻ.

Như vậy có thể nói bệnh viêm họng cấp ở trẻ tuy không nguy hiểm, nhưng cần được thăm khám và khắc phục kịp thời, không nên để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Để điều trị bệnh hiệu quả, đầu tiên bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên cơ thể trẻ và triệu chứng cận lâm sàng trong hầu họng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu như trẻ bị viêm họng nặng, bệnh tiến triển phức tạp, bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu hoặc phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Thông thường, việc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em sẽ được thực hiện kết hợp giữa uống thuốc Tây, cải thiện triệu chứng tại nhà bằng mẹo dân gian, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể các biện pháp như sau:

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm họng

Sau khi thăm khám sẽ có hai trường hợp xảy ra, nếu như bé bị viêm họng cấp do nhiễm virus thì bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày mà không cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh thường khiến trẻ gặp những triệu chứng như đau rát họng, ho nhiều vì vậy mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Có một lưu ý mà các mẹ cần nắm đó là tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin cho trẻ nhỏ dưới 18 tuổi. Bố mẹ cần tuân thủ cho trẻ uống theo đúng liều lượng và chỉ định trên toa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
Cần sử dụng thuốc thì mới loại bỏ được các triệu chứng viêm họng cấp

Bởi vì còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của con kém, nếu như uống không đúng thuốc dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như ngứa da, phát ban, nôn nói, nguy hiểm đến sức khỏe con trẻ.

Trường hợp nếu như viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh cho trẻ thì bệnh mới khỏi hoàn toàn. Cha mẹ cần lưu ý, cho trẻ uống hết liệu trình thuốc, không được bỏ giữa chừng mặc dù bệnh có tiến triển tốt, có chiều hướng thuyên giảm. Đồng thời nếu bác sĩ đề nghị tái khám cần thực hiện đúng theo yêu cầu, bởi vì cần điều trị triệt để tránh tình trạng bệnh tái phát lại.

Xem Thêm: Gợi ý 10 Loại Thuốc Siro Trị Viêm Họng Cho Bé An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bé

Song song với việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý cải thiện triệu chứng bệnh cho con thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà thì bệnh mới nhanh khỏi. Cụ thể cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Bé bị viêm họng cấp
Khi bị viêm họng cha mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng
  • Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, món ăn của trẻ cần được chế biến kỹ càng, chín mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để tránh tình trạng đau rát họng, gây áp lực cho vùng hầu họng.
  • Nếu trẻ biếng ăn, quấy khóc thì cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để giúp con dễ dàng tiêu thụ hơn. Nếu con chưa ăn dặm mẹ nên tích cực cho con bú sữa mẹ để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Cho con uống nhiều nước để tránh tình trạng khô họng, mất nước đồng thời làm dịu vết thương, làm loãng chất đờm, dịch nhầy trong cổ họng tránh việc mắc nghẹn, khó thở. Nếu cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù nước thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị sốt cao ngoài việc uống hạ sốt, cha mẹ nên chú ý chườm mát, lau nách, lau bẹn, háng cho con để giúp hạ sốt nhanh chóng, an toàn.
  • Trẻ sổ mũi, ho nhiều sẽ khiến dịch đờm tồn đọng nhiều ở cổ họng, mũi. Do đó cha mẹ nên chú ý hút dịch nhầy ở họng, mũi cho con để giúp con dễ thở, thông thoáng mũi họng. Tuy nhiên không nên hút dịch quá nhiều vì có thể gây khô và tổn thương thêm niêm mạc mũi họng.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để tránh tình trạng khô họng, mất nước, giảm triệu chứng đau rát cổ họng cho trẻ.
  • Nên cho con nằm nghỉ ngơi ở những nơi thoáng khí, rộng rãi. Tuyệt đối không cho con nằm ngủ máy lạnh, đồng thời nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cho bé.
  • Với những trẻ đã biết ăn dặm, cha mẹ nên chú ý hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt, nước ướp lạnh…Vì những thực phẩm này đều có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Với những trẻ trên 2 tuổi cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc xịt viêm họng hoặc kẹo ngậm đau họng để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, nghẹt mũi nhanh chóng cho con.

Mẹo dân gian chữa viêm họng cấp cho trẻ

Trường hợp bé bị viêm họng cấp ở thể nhẹ hoặc mới khởi phát, ngoài việc uống thuốc điều trị theo đơn, các bậc cha mẹ có thể kết hợp áp dụng mẹo dân gian chữa viêm họng bằng thuốc nam để giúp con giảm các triệu chứng nhanh chóng. Một số mẹo hay, đơn giản, an toàn mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà cho trẻ đó là:

Lá húng chanh kết hợp đường phèn:

Lá húng chanh thuộc họ bạc hà, trong lá cây chứa nhiều thành phần Vitamin A, C, Omega 6 tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra lượng tinh dầu dồi dào, kết hợp với hợp chất Codeine và Phenolic giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho người bệnh viêm họng, đặc biệt lá cây rất lành tính nên có thể dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách làm như sau: Lấy khoảng 20 gam lá húng chanh tươi rửa sạch, vò nát hoặc thái nhỏ, cho vào chén. Thêm vào đó 20 gam đường phèn rồi cho vào nồi chưng cách thủy. Chưng trong 15 phút thì tắt bếp, để cho nguội bớt rồi lấy khoảng 2 muỗng cà phê hỗn hợp húng chanh đường phèn cho bé uống. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần sáng tối, kiên trì trong vài ngày con sẽ giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
Có thể áp dụng mẹo dân gian để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm họng cấp tại nhà

Lá hẹ, đường phèn chữa viêm họng cấp:

Trong cây hẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, chẳng hạn như Vitamin C, A, Glucid, Protit, Phopho, Đồng, Sắt, Canxi. Đặc biệt lượng tinh dầu dồi dào được xem như một kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt, ngoài ra nhờ lượng Odorin trong lá hẹ cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Do đó lá hẹ luôn được nhiều mẹ sử dụng để chữa trị chứng viêm họng cấp ở trẻ.

Cách làm như sau: Mẹ chỉ cần lấy một nắm nhỏ lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng khúc ngắn cho vào chén. Thêm vào đó khoảng 2 muỗng nhỏ đường phèn, đem chưng cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp. Mỗi lần cho trẻ dùng khoảng 1 muỗng nhỏ hỗn hợp, mỗi ngày nên cho trẻ uống 2 lần. Sau khoảng vài ngày các triệu chứng ho, đau rát họng ở trẻ được cải thiện hẳn.

Đọc Thêm: 11 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Cho Trẻ Em Tốt Và Lành Tính

Chữa viêm họng bằng lá diếp cá:

Theo Y học hiện đại, lá diếp cá chứa nhiều tinh dầu như Alkaloid, Flavonoid mang đặc tính như một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu viêm, kháng khuẩn tốt. Ngoài ra lượng Vitamin C trong diếp cá dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời tăng khả năng chống oxy hóa tốt. Vì vậy, đây được xem là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp, trong đó có viêm họng.

Cách làm như sau: Lấy một nắm lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối, thêm vào đó một vài hạt muối trắng và giã nát hỗn hợp. Dùng khăn sạch ép lấy nước cốt cho trẻ uống mỗi lần một muỗng nhỏ, ngày nên cho uống 2 lần sáng tối đều đặn. Kiên trì thực hiện khoảng 3 ngày để giúp làm giảm triệu chứng ho, đau cổ họng cho bé.

Mẹo dân gian chữa viêm họng cấp cho trẻ rất an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ đang uống kháng sinh thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng các nguyên liệu tương tác với thuốc gây ra tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp ở trẻ em

Như đã chia sẻ, nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ nhỏ có cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó việc phòng ngừa bệnh là hoàn toàn có thể. Để làm giảm thấp nhất khả năng bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh viêm nhiễm đường hầu họng, các bậc cha mẹ cần hỗ trợ trẻ thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em
Tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé, nhắc nhở con đánh răng, súc miệng hàng ngày đều đặn. Trước khi đi ngủ cần súc họng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn độc hại ra khỏi khoang miệng.
  • Nhắc nhở con trẻ không nên tạo thói quen mút tay hay ngoáy mũi, vì những điều này đều có thể khiến virus xâm nhập vào đường mũi họng gây bệnh.
  • Khi ra ngoài cần bịt khẩu trang cẩn thận để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường hoặc những nơi đông người. Sau khi ra đường về cần rửa tay sạch sẽ cho con bằng xà bông hoặc cồn sát khuẩn.
  • Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là vùng ngực và vùng mũi họng, đặc biệt là những lúc thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh.
  • Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, luôn tạo không gian mát mẻ, thoáng khí để con vui chơi lành mạnh. Hạn chế cho trẻ ngủ máy lạnh bằng cách cài chế độ tự động tắt, bởi vì vào buổi khuya trời se lạnh, cộng thêm nhiệt độ lạnh từ điều hòa sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng, viêm mũi họng cấp.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế cho trẻ tắm lâu vì sức đề kháng yếu cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh.
  • Sau khi tắm xong cần lau người thật khô, thoa thêm dầu tràm ở lòng bàn chân, bụng, không nên để để trẻ ngồi trước quạt máy hay điều hòa sau khi vừa tắm xong.
  • Trong nhà có người đang mắc bệnh viêm họng hay các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, cha mẹ nên chủ động cách ly trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị lây bệnh.
  • Với những trẻ đã biết ăn dặm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm lạnh như kem, nước đá, nước ngọt có ga.
  • Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên, cá viên chiên…đều là những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, vì vậy cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ sử dụng.
  • Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá tươi.
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh viêm họng cấp ở trẻ em, cha mẹ nên tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con. Tốt nhất khi thấy con có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến các trung tâm Y tế thăm khám, để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tư vấn có biện pháp điều trị tích cực, phù hợp nhất.

Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:

Câu hỏi liên quan

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp