Viêm họng dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp xảy ra khá phổ biến ngày nay, triệu chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây ra bệnh rất đa dạng, chúng ta có thể tiếp xúc hàng ngày mà không để ý. Bài viết dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh lý này cũng như cách xử lý bạn có thể tham khảo.
Viêm họng dị ứng là gì? Nguy hiểm không?
Viêm họng dị ứng còn được gọi với nhiều cái tên khác là viêm họng kích ứng, viêm họng kích thích,… Đây là tình trạng niêm mạc họng bị kích ứng do chịu tác động từ các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường như khói bụi, phấn hoa, hóa chất độc hại,… Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở những người có sức đề kháng suy yếu. Khi bị viêm họng dị ứng, vùng niêm mạc họng sẽ tăng sinh chất nhầy nhiều hơn bình thường. Vì thế, ngoài các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng thông thường thì bệnh này còn gây ra thêm một số triệu chứng khác như ngứa cổ, hắt hơi, sổ mũi,… Ở một số trường hợp còn bị phát ban, đau khớp, đau cơ.
Chuyên gia cho biết, bệnh viêm họng dị ứng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khác với bệnh viêm họng, viêm họng dị ứng không thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ gây viêm diễn ra kéo dài và biến chứng sang mãn tính. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hại khác, đáng lo ngại nhất là phù Quincke. Biểu hiện đặc trưng của hội chứng này là cảm giác bỏng rát ở cổ họng, xuất hiện cơn ho khan, giảm hô hấp, da xanh xao tím táo, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng dữ dội, nôn mửa nặng,… Khi có dấu hiệu phù Quincke, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để làm cấp cứu, chậm trễ có thể gây tắc đường thở và đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm họng dị ứng
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng dị ứng là sự xâm nhập của tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường vào trong niêm mạc mũi họng. Lúc này, vùng niêm mạc mũi họng sẽ tăng tiết dịch nhầy khiến quá trình hô hấp bị cản trở và hình thành nên các vết viêm loét. Một số tác nhân gây viêm họng dị ứng thường gặp là:
- Vi khuẩn, nấm mốc: Đây là tác nhân gây ra bệnh thường gặp nhất. Vi khuẩn và nấm mốc luôn tồn tại xung quanh chúng ta và cơ thể ta phải tiếp xúc với chúng hàng ngày. Các tác nhân này sẽ sinh sôi mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa và khi độ ẩm môi trường tăng cao. Nếu cơ thể có hệ miễn dịch kém, chúng sẽ lập tức tấn công vào cơ thể và hình thành nên bệnh lý.
- Lông động vật: Đây là tác nhân gây dị ứng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Khi bị dị ứng do lông động vậy, bạn sẽ có triệu chứng phát ban trên cơ thể, nổi mẩn đỏ ngoài da, đau họng,…
- Dị ứng theo mùa hoa: Dị ứng theo các mùa hoa nở là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Vào mùa hoa nở, phấn hoa sẽ phát tán khắp nơi trong không khí. Với những người có cơ địa nhạy cảm, khi hít phải không khí này sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm bên trong niêm mạc mũi họng. Mùa xuân là thời điểm dễ bị viêm họng dị ứng theo mùa hoa nhất.
- Kích ứng với thực phẩm: Viêm họng dị ứng cũng có thể khởi phát do các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Thường gặp nhất là các loại thực phẩm chứa các loại protein đặc biệt khiến cơ thể dễ bị kích ứng như hải sản, đậu phộng, lúa mì,…
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây bệnh ít gặp khác là dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng với thuốc điều trị bệnh chuyên khoa,…
Xem Thêm: Top 5+ Thuốc Điều Trị Viêm Họng Mãn Tính Hồi Phục Nhanh Nhất Được Khuyên Dùng
Dấu hiệu nhận biết viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng thường khởi phát sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bạn cần nắm rõ các triệu chứng đi kèm để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng dị ứng là:
- Họng ngứa rát do dịch nhầy từ khoang mũi chảy xuống họng. Tác nhân gây dị ứng bên trong dịch mũi sẽ gây kích ứng đến niêm mạc họng và gây ra cơn ngứa rất khó chịu.
- Chảy nước mũi là triệu chứng mà người bệnh nào cũng gặp phải. Khi tình trạng dị ứng xảy ra càng nặng thì dịch mũi tiết ra càng nhiều và tràn đến họng.
- Ho khan và hắt xì cũng là tình trạng mà người bệnh phải đối mặt. Tần suất xuất hiện cơn ho sẽ tăng dần lên và khi bệnh trở nặng sẽ có thêm triệu chứng đau tức ngực. Người bệnh thường xuyên có cảm giác khô họng và luôn muốn uống nước. Khi nằm sẽ có thêm triệu chứng thở khò khè.
- Ở một số trường hợp sẽ có thêm triệu chứng sốt. Sốt là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm họng khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus.
Thông thường, bệnh viêm họng dị ứng không thể tự khỏi nếu không điều trị và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu người bệnh chủ quan. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh còn gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan khác bên trong hệ hô hấp.
Cách điều trị viêm họng dị ứng
Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, bệnh viêm họng dị ứng cần được điều trị càng sớm càng tốt giúp cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh. Hạn chế nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần hoặc liên tục, dần chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm. Chuyên gia cho biết, ngay khi bệnh khởi phát bạn cần có các biện pháp xử lý tại nhà đúng cách giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Ví dụ như uống nhiều nước, uống đồ uống nóng, nghỉ ngơi nhiều, sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng để loại bỏ chất nhầy,…
Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau đó, bạn nên chủ động trong việc điều trị bệnh. Dưới đây là các cách điều trị viêm họng dị ứng được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện tình trạng viêm họng một cách nhanh chóng. Triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau một vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y điều trị bệnh còn tồn tại nhược điểm là dễ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng để điều trị bệnh tại nhà. Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị bệnh là:
- Thuốc chống viêm họng: Lidocain, Septolete, Fusafungine,…
- Thuốc kháng histamin H1: Cetirizin Stada, Fexofenadin, Telfast BD,…
- Thuốc làm thông mũi: Phenylephrine, Oxymetazoline, Pseudoephedrine,…
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Ragwitek, Oralair, Aflubin,…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin,…
Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc Tây y điều trị bệnh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn xử lý. Lúc này, bác sĩ sẽ tìm ra loại thuốc mà cơ thể bị kích ứng để có thể thay đổi loại thuốc điều trị bệnh khác phù hợp hơn.
Tìm Hiểu Thêm: Viêm Họng Có Tiêm Vacxin Được Không? Và Những Lưu ý Cho Người Bệnh
Dùng thuốc Đông y
Đây là phương pháp điều trị bệnh được rất nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn hiện nay do có tác dụng tốt và tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe. Thuốc Đông y có nguồn gốc chính là các loại thảo dược trong tự nhiên, chúng được dùng kết hợp với nhau với liều lượng phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Đông y điều trị bệnh vẫn có nhược điểm là hiệu quả chậm, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt.
Theo Đông y, bệnh viêm họng dị ứng khởi phát do tác động từ yếu tố bên ngoài môi trường và chức năng tạng phủ suy giảm. Vì thế, nguyên tắc điều trị sẽ là phục hồi chức năng tạng giúp ngăn ngừa bệnh tái nhiễm, bồi bổ cơ thể và tăng cường lưu thông máu. Các bài thuốc Đông y dùng để trị bệnh viêm họng dị ứng là:
+ Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Ngưu tất, mạch môn đông, tri mẫu, sinh địa và sinh thạch cao
- Cách dùng: Rửa sạch dược liệu, đem sắc cùng với 1500ml nước cho đến khi cạn còn 300ml là được. Chia lượng nước sắc thu được thành 3 phần dùng để uống vào mỗi buổi sáng, trưa và tối.
+ Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Liên kiều, kim ngân hoa, cát cánh, kinh giới, ngưu bàng tử, trúc diệp, đậu xị và cam thảo.
- Cách dùng: Đem dược liệu đi sắc cùng với 1200ml nước cho đến khi cạn còn 400ml nước là được. Chia lượng nước sắc thu được thành 2 phần để dùng vào buổi sáng sớm và buổi tối. Nên dùng bài thuốc liên tục trong 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: Xuyên khung, độc hoạt, chỉ xác, khương hoạt, cam thảo, tiên hồ, cát cánh, phục linh.
- Cách dùng: Cho dược liệu vào ấm cùng với 1 lít nước rồi thêm vài lát gừng tươi vào. Bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 bát. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần dùng để uống hết trong ngày.
Mẹo trị bệnh tại nhà
Nếu bệnh viêm họng dị ứng chỉ mới khởi phát và gây ra tình trạng viêm nhẹ, bạn có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà để cải thiện. Đây là mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian thông qua hình thức truyền miệng có độ lành tính cao và hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không thích hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nặng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Dùng lá bạc hà: Chuẩn bị từ 8 – 10 lá bạc hà, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối 15 phút để sát khuẩn. Sau đó, vớt lá bạc hà ra để cho ráo nước rồi nhai trực tiếp giúp tinh dầu bạc hà có thể thấm vào niêm mạc họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dược liệu này để pha trà uống hoặc xông hơi.
- Dùng vỏ quýt: Vỏ quýt đem cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt nhỏ rồi cho vào bát cùng với vài lát gừng tươi. Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Để cho hỗn hợp nguội bớt thì dùng để ăn cả nước và cái.
- Dùng tinh bột nghệ: Pha 1 thìa cà phê tinh bột nghệ cùng với 500ml nước nóng, thêm 2 thìa mật ong vào rồi khuấy đều lên cho tan hết. Sử dụng hỗn hợp này để uống ngay khi còn ấm, nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Đọc Thêm: Thuốc Xịt Họng Của Nhật An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Thị Trường Hiện Nay
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng dị ứng
Bệnh viêm họng dị ứng nếu được điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ rất nhanh khỏi. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn không cho bệnh tái phát nhiều lần và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể áp dụng tại nhà nhà:
- Cải thiện sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, uống nhiều nước, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, tăng cường tập luyện thể dục thể thao,…
- Nên loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến vùng họng như sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng, tiêu thụ đồ ăn cay nóng hoặc chất kích thích, sử dụng đồ uống lạnh, la hét to, thức khuya, stress kéo dài,…
- Cần có các biện pháp giữ ấm vùng họng mỗi khi thời tiết chuyển biến lạnh như đeo khăn choàng cổ mỗi khi ra ngoài, uống nước ấm hoặc thức ăn ấm nóng, mặc trang phục phù hợp với thời tiết,…
- Chủ động bảo vệ đường hô hấp thông qua các cách đơn giản như đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài giúp ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây hại, súc họng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ giúp làm sạch khoang họng, sử dụng máy lọc không khí giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng trong không khí,…
- Nếu có cơ địa dị ứng mẫn cảm, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng tồn tại bên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật,… Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc có hại.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm họng dị ứng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không được chủ quan trong việc điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Dấu Hiệu Phân Biệt Viêm Họng Và Covid Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
- Viêm Họng Mãn Tính Có Gây Ung Thư Không? Các Bác Sĩ Đưa Ra Giải Đáp Và Cách Khắc Phục