Nội dung chính

Trẻ được chăm sóc tốt với một chế độ ăn uống phù hợp sẽ nhanh khỏi viêm họng hơn. Do vậy, vấn đề “trẻ bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì?” luôn là mối bận tâm chung của nhiều phụ huynh. Những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng xây dựng được một thực đơn lý tưởng, có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe của con yêu trong những ngày bé bị viêm họng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm họng

Viêm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhất ở trẻ, nhất là trong những năm tháng đầu đời do hệ miễn dịch của con bạn chưa phát triển hoàn thiện. Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng kém khiến sức đề kháng suy giảm hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ…

Khi bị viêm họng, niêm mạc họng sưng phù và tiết ra nhiều dịch khiến các bé có cảm giác đau rát, khó nuốt, vướng víu ở cổ họng, khó thở, ho hoặc thậm chí là sốt cao. Tình trạng này đôi khi còn kèm theo triệu chứng nôn ói, biếng ăn, nghẹt mũi, tiêu chảy, khó ngủ. Nhiều bé quấy khóc suốt cả ngày khiến các mẹ vô cùng lo lắng.

Trẻ Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì
Bổ sung các thực phẩm có lợi trong thực đơn sẽ giúp trẻ bị viêm họng nhanh phục hồi sức khỏe

Ngoài việc cho bé thăm khám, điều trị viêm họng cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần chăm sóc con đúng cách để bé giảm bớt cảm giác khó chịu. Đặc biệt, chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng một vai trò quan trọng, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe của bé. Việc duy trì thực đơn khoa học, hợp lý sẽ giúp con yêu của bạn được bổ sung các dưỡng chất có lợi để nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh viêm họng hiệu quả hơn. Một số thực phẩm thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên, giúp bé giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc kháng sinh và các loại tân dược ẩn chứa nhiều tác dụng phụ.

Vậy trẻ bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì? Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này, các mẹ nên nắm rõ một số nguyên tắc quan trọng để xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất trong thời gian bé bị bệnh:

  • Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ các nhóm chất thiết yếu
  • Tăng cường bổ sung vitamin A, B, C, E và khoáng chất cho trẻ thông qua nguồn rau củ quả tươi. Các thực phẩm giàu protein và kẽm cũng rất cần thiết để bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và kích thích tái tạo vùng tổn thương.
  • Cho trẻ dùng các thức ăn đã được nấu chín và uống nước đun sôi để nguội nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào cơ thể.
  • Không cho bé ăn thức ăn khi còn quá nóng hoặc quá lạnh. Chúng sẽ khiến niêm mạc họng bị kích thích, đau rát, lâu lành hoặc thậm chí là bị bỏng nhiệt.
  • Cắt giảm lượng đường cùng chất béo trong chế độ ăn bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm trong cổ họng trẻ bùng phát.
  • Các món ăn nên được chế biến dưới dạng chín mềm, hầm nhừ, lỏng cho dễ nuốt và không khiến bé bị đau họng.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa hoạt chất kháng sinh hay chất giảm đau, kháng viêm vào trong bữa ăn của con bạn, giúp căn bệnh của bé được đẩy lùi một cách tự nhiên.
  • Khuyến khích con bạn uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm hay nước ép hoa quả. Chất lỏng có tác dụng làm dịu cổ họng, loại bỏ các tác nhân gây kích thích, đào thải độc tố, làm loãng đờm nhầy, qua đó tạo điều kiện cho bệnh viêm họng cấp ở trẻ em nhanh được chữa khỏi.

Tìm Hiểu Thêm: Top 7 Thuốc Siro Trị Viêm Họng Cho Bé Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết

Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?

Khi trẻ bị viêm họng, mẹ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng có lợi, giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu cho bé một cách tự nhiên. Bao gồm:

1. Chống viêm họng với các loại cá béo

Cá béo là tên gọi chung dùng để chỉ các loại cá chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá trích, cá ngừ tươi… Nguồn omega 3 phong phú được tìm thấy trong các loại cá này chính là một chất kháng viêm tự nhiên, an toàn cho cơ thể bé. Chất này giúp ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc họng mà không gây hiện tượng khó tiêu, đầy bụng như các loại chất béo không lành mạnh.

Bên cạnh đó, cá béo cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho thực đơn ăn uống của trẻ bị viêm họng như:

  • Dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho đường ruột
  • Cung cấp nguồn protein dồi dào, giúp trẻ có nhiều năng lượng, bớt mệt mỏi và đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp bé tiêu hóa tốt và ăn uống ngon miệng hơn.
  • Cải thị thị lực
  • Bổ sung vitamin D giúp bé hấp thụ canxi tốt, đồng thời có giấc ngủ ngon hơn.

Một số bé có thể không thích ăn cá do vị tanh đặc trưng của chúng. Để bé bớt ngán, mẹ có thể thay thế bằng các thực phẩm khác cũng giàu omega 3 không kém. Bao gồm hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân, mì ống, bột ngũ cốc, hạt óc chó…

2. Bé bị viêm họng nên ăn gì? – Trứng

Trứng là thực phẩm hầu hết các bé đều ưa thích bởi nó khá mềm và dễ nuốt. Tuy nhiên, trứng cũng đặc biệt tốt cho trẻ đang bị viêm họng hoặc đang trong quá trình phục hồi sức khỏe sau khi bị ốm.

Ăn trứng giúp cơ thể bé được một số một lượng lớn protein dễ tiêu hóa, giúp bé tỉnh táo, có đủ năng lượng để vui chơi, học tập bình thường, đồng thời tham gia vào quá trình chữa lành các mô họng bị tổn thương. Cùng với đó, thực phẩm này còn chứa nguồn vitamin D, vitamin B12, kẽm, selen, canxi… Khi được hấp thụ, các chất này giúp củng cố hệ miễn dịch để cơ thể bé chống lại tình trạng nhiễm trùng hiệu quả hơn, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây lan đến các vùng khác trên đường hô hấp.

Một số cách chế biến trứng ngon miệng và tốt cho trẻ bị viêm họng mẹ có thể tham khảo:

  • Cháo trứng gà nấu hạt sen và cà rốt
  • Súp trứng
  • Trứng bác
  • Trứng luộc
  • Trứng cuộn
  • Canh cà chua trứng.

3. Tía tô kháng khuẩn, giảm ho đờm, khó thở, viêm đau họng

Khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ có thể thêm vào một ít lá tía tô bằm nhuyễn. Thực phẩm này chứa nhiều tinh dầu, flavonoid, axit hữu cơ, triterpene và cả omega 3. Chúng có tác dụng ức chế dị ứng, giảm hiện tượng sưng viêm, ngứa ngáy ở cổ họng của bé, đồng thời bảo vệ các mô, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng.

Trong y học cổ truyền, lá tía tô còn là vị thuốc trị viêm họng có tính ấm, giúp bổ phế, cải thiện chức năng hoạt động của Tâm, Tỳ. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng thải độc, tán phong, trừ hàn, tiêu đờm, thải độc, làm thông thoáng đường thở và giúp con yêu của bạn nhanh lành bệnh hơn.

4. Trẻ bị viêm họng nên ăn các món lỏng

Các món ăn lỏng như cháo, súp gà, nước hầm rau củ quả không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ bị viêm họng. Chúng đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe của bé vì những lý do như:

  • Dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp bé ăn được nhiều hơn mà không gây đầy bụng, buồn nôn
  • Giảm cảm giác kích thích, ma sát khi đi qua cổ họng, qua đó ngăn ngừa các cơn đau họng khó chịu cho bé.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất, bao gồm tinh bột, đường, chất xơ, chất béo và protein. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu để con bạn nhanh phục hồi sức khỏe.
  • Cung cấp nhiều chất lỏng, làm loãng đờm nhầy, giúp đường thở của bé thông thoáng hơn.
Bé Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì
Các món ăn lỏng như súp, cháo sẽ giúp trẻ dễ nuốt và không bị đau rát họng

5. Thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ viêm họng

“Trẻ bị viêm họng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?” – Nhóm thực phẩm giàu vitamin C chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho các mẹ. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, giảm phản ứng viêm, đồng thời giải nhiệt, giúp bé nhanh hạ sốt.

Vitamin C được tìm thấy nhiều nhất trong các loại hoa quả có múi như cam, quýt, chanh tươi, bưởi. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho con ăn quả kiwi, chuối, rau lá xanh, dâu tây… để bổ sung chất này.

Đọc Thêm: Gợi ý 7 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Cho Trẻ Em An Toàn Và Hiệu Quả Cao

6. Ăn yến mạch tốt cho bé bị viêm họng

Yến mạch là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các bé đang bị viêm họng. Mẹ có thể dùng thực phẩm này ở dạng bột để nấu cháo cho bé ăn nhằm bổ sung nguồn chất xơ, Zn, Mg, Ca và các chất chống oxy hóa phong phú cho cơ thể. Những dưỡng chất này có tác dụng chống viêm, giảm sưng phù niêm mạc họng, kích thích tiêu hóa, thải độc và tăng sức đề kháng cho bé. Hơn nữa, yến mạch khi được nấu chín có kết cầu khá mềm và dễ nuốt, không khiến con bạn bị đau họng.

7. Nước dừa giảm sốt do viêm họng

Trẻ bị viêm họng có biểu hiện sốt cao, nôn ói nhiều hoặc tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nên uống nước dừa. Thức uống này có tác dụng không thua kém Oresol, giúp ngăn ngừa mất nước, cân bằng các chất điện giải và giảm nhiệt cho cơ thể.

Hơn nữa, nguồn vitamin C và các khoáng tố phong phú trong nước dừa còn giúp cơ thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho con bạn.

8. Bé bị viêm họng nên ăn sữa chua

Sữa chua không chỉ có hương vị tuyệt vời, kết cấu mềm mại dễ nuốt mà còn bổ sung nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ đang bị viêm họng. Thực phẩm này được nên men tự nhiên từ sữa nên chứa nhiều lợi khuẩn, chất đạm, carbohydrate, glucid, lipid, vitamin A, B, D, canxi và chất béo lành mạnh. Chúng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ như:

  • Tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng ở trẻ bằng cách củng cố hệ miễn dịch.
  • Làm dịu niêm mạc họng, đẩy nhanh tốc độ tái tạo các mô bị viêm.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác, giảm hiện tượng chán ăn, biếng ăn thường gặp ở các bé bị viêm họng.
  • Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

9. Trẻ bị viêm họng nên ăn gì? – Các thực phẩm chứa nhiều kẽm

Kẽm là một vật liệu không thể thiếu cho quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể ức chế vi khuẩn, virus mạnh mẽ hơn. Một số nghiên cứu cũng có thấy, trẻ được bổ sung đầy đủ kẽm có thể rút ngắn đáng kể thời gian bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp.

Đặc biệt, kẽm còn tác động tích cực đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất này giúp tăng cường vị giác, giúp bé cảm nhận mùi vị của thực phẩm tốt và ăn uống ngon miệng hơn, qua đó cải thiện tình trạng biếng ăn trong những ngày bị viêm họng.

Các thực phẩm chứa nguồn kẽm phong phú mẹ nên bổ sung trong thực đơn của bé gồm:

  • Nghêu, sò, ốc
  • Rau cải
  • Rau bina
  • Thịt gia cầm
  • Ngũ cốc
  • Các loại hạt.

10. Khoai lang

Giàu beta carotene, khoai lang có tác dụng tích cực trong việc tăng khả năng miễn dịch, kích thích sản sinh nhiều tế bào bạch cầu giúp cơ thể bé chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Bên cạnh đó, loại củ này còn bổ sung nhiều vitamin C, B6, chất xơ cùng các khoáng tố quan trọng giúp hỗ trợ tiêu hóa, tạo nền tảng dinh dưỡng để bé nhanh phục hồi sức khỏe.

Với những trẻ còn đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ chỉ cần dằm nhuyễn khoai lang chín và thêm vào cháo cho bé. Tre lớn hơn có thể ăn trực tiếp củ khoai lang đã được nấu chín dưới các hình thức như hấp, nấu súp hay khoai lang nghiền đút lò…

11. Sinh tố trái cây bổ sung vitamin cho trẻ bị viêm họng

Nhiều bé rất lười ăn trái cây nhưng lại thích uống sinh tố. Các mẹ có thể xay nhuyễn một số loại quả như bơ, dâu tây, việt quật, cam… cho bé ăn để bổ sung vitamin và khoáng tố, nâng cao sức đề kháng.

Hơn nữa, sinh tố còn được xếp vào nhóm thức ăn lỏng, không khiến bé bị đau họng khi nuốt vào. Khi xay trái cây cho con, mẹ nên tránh thêm đá hoặc bỏ quá nhiều đường. Có thể thêm vào một ít sữa tươi hoặc kết hợp các loại hoa quả với nhau để kích thích vị giác của trẻ.

Trẻ Bị Viêm Họng Không Nên Ăn Gì
Các loại sinh tố và nước ép hoa quả bổ sung nguồn dưỡng chất phong phú, giúp bé nâng cao sức đề kháng và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh viêm họng

12. Củ cà rốt

Cà rốt chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “trẻ bị viêm họng nên ăn gì?”. Thực phẩm này không chỉ giúp bé cải thiện thị lực mà còn cải thiện hệ thống miễn dịch nhờ chứa nguồn vitamin A dồi dào.

Tùy theo sở thích của con mà các mẹ có thể chế biến cà rốt dưới các hình thức như:

  • Xay nhuyễn nấu cháo
  • Hầm xương
  • Nấu canh, súp
  • Ép nước…

Xem Thêm: Viêm Họng Có Ăn Được Sữa Chua Không? Và Những Lưu ý Cần Thiết

13. Mật ong kháng viêm, tăng sức đề kháng cho trẻ bị viêm họng

Mật ong vừa là thực phẩm, vừa là phương thuốc kháng viêm tự nhiên cho trẻ bị viêm họng. Thực phẩm này bổ sung đường tự nhiên, vitamin E cùng nhiều dưỡng chất quan trọng, giúp nâng cao sức đề kháng, làm dịu kích ứng ở vùng niêm mạc bị tổn thương, đồng thời ức chế phản ứng viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus.

Với những tác dụng tuyệt vời trên, mật ong đã trở thành sự lựa chọn không thể thiếu cho thực đơn ăn uống của trẻ bị viêm họng. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần lấy 1 – 2 thìa mật ong cho bé ăn trực tiếp, pha nước ấm uống hoặc thêm vào các món trà, sinh tố.

14. Bé bị viêm họng nên ăn súp lơ xanh

Súp lơ xanh đặc biệt tốt cho tiêu hóa và hệ miễn dịch. Mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của con để bé nhanh hết viêm họng.

Tương tự như các thực phẩm khác, súp lơ xanh có thể biến tấu đa dạng trong nhiều món ăn. Thực phẩm này thường được chế biến ở các hình thức luộc, xào, hấp, nấu súp thay băm nhỏ nấu cháo cho bé ăn đều được.

15. Quả dứa (thơm)

Dứa là loại trái cây giàu vitamin C và các loại enzym kích thích tiêu hóa, tăng cường chức năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, loại trái cây này còn tham gia tích cực vào việc phá vỡ liên kết của chất nhầy, làm tiêu đờm, giúp bé bớt ho và dễ thở hơn.

16. Các loại gia vị kháng viêm, giảm đau

  • Nghệ: Với nguồn curcumin dồi dào, nghệ có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa tuyệt vời. Chất này cũng giúp bảo vệ các mô và sửa chữa tổn thương ở niêm mạc họng.
  • Gừng: Giảm đau, kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu, giữ ấm đường thở.
  • Bột quế: Làm ấm cổ họng, giảm ho, tiêu đờm, giải cảm, giúp bé bớt đau rát cổ họng.
  • Tỏi: Bổ sung hoạt chất kháng sinh allicin có tác dụng ức chế vi khuẩn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh viêm họng ở trẻ.
  • Bạc hà: Loại rau gia vị này nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, làm thông mũi họng.
Trẻ Bị Viêm Họng Nên kiêng gì
Gừng là một loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên nên rất tốt cho trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc họng, làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh. Vậy trẻ bị viêm họng không nên ăn gì? Các mẹ nên cắt giảm ngay các thực phẩm sau trong thực đơn của con:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit: Chẳng hạn như xoài xanh, dấm hay cóc… Chúng có vị chua quá mức do chứa nhiều axit. Khi ăn, axit tiếp xúc với thành họng gây cảm giác bỏng rát và có thể khiến niêm mạc họng tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn cay: Thức ăn cay cũng gây ra tác động tiêu cực giống như ăn đồ chua. Ngoài ra, đồ ăn chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt hay sa tế còn gây nóng trong, làm tăng thân nhiệt và khiến cổ họng sưng đau nhiều hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn nhanh, đồ hộp là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng kém và còn chứa các chất phụ gia độc hại, không tốt cho cơ thể. Tốt nhất mẹ nên cố gắng dành thời gian tự tay chế biến đồ ăn cho con bằng các thực phẩm tươi sống để bé nhanh hết viêm họng.
  • Đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh: Chẳng hạn như gà rán, khoai tây chiên, nội tạng hay thịt mỡ động vật… Chúng gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng đờm nhầy và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục của các mô họng bị tổn thương.
  • Thức ăn chứa nhiều đường: Ăn nhiều đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt) làm đường huyết trong máu tăng cao. Điều này có thể kích hoạt phản ứng viêm bùng phát và làm chậm tốc độ lưu thông máu đến đường hô hấp. Tất cả đều góp phần khiến bệnh viêm họng của trẻ kéo dài.
  • Các thức ăn khô, cứng: Trường hợp con đang bị viêm họng, mẹ nên tránh cho bé dùng các món khô, cứng như bánh quy, bánh mì nướng, mía hay cơm cháy nếu không muốn cổ họng của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Đồ lạnh: Trẻ bị viêm họng được khuyến cáo không nên ăn kem, uống nước đá lạnh hoặc sử dụng các món lạnh khác. Chúng mang lại cảm giác giảm đau tạm thời nhưng lại dễ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, bỏng nhiệt. Hậu quả là cổ họng trở nên sưng tấy, đau rát, tiết nhiều đờm nhầy và kích thích ho nhiều hơn

Những thông tin bài viết vừa đề cập chính là câu trả lời chi tiết và chính xác cho vấn đề “trẻ bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?”. Các mẹ có thể căn cứ vào đây để xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học trong những ngày bé bị bệnh. Ngoài ra, mẹ cần chú ý vệ sinh môi trường sống cho sạch sẽ, cho bé uống nhiều nước, giữ ấm vùng cổ, mũi, ngực kết hợp dùng nước súc miệng trị viêm họng và thuốc bác sĩ kê đơn để trẻ mau hết bệnh.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Câu hỏi liên quan

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe