Nội dung chính

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa bệnh viêm họng hiệu quả, một trong những mẹo đơn giản, phổ biến được kể đến đó chính là sử dụng cây thù lù. Loại cây này thường mọc hoang ở khắp mọi nơi, vì vậy việc tìm kiếm nguyên liệu rất đơn giản, đồng thời tiết kiệm chi phí. Dưới đây là hướng dẫn 4 cách dùng cây thù lù trị viêm họng, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay.

Vì sao cây thù lù được dùng để chữa bệnh viêm họng?

Cây thù lù thuộc họ Cà – Solanaceae, có tên khoa học là Physalis angulata L, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây lồng đèn, cây tầm bóp. Cây thường mọc hoang khắp mọi nơi nhất là ở các cánh đồng, thuộc cây thân thảo có chiều cao từ 50 đến 90cm. Phần lá có màu xanh, hình bầu dục, mọc so le nhau có cuống dài.

Phần hoa có màu trắng 5 cánh, nhụy màu vàng, quả thù lù có hình tròn, bề mặt nhẵn bóng khi chín có màu vàng căng mọng, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp vỏ trông như chiếc đèn lồng. Ở thôn quê người ta hay sử dụng loại cây này để làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày hoặc làm rau cho các loài động vật như heo, bò, đặc biệt là làm nguyên liệu chữa trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp cấp, trong có bệnh viêm họng.

Cây thù lù trị viêm họng
Cây thù lù có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt nên được dùng để chữa viêm họng

Sở dĩ loài cây này được dùng để chữa bệnh viêm họng là vì một số lý do sau:

  • Trong Đông y cây thù lù có tính mát, khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt, đồng thời giải độc, tiêu đờm hiệu quả nên có thể làm giảm các triệu chứng ho, thông thoáng hầu họng, dễ thở, cổ họng dịu mát hơn.
  • Còn trong y học hiện đại, loài thực vật này có chứa nhiều các thành phần như Physagulin A-G, Alcaloid, physalin A-D, F, L-O và các chất xơ, chất béo, Vitamin C, Protein, Lưu huỳnh, Kẽm, Sắt, Photpho, Canxi, Magie, Natri…Những chất này đều rất tốt cho sức khỏe con người, nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Cây thù lù rất lành tính nên chúng ta có thể sử dụng để làm nguyên liệu hỗ trợ điều trị viêm họng tại nhà mà không lo độc hại hay gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài viêm họng, hầu hết các bộ phận trên cây thù lù đều được dùng để chữa các chứng bệnh thông thường khác như cảm mạo, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, ho có đờm, viêm phế quản, tay chân miệng, nhọt vú, đinh độc, tiểu đường.

Đừng Bỏ Lỡ: 7 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Họng Hiệu Quả Cho Người Bệnh Tại Nhà

4 Bài thuốc sử dụng cây thù lù trị viêm họng hiệu quả

Sử dụng cây thù lù chữa bệnh viêm họng không chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả mà còn an toàn, lành tính. Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian tìm kiếm nguyên liệu xung quanh nhà là bạn đã có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả mà không mất chi phí điều trị.

Cây thù lù trị viêm họng
Sử dụng các thành phần trên cây thù lù sắc nước uống giúp giảm đau họng hiệu quả

Bốn bài thuốc chữa bệnh viêm họng bằng cây thù lù mọi người có thể tham khảo đó là:

Bài thuốc 1:

Khi bị viêm họng, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho nhiều, sốt, yết hầu bị sưng đau, nôn ói chúng ta nên áp dụng bài thuốc sau.

Lấy khoảng 20 đến 40 gam cây thù lù phơi khô, rửa sạch với nước cho vào ấm sắc thuốc, thêm vào đó một lượng nước vừa đủ nấu sôi khoảng 10 phút. Dùng nước này uống ngay khi còn ấm nóng, phần thuốc sắc nên chia ra uống 3 cử mỗi ngày. Kiên trì trong vài ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh viêm họng thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc 2:

Phần hoa và cành đem rửa sạch sắc lấy nước, còn phần lá cây giã nhuyễn ép lấy phần nước cốt. Dùng hai phần nước này trộn đều với nhau, chia ra uống 3 lần trong ngày. Cần thực hiện ít nhất 3 ngày thì mới thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc 3:

Trường hợp bệnh viêm họng khiến bệnh nhân ho nhiều, đờm đặc quánh cổ họng thì áp dụng bài thuốc sau: Lấy 30 – 40 gam quả thù lù tươi rửa sạch, cho vào nồi, thêm vào đó 250ml nước sạch, đun sôi nước trong khoảng 2 phút thì chắt lấy nước cốt uống khi ngay còn nóng. Mỗi ngày nên thực hiện hai lần đều đặn để có hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 4:

Ngoài việc sử dụng cành lá khô, mọi người cũng có thể dùng cây thù lù tươi để chữa bệnh. Lấy khoảng 50 – 100 gam cây thù tươi rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn cho vào nồi, thêm vào đó khoảng 500ml nước sạch. Bắc nồi lên bếp cho sôi khoảng 3 phút, tắt bếp để nguội bớt và dùng ngay. Phần nước sắc thuốc nên chia đều uống 2 lần trong ngày, thực hiện liên tục vài ngày thì mới có hiệu quả.

Tham Khảo Ngay: Bị Viêm Họng Nên Ăn Trái Cây Gì? Và Những Loại Trái Cây Cần Tránh Cho Người Bệnh

Một số lưu ý khi dùng cây thù lù trị viêm họng

Cách chữa viêm họng bằng cây thù lù rất đơn giản, chỉ cần sắc thuốc uống mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cây thù lù chữa viêm họng mọi người cần lưu ý một số vấn đề cơ bản dưới đây để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.

Cây thù lù trị viêm họng
Cần kiên trì áp dụng mẹo chữa viêm họng bằng cây thù lù thì mới đem lại hiệu quả cao
  • Bài thuốc chữa viêm họng bằng cây thù lù chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, còn nếu bệnh tiến triển nặng cần thăm khám và điều trị gấp không nên chủ quan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Với những đối tượng như trẻ em, bà bầu bị viêm họng nếu muốn áp dụng mẹo dân gian này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm họng hoặc các TPCN hỗ trợ khác như nước súc miệng trị viêm họng, thuốc xịt viêm họng, kẹo ngậm đau họng thì người bệnh cần lưu ý việc dùng cây thù lù, vì có thể gây tương tác thuốc hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Khi sử dụng nguyên liệu thù lù tươi chữa viêm họng, mọi người cần chú ý rửa sạch bụi bẩn, nên ngâm nước muối loãng để loại bỏ các độc tố, vi khuẩn bám trên lá gây nguy hiểm.
  • Cây thù lù thường mọc hoang, có đặc điểm hình thái bên ngoài khá giống với cây lu lu đực, vì vậy cần lưu ý để tránh bị nhầm lẫn. Bởi vì trong cây lu lu đực có chứa độc tố Solanin có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.
  • Trong quá trình sử dụng cây thù lù trị viêm họng nếu như cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy ngoài da, phát ban toàn thân, mệt mỏi, lờ đờ, khó chịu trong người thì cần dừng ngay và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
  • Song song với việc áp dụng các cách trị đau họng tại nhà thì người bệnh cũng nên chủ động thực hiện tốt chế độ ăn uống (ăn chín uống sôi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm mềm dễ nuốt, kiêng rượu bia, đồ ăn lạnh), chế độ sinh hoạt (nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức), vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng, súc họng bằng nước muối)…thì bệnh mới nhanh khỏi.

Trên đây là chia sẻ 4 bài thuốc sử dụng cây thù lù trị viêm họng đơn giản tại nhà mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay. Mọi người cũng nên nắm rõ mẹo dân gian chữa viêm họng mang lại hiệu quả cao hay thấp, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh nặng nhẹ của bệnh nhân. Tốt nhất, ngoài việc áp dụng mẹo chữa bệnh tại nhà, người bệnh nên chủ động thăm khám để có hướng điều trị triệt để càng sớm càng tốt.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa