Viêm Lưỡi Gà Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Và Giải Pháp Chữa Trị
Viêm lưỡi gà là bệnh lý không phổ biến nên rất ít người biết đến. Đây là hiện tượng sưng viêm tại phần mô mềm ở cuối vùng họng. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày khởi phát mà không cần tiến hành điều trị chuyên khoa. Nhưng với những trường hợp nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, tránh các rủi ro không mong muốn.
Viêm lưỡi gà là gì? Dấu hiệu nhận biết
Lưỡi gà là một phần của vòm họng mềm, chính là phần mô thịt nằm ở cuối miệng và ngay bên trên vòm họng. Chức năng của lưỡi gà là đóng kín đường thở mỗi khi bạn nuốt thức ăn, giúp đẩy thức ăn về phía cổ họng và tham gia vào bộ máy phát âm của cơ thể.
Viêm lưỡi gà là hiện tượng lưỡi gà bị viêm sưng hoặc xuất hiện vết loét, khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện động tác nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần và để lai sẹo. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng do viêm kéo dài, gây khó khăn khi ăn uống và thở.
Khi tình trạng viêm khởi phát, lưỡi gà sẽ bị sưng đỏ và phình to hơn bình thường. Lúc này, bệnh sẽ có đầy đủ những biểu hiện của bệnh viêm họng kèm theo biểu hiện đặc trưng tại lưỡi gà. Các triệu chứng đó là:
- Bề mặt lưỡi gà có vết loét nông với kích thước từ 0.2 – 1cm.
- Cảm giác ngứa ngáy và nóng rát bên trong cổ họng rất khó chịu.
- Khó nuốt khi nói chuyện hoặc ăn uống, dễ bị nghẹn khi ăn uống
- Sưng amidan và xuất hiện các đốm nhỏ bên trong cổ họng
- Lưỡi bị đau rát và sưng, tiết nhiều nước bọt
- Khó thở và ngủ ngáy
- Có thể nôn ra máu và sốt
Chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm những vẫn gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ như khả năng ăn uống suy giảm, lười ăn và chán ăn, gầy sút cân, suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch,… Ngay khi thấy cơ thể có các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh lý, giúp loại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi gà
Viêm lưỡi gà là bệnh lý khá hiếm gặp, dễ khởi phát ở trẻ em và những người có sức đề kháng suy yếu. Bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là:
- Nhiễm trùng: Mắc bệnh lý nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây kích thích đến lưỡi gà và tạo cơ hội cho bệnh viêm lưỡi gà khởi phát. Các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp dễ gây viêm lưỡi gà là cảm lạnh, cảm cúm, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, vọng họng liên cầu khuẩn, viêm amidan ở mức độ nghiêm trọng, mắc bệnh lây qua đường tình dục,…
- Chấn thương: Bệnh viêm lưỡi gà cũng có thể khởi phát do bạn gặp phải một vấn đề sức khỏe hoặc sau khi thực hiện một vài thủ thuật y khoa nào đó. Ví dụ như đặt ống khí quản khi phẫu thuật, cắt amidan,… Với những người bị nôn ói thường xuyên hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản cũng rất dễ gây kích thích đến lưỡi gà và tạo cơ hội cho bệnh lý này khởi phát.
- Di truyền: Phù mạch di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng viêm lưỡi gà. Tuy nhiên, đây là bệnh lý khá hiếm gặp với tỷ lệ khởi phát bệnh chỉ khoảng 1/10.000 – 1/50.000 người. Lưỡi gà lớn bất thường cũng là dạng di truyền khá hiếm gặp, gây khó khăn khi hô hấp và có thể làm phẫu thuật khi cần thiết.
- Nguyên nhân khác: Bệnh viêm lưỡi gà cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ một số nguyên nhân khác như tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng, tác dụng phụ của thuốc Tây y, tiếp xúc với hóa chất, ngủ ngáy, cơ thể bị mất nước, …
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng
- Thói quen hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu
- Hít quá nhiều khí độc hại
- Tiếp xúc với hóa chất và tác nhân gây kích thích khác
- Hệ miễn dịch bị suy yếu
- Tiền sử phẫu thuật
Cách chẩn đoán viêm lưỡi gà
Sốt và sưng đau cổ họng là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh viêm lưỡi gà rất dễ khởi phát. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Khi thăm khám chuyên khoa, bạn cần báo cho bác sĩ biết về những thông tin quan trọng như các loại thuốc đã sử dụng, thói quen hút thuốc lá của bản thân, các loại thực phẩm đã sử dụng, các loại hóa chất đã tiếp xúc và các triệu chứng mà bản thân đang mắc phải.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng mũi và họng để tìm ra nguyên nhân gây sưng họng. Đó có thể là cúm, vi khuẩn, nấm,…. Ở một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu để loại trừ các tác nhân gây truyền nhiễm khác.
Với những trường hợp không thể xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến chuyên khoa dị ứng để làm xét nghiệm máu và da để tìm ra tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị bệnh viêm lưỡi gà
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm lưỡi gà là bệnh lý không quá nghiêm trọng, đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều do nhiễm trùng và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng. Cụ thể là:
- Ngậm đá bào, kem hoặc trái cây ướp lạnh để làm mát vùng cổ họng.
- Sức miệng bằng nước muối pha loãng giúp làm dịu kích ứng ở vùng cổ họng
- Uống nước trà mật ong ấm từ 2 – 3 lần/ngày giúp giảm nhiễm trùng, ho và viêm họng
- Ngủ đủ giấc giúp cơ thể có thời gian phục hồi.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp giảm đau rát cổ họng, nên chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày.
Ở một số trường hợp, bạn vẫn phải tiến hành điều trị y tế. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có thể lên phác đồ điều trị cho phù hợp.
+ Trường hợp nhiễm trùng: Nếu bệnh khởi phát do nhiễm virus, tình trạng viêm sẽ tự phục hồi mà không cần điều trị chuyên khoa. Nhưng với những trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển. Các loại kháng sinh thường dùng là Penicillin, Beta lactam, Macrolides, Cephalosporin,…
+ Trường hợp dị ứng: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc kháng histamine hoặc steroid giúp cải thiện tình trạng sưng viêm tại niêm mạc họng và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Với trường hợp sốc phản vệ do dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc epinephrine để điều trị tình trạng sốc.
+ Trường hợp bị phù mạch do di truyền: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng các loại thuốc như thuốc ức chế C1 esterase, thuốc ức chế kallikrein huyết tương, chất đối kháng thụ thể bradykinin, androgen,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lưỡi gà
Bệnh viêm lưỡi gà khởi phát sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh thông qua các biện pháp đơn giản bên dưới đây:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, thường xuyên súc họng bằng nước muối giúp loại bỏ tác nhân gây hại tồn tại bên trong vòm họng.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý về đường hô hấp, tránh đến những nơi bị ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay sạch sẽ sau khi ra đường về, giữ ấm vùng họng khi trời lạnh,…
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đồ ăn cay nóng, đồ ăn tái sống, thực phẩm lên men,… Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, cung cấp vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh tật.
- Xây dựng lối sống tích cực như tập luyện thể dục thể thao, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress kéo dài, giữ cho môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí,…
Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm lưỡi gà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Viêm lưỡi gà là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan trong việc xử lý, tránh để bệnh diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!