Nội dung chính

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ kéo dài nhiều ngày khiến các bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng. Để nắm rõ được vấn đề trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nguy hiểm không? Khi nào nên nhập viện thăm khám? Đâu là hướng điều trị bệnh hiệu quả? Xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết, viêm họng cấp là một trong những chứng bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu. Theo số liệu thống kê, có khoảng 30% trẻ em mắc bệnh trong tổng số những người bị viêm họng. Nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc phải căn bệnh này là do môi trường sống bị ô nhiễm, nhiễm virus, vi khuẩn.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nguy hiểm không
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nếu không được can thiệp đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi bị viêm họng, trẻ nhỏ thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Cổ họng bị đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu khiến trẻ thường xuyên ho, có thể ho khan hoặc ho kèm theo đờm.
  • Khi kiểm tra sẽ thấy niêm mạc họng của trẻ sưng đỏ, có nhiều trường hợp nổi hạch hai bên góc hàm.
  • Trẻ sốt cao từ 38 – 40 độ, người nóng, mắt đỏ, đặc biệt triệu chứng sốt có thể kéo dài 3, 4 ngày liên tục.
  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc.
  • Nghẹt mũi khó thở kèm theo triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn ói nhiều sau khi ăn, đi ngoài ra phân lỏng.
  • Thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, đi ngoài nên cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng mang tính chất không quá nguy hiểm, các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng vài ngày điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu như chẩn đoán sai và chữa trị không đúng cách khiến bệnh kéo dài chuyển sang thể mãn tính rất khó điều trị.

Đồng thời với triệu chứng sốt cao kéo dài có thể khiến trẻ bị co giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ về sau. Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm họng sốt cao không được điều trị có thể gặp phải như viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm hạch mủ, nhiễm khuẩn huyết. Nếu gặp những biến chứng này không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con trẻ mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tham Khảo Ngay: 7 Loại Thuốc Siro Trị Viêm Họng Cho Bé An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Trẻ bị viêm họng khi nào cần thăm khám?

Như đã chia sẻ, bệnh viêm họng sẽ thuyên giảm các triệu chứng và khỏi bệnh sau khoảng một tuần điều trị đúng cách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp để bệnh tiến triển nặng, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu như trẻ không may bị viêm họng, điều trị tại nhà sau hai ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, đồng thời kèm theo những triệu chứng sau đây thì cần cho trẻ thăm khám ngay, cụ thể:

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày kèm theo triệu chứng co giật, thở gấp cần thăm khám ngay
  • Sốt cao liên tục, kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm và có dấu hiệu co giật từng cơn.
  • Khi áp dụng những phương pháp như sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ không kê đơn, chườm ấm, lau nách bẹn cho trẻ nhưng vẫn không thể giảm cơn sốt.
  • Ho nhiều, ho kéo dài thành từng cơn với những biểu hiện như thở gấp, thở nhanh, khó thở, mệt mỏi.
  • Nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn bình thường, xuất hiện dấu hiệu lồng ngực bị co rút.
  • Trẻ biếng ăn, không chịu ăn uống, ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, cứng bụng, nôn ói liên tục.
  • Rối loạn tiêu hóa như đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày khiến trẻ kiệt sức.
  • Cổ họng đỏ, sưng tấy, nổi hạch hai bên góc hàm kèm theo dấu hiệu đau nhức mũi, chảy mũ trong tai.

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng điển hình nói trên, chắc chắn tình trạng bệnh của con đã tiến triển nặng nề, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh để gây ra những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả cho trẻ

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, do đó khi bị bệnh viêm họng thường được khuyến khích chữa trị theo phương pháp dân gian để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, để các triệu chứng biến mất triệt để, bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, khoa học. Điều trị viêm họng cho trẻ thường được thực hiện theo hai hướng cơ bản sau:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị bệnh viêm họng cho trẻ bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh Rovamycin trong trường hợp nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn. Có thể dùng để uống, khí dung, xông họng cho trẻ.
  • Nhóm thuốc đường uống Benzylpenicilin như Augmentin, Amoxicillin giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, hiệu quả.
  • Súc họng bằng các loại dung dịch kiềm, nước muối sinh lý thường được kê theo đơn thuốc.
  • Trường hợp sốt cao trên 38.5 độ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt như Paracetamol, Efferalgan, nếu sau 6 giờ không hạ sốt sẽ cho uống tiếp.
  • Nếu trẻ có triệu chứng ho nhiều, ho liên tục sẽ uống thêm các loại thuốc giảm ho như Siro phenergan, Atussin, ho bổ phế.
  • Thuốc tan đờm và giúp giảm phù nề, chống viêm nhiễm như Mucosoval, Alpha-chymotrypsin…
  • Trường hợp ngứa rát cổ họng khó chịu có thể sử dụng thêm các loại viên ngậm như Lysopaiin, xịt họng như Locatiotal.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị viêm họng cho trẻ, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn cũng như chỉ định đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không nên tự ý thay đổi thêm bớt thuốc nếu như thấy trẻ có dấu hiệu giảm bớt hoặc nếu như thấy con trẻ có những triệu chứng sốc thuốc, gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn thì nên báo cho bác sĩ điều trị ngay.

Đọc Thêm: Top 5 Các Loại Thuốc Trị Viêm Họng An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Người Bệnh Cần Biết

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Trường hợp trẻ sốt cao do vi khuẩn, virus gây ra bác sĩ sẽ chỉ định cho uống kháng sinh điều trị

Điều trị viêm họng tại nhà cho trẻ

Ngoài việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì việc chăm sóc trẻ tại nhà là một vấn đề rất quan trọng. Cha mẹ nên áp dụng những phương pháp giảm đau, hạ sốt, cải thiện triệu chứng bệnh cho trẻ bằng những cách đơn giản sau:

  • Phủ khăn ấm lên trán cho con, lau mát cho trẻ ở những vị trí như nách, bẹn để giúp làm giãn nở các mạch máu, nhanh chóng hạ sốt, làm mát cơ thể.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, không nên cho trẻ nằm máy lạnh, nên đặt cho con nằm ở những nơi thoáng khí, mát mẻ, nhưng không có gió lùa.
  • Bổ sung nhiều nước cho trẻ, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm khô cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các loại nước ngọt, nước đá để tránh làm cho niêm mạc họng thêm phần tổn thương.
  • Nếu cơ thể mệt mỏi, bị mất nước thì nên bổ sung thêm chất điện giải và dùng dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ho nhiều nên bôi dầu vào những vị trí như rốn, gan bàn chân, gáy cho trẻ trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và xịt họng cho trẻ để giúp loại bỏ đờm, dịch nhầy và bụi bẩn ra ngoài, làm giảm các triệu chứng bệnh.

Xem thêm: 5 Cách Chữa Viêm Họng Mủ Trắng Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Đừng Bỏ Qua

Phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng của trẻ bị tổn thương, những triệu chứng này thường xảy ra khi sức đề kháng trẻ suy yếu, thời tiết giao mùa hoặc thời điểm mùa lạnh. Ngoài ra, căn bệnh này có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con trẻ. Do đó, cha mẹ nên hỗ trợ và phòng ngừa bệnh cho con bằng việc thực hiện tốt những điều sau:

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả
  • Tiêm phòng vacxin cho trẻ, đặc biệt là những mũi tiêm liên quan đến các bệnh đường hô hấp như lao, phế quản, ho gà, bạch hầu…
  • Nên rửa mũi và súc họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp loại bỏ vi khuẩn độc hại.
  • Không nên cho trẻ mút tay, ngoáy mũi và hỉ mũi liên tục, quá mạnh sẽ khiến cho niêm mạc mũi viêm nhiễm gây ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm họng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là đôi bàn tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và đi ngoài đường về.
  • Bịt khẩu trang cho trẻ khi ra đường và đến những nơi có nhiều khói bụi.
  • Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, nên để nhiệt độ ngủ vừa phải không quá lạnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là các loại nước ép hoa quả tươi, rau xanh để tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất cho trẻ, hạn chế ăn uống đồ lạnh, đồ cứng, nước ngọt chứa chất kích thích.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con ra ngoài dạo chơi thường xuyên, tham gia các trò chơi bổ ích ngoài trời.

Trên đây là giải đáp thắc mắc trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nguy hiểm không? Trẻ sốt mấy này thì nên cho đi viện thăm khám? Những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách xử trí khi không may con mình mắc bệnh. Tốt nhất ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi thì cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ thăm khám ngay.

Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe