Nội dung chính

Dùng rau tần dày điều trị viêm họng mang lại hiệu quả kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục sinh sôi gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải áp dụng đúng cách và đúng liều lượng để có thể mang lại hiệu quả tốt và tránh các tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

Lá tần dày được sử dụng phổ biến trong các mẹo điều trị bệnh dân gian
Lá tần dày được sử dụng phổ biến trong các mẹo điều trị bệnh dân gian

Có nên dùng rau tần dày trị viêm họng?

Rau tần dày có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus. Ở nước ta, loại thảo dược này còn được gọi với nhiều cái tên khác như rau thơm lông, dương tửu tô, húng chanh,… Rau tần dày thuộc nhóm cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 20 – 25cm, chúng mọc ở rất nhiều nơi trên thế giới như Đông Phi, Nam Phi, Việt Nam,… Rau tần dày có mùi thơm rất dễ chịu, nhiều người dân Việt Nam thường trồng quanh nhà để làm thực phẩm và khử mùi tanh của cá. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, rau tần dày thuộc nhóm dược liệu tính ấm với các tác dụng như sát khuẩn, giải độc, tiêu đờm, trừ phong hàn,… Từ lâu, ông bà xưa đã tận dụng loại thảo dược này để cải thiện các vấn đề thường gặp tại đường hô hấp như ho, viêm họng, giải cảm, hen suyễn, nôn ra máu, hạ sốt, chữa tắc tiếng, ngừa hôi miệng,…

Nghiên cứu khoa học tiến hành trên rau tần dày cho thấy, loại thảo dược này chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng dược tính như acid ascorbic, hợp chất Phenolic, codeine, omega-6, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Khi các hoạt chất này được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp.

Với những thông tin trên thì ta thấy được, rau tần dày hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm họng tại nhà giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thảo dược này chỉ thích hợp sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, khi bệnh đã chuyển biến nặng thì việc điều trị bằng rau tần dày sẽ không mang lại hiệu quả tích cực.

Cách điều trị viêm họng bằng rau tần dày

Điều trị viêm họng bằng lá tần dày có rất nhiều cách khác nhau, người bệnh cần dựa vào các biểu hiệu của bệnh để lựa chọn bài thuốc điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các bài thuốc được áp dụng phổ biến và nhận được phản hồi tích cực từ nhiều người bệnh bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc từ lá tần dày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng
Bài thuốc từ lá tần dày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng

1. Ngậm lá tần dày trị viêm họng

  • Chuẩn bị từ 2 – 3 lá tần dày và một ít muối hạt
  • Lá tần dày đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho lá tần dày vào miệng cùng với một ít muối hạt, nhai nhuyễn rồi ngậm hỗn hợp trong miệng. Sau đó, tiến hành nuốt từ từ để nước cốt tần dày có thể thấm vào niêm mạc họng.

2. Trị viêm họng kèm theo ho có đờm

  • Ở bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 15 lá tần dày, 4 quả quất và ít đường phèn
  • Lá tần dày đem rửa sạch sẽ rồi để ráo nước, quất rửa sạch rồi cắt đôi.
  • Cho lá tần dày và quả quất vào bát rồi thêm đường phèn vào, đem hấp cách thủy trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút là được.
  • Tắt bếp rồi để nguội, chắt lấy lượng nước thu được rồi chia thành 3 lần để dùng trong ngày. Phần bã đem ngậm trong họng rồi nuốt từ từ.

3. Chữa viêm họng gây khàn tiếng

  • Chuẩn bị 5 lá tần dày và 15 gram đường phèn
  • Lá tần dày đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sát khuẩn rồi giã nát.
  • Cho đường phèn vào hỗn hợp trên cùng với 10ml nước sôi, dùng thìa khuấy đều cho tan hết.
  • Chắt lấy phần nước, chia thành 3 phần sử dụng để uống hết trong ngày.

4. Chữa viêm họng gây sốt và đau đầu

  • Chuẩn bị khoảng 15 gram lá tần dày, 8 gram lá tía tô tươi, 5 gram bạc hà và vài lát gừng tươi.
  • Đem toàn bộ số dược liệu trên đi rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 2 bát nước sạch.
  • Bắc ấm lên bếp, sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước sắc thành 2 phần để dùng trong ngày, nên uống khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.
Dùng kết hợp với các dược liệu khác để cải thiện triệu chứng đi kèm
Dùng lá tần dày kết hợp với các dược liệu khác để cải thiện triệu chứng đi kèm

5. Chữa viêm họng gây đắng miệng

  • Chuẩn bị khoảng 30 gram lá tần dày và một ít rượu trắng
  • Tần dày đem sơ chế sạch sẽ, dùng dao băm nhỏ rồi đem trộn cùng với rượu trắng.
  • Đậy kín nắp hỗn hợp trên trong khoảng 1 tiếng rồi chia thành 3 phần, sử dụng để uống hết trong ngày.

6. Dùng kết hợp lá tần dày với lòng đỏ trứng

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 40 gram lá tần dày và 1 – 2 quả trứng gà.
  • Rau tần dày đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám quanh, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào bát.
  • Trứng gà đem tách lấy phần lòng đỏ, cho vào lá tần rồi dùng đũa trộn đều lên.
  • Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút, để cho nguội rồi ăn.
  • Người lớn nên sử dụng vào mỗi buổi trưa và tối, trẻ em nên chia thành nhiều phần để dùng trong ngày.

7. Xông hơi lá tần dày

  • Chuẩn bị khoảng 50 gram lá tần dày, đem đi rửa sạch rồi thái sợi nhỏ.
  • Cho lá tần dày thái sợi vào bát rồi đổ rượu trắng vào cho ngập mặt lá, trộn đều lên rồi đậy kín nắp lại.
  • Cho nước vào nồi đun sôi, tiếp tục cho hỗn hợp trên vào đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Đem nồi nước trên đi xông họng trong khoảng 10 phút, áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Lưu ý khi trị viêm họng bằng rau tần dày

Lá tần dày được rất nhiều người tận dụng để điều trị bệnh viêm họng và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, người bệnh không nên áp dụng bừa bãi để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số điều bạn cần phải lưu ý khi điều trị bệnh viêm họng bằng lá tần dày là:

Bài thuốc trị viêm họng từ lá tần dày có độ an toàn và lành tính cao
Bài thuốc trị viêm họng từ lá tần dày có độ an toàn và lành tính cao
  • Lá tần dày có rất nhiều lông, có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm. Cần vệ sinh lá tần dày sạch sẽ trước khi bào chế thành thuốc trị bệnh, tránh để vi khuẩn còn tồn tại trên lá xâm nhập vào bên trong vòm họng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Không sử dụng lá tần dày điều trị viêm họng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người bị dị ứng mẫn cảm với loại thảo dược này. Nếu có phản ứng bất thường sau khi dùng lá tần dày điều trị bệnh, cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Sử dụng lá tần dày điều trị bệnh với liều lượng vừa phải, tuyệt đối không được lạm dụng trong thời gian dài để tránh gây hại đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
  • Bài thuốc từ lá tần dày chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng lá tần dày điều trị bệnh kết hợp với thuốc Tây y khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Nên loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu dễ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh và đồ ăn khô cứng, hút thuốc lá, uống rượu bia,… Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước, tăng cường tập luyện thể dục thể thao,… giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm không khí, giữ cho không gian sống sạch sẽ và thoáng đãng,…

Bài viết trên đây là hướng dẫn điều trị bệnh viêm họng bằng lá tần dày bạn có thể tham khảo. Khi bệnh viêm họng mới khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các bài thuốc trên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Nhưng nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt sau thời gian dài điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Tình trạng viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Đây là thông tin được rất nhiều người bệnh băn khoăn đặt ra khi không may bản thân mắc viêm amidan. Theo các chuyên gia,...

Xem chi tiết

Nước đá mang đến cảm giác mát lạnh cho cổ họng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên người bị viêm xoang uống nước đá được không, nên uống những gì? Bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Bị viêm xoang có nên nằm điều hòa, máy lạnh không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là thiết bị làm mát không thể thiếu với những quốc gia có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa