Viêm Xoang Gây Nghẹt Mũi, Khó Thở Và Cách Chữa Hiệu Quả
Viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở là một tình trạng thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân. Tình trạng này xảy ra khi viêm nhiễm gây sưng và bít tắc lỗ thông xoang, dịch hô hấp ứ đọng bên trong dẫn đến đau nhức và nghẹt mũi. Những trường hợp ứ đọng dịch mủ đặc sẽ có cảm giác khó thở.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm và sưng mô lót bên trong xoang – những khoảng trống trong xương giữa hai mắt, trên trán và sau xương gò má. Các xoang khỏe mạnh chứa đầy không khí. Chúng tạo ra chất nhầy, giúp giữ ẩm trong mũi, chống lại vi khuẩn, bụi và các chất gây dị ứng.
Khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc cảm cúm, mô lót bắt đầu kích ứng và sưng lên. Điều này gây tắc nghẽn, ứ đọng nhiều chất lỏng bên trong mũi xoang, tạo điều kiện cho vi trùng phát triển và gây viêm nhiễm.
Một số tình trạng khác có thể gây tắc nghẽn trong xoang gồm:
- Polyp mũi (tăng trưởng lành tính trong niêm mạc mũi)
- Lệch vách ngăn.
Những triệu chứng thường gặp của viêm xoang:
- Đau quanh xoang bị nhiễm trùng (đau đầu, đau mặt, đau trong hốc mắt, đau vùng thái dương và mũi…)
- Có cảm giác nặng ở mặt
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi và khó thở
- Chảy nước mũi sau
- Dịch mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh
- Hôi miệng
Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Gây Đau Nhức Hốc Mắt: Triệu Chứng Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị
Vì sao viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở?
Nghẹt mũi và khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm xoang. Viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở khi niêm mạc sưng tấy, dịch tiết nhiều và ứ đọng trong hốc xoang. Điều này làm tăng áp lực lên những vùng xung quanh, cản trở lưu thông không khí dẫn đến nghẹt mũi và khó thở.
Mặt khác, nhiễm trùng khiến dịch mũi đặc quánh, làm tắc đường thở. Điều này gây ra tình trạng khó thở, người bệnh thường xuyên xì mũi hoặc dùng thuốc thông mũi để cải thiện.
Viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở có nguy hiểm không?
Viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở thường không quá nghiêm trọng và không nguy hiểm. Tình trạng này chủ yếu khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hít thở bằng mũi.
Tuy nhiên nếu nghẹt mũi khó thở kéo dài, người bệnh có thể gặp những biến chứng sau:
- Viêm xoang mãn tính
- Thở bằng miệng kéo dài khiến cơ thể thu được ít oxy, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng, biến dạng ngực
- Thiếu oxy mãn tính
- Ngưng thở khi ngủ
- Ngủ ngáy
- Chảy nước dãi
- Khô miệng kèm theo hôi miệng và sâu răng.
Điều trị viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở
Dùng thuốc chữa viêm xoang và nghẹt mũi có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng, hạn chế nghẹt mũi và khó thở. Tình trạng này cũng có thể thuyên giảm nhanh chóng khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
1. Điều trị y tế
Hầu hết các trường hợp viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở đều có đáp ứng tốt với thuốc. Những loại thuốc thường được chỉ định gồm:
- Thuốc kháng sinh: Điều trị viêm xoang do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Thông thường thuốc kháng sinh phổ rộng sẽ được sử dụng để loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu điều trị không hiệu quả, bệnh nhân được nuôi cấy vi khuẩn và sử dụng một đợt kháng sinh phù hợp hơn.
- Thuốc chống nấm: Thuốc chống nấm được chỉ định cho người bị viêm xoang do nấm. Thuốc này giúp loại bỏ các loại nấm gây bệnh.
- Thuốc thông mũi: Để điều trị viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở, bệnh nhân được dùng thuốc thông mũi dạng uống hoặc tại chỗ. Thuốc này thường chứa thành phần kháng histamin, giúp hạn chế nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Thuốc thông mũi thường chỉ được dùng tối đa từ 3 – 5 ngày để tránh làm tăng tắc nghẽn.
- Thuốc xịt mũi steroid theo toa: Thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi chứa corticosteroid thường được sử dụng để điều trị viêm xoang. Thuốc có tác dụng trị viêm, giảm sưng niêm mạc mũi xoang. Từ đó giúp giảm đau, giảm nghẹt mũi và các triệu chứng khác của viêm xoang.
- Thuốc kháng histamine: Dị ứng làm tăng mức độ viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở. Để điều trị, người bệnh được dùng thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc uống. Thuốc này giúp giảm các phản ứng dị ứng của cơ thể, hạn chế nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi và nhiều triệu chứng khác.
- Corticosteroid đường uống hoặc tiêm: Thuốc này được sử dụng để giảm viêm cho những bệnh nhân bị viêm xoang nặng hoặc có polyp mũi. Thuốc giúp giảm nhanh tình trạng viêm và các triệu chứng liên quan.
- Tiêm Dupilumab hoặc Omalizumab: Đây là những thuốc đặc trị polyp mũi và viêm xoang mãn tính. Thuốc có tác dụng làm giảm kích thước của polyp mũi và giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi.
Nếu có dấu hiệu kháng thuốc hoặc điều trị, bệnh nhân có thể được phẫu thuật nội soi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm xoang và tắc nghẽn, phẫu thuật có thể bao gồm việc loại bỏ các mô nhiễm trùng hoặc nạo polyp gây tắc nghẽn mũi.
ĐỌC NGAY: TOP 10 Thuốc Nhỏ Mũi Trị Viêm Xoang Được Người Bệnh Ưa Dùng
2. Điều trị tại nhà
Nhiều biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm tình trạng viêm xoang gây nghẹt mũi và khó thở. Những biện pháp hữu hiệu nhất gồm:
- Dùng máy tạo độ ẩm
Khi thời tiết khô hanh, hãy tăng độ ẩm cho không khí bằng cách dùng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm. Điều này giúp làm dịu các mô bị kích thích, giảm sưng mạch máu trong mũi và xoang.
Ngoài ra việc tăng độ ẩm cho không khí còn giúp làm loãng chất nhầy trong xoang, giảm nghẹt mũi và khó thở do bệnh viêm xoang gây ra. Lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Xông mũi
Xông mũi với nước nóng có thể giúp thông mũi xoang, giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang. Biện pháp này giúp làm dịu các mô bị kích thích, làm loãng dịch nhầy và thông mũi.
Có thể thêm vài giọt tinh dầu thiên nhiên khi xông mũi để tăng hiệu quả và thư giãn, chẳng hạn như tinh dầu khuynh điệp, tinh dầu oải hương…
Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn bị 1 thau nước nóng, có thể thêm vài giọt tinh dầu. Trùm khăn lên đầu, hướng mặt về hướng hơi nước đang bốc lên, hít thở đều và sâu. Thực hiện từ 5 – 10 phút.
Tham khảo thêm: Top 12 Cây Thuốc Xông Trị Viêm Xoang Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện
- Rửa mũi bằng nước muối
Rửa sạch đường mũi bằng nước muối sinh lý và bình neti để làm lỏng chất nhầy đặc, loại bỏ dịch nhầy ứ động, vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Điều này giúp làm sạch và thông thoáng mũi xoang.
Nước muối sinh lý còn có tác dụng giảm đau, làm dịu mô kích thích và chống viêm nhiễm. Nhờ vậy mà việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.
Hướng dẫn thực hiện: Đổ đầy dung dịch nước muối sinh lý bằng bình neti. Nghiêng đầu ngang với trán và cằm. Đưa vòi của bình neti vào lỗ mũi trên trong khi mở miệng, bơm nước muối để chất lỏng chảy qua lỗ mũi dưới. Lặp lại với bên còn lại.
- Tắm nước ấm
Hãy thường xuyên tắm nước ấm với vòi hoa sen nếu bị viêm xoang gây nghẹt mũi và khó thở. Trong khi tắm, việc hít hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng chất nhầy, tạo điều kiện cho chất nhầy thoát ra ngoài dễ dàng. Từ đó giúp giảm đau và giảm áp lực xoang. Đồng thời giúp hạn chế nghẹt mũi, hơi thở có thể trở lại bình thường.
- Tăng cường lượng chất lỏng
Bệnh nhân bị viêm xoang và nghẹt mũi nên tăng cường lượng chất lỏng (không cồn) và cố gắng giữ đủ nước. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường mũi, xoang thoát nước dễ dàng và giảm tắc nghẽn.
- Chườm ấm
Đặt một miếng gạc ấm lên mũi và trán. Biện pháp này giúp giảm viêm, giảm cảm giác đau nhức và giảm bớt áp lực ở mũi. Chườm ấm cũng giúp thông mũi xoang, giảm nghẹt mũi và khó thở hiệu quả.
- Thay đổi thói quen ngủ vào ban đêm
Viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Để cải thiện, người bệnh nên kê cao đầu khi ngủ. Lúc này, trọng lực có thể hỗ trợ trong việc làm loãng và đưa chất nhầy ra ngoài.
Không nên nằm thẳng vì trọng lực có thể khiến chất nhầy trào ngược lên hoặc đọng lại thay vì chảy ra ngoài. Đặt thêm máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp tăng hiệu quả giảm nghẹt mũi.
Viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở là tình trạng thường gặp, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên việc không điều trị có thể khiến tình trạng này kéo dài và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Dựa vào tình trạng, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ định để giảm nghẹt mũi và khó thở.
Tham khảo thêm:
- Người Bị Viêm Xoang Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Giải Đáp
- Chuyên Gia Chia Sẻ Phân Biệt Viêm Xoang Và Viêm Mũi Dị Ứng: Hướng Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!