Nội dung chính

Viêm xoang do nấm là tình trạng nhiễm trùng xoang xảy ra do sự xâm nhập của nấm, chủ yếu liên quan đến những loại nấm cực nhỏ phát triển trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Bệnh thường nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong ở những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Viêm xoang do nấm là gì?

Viêm xoang do nấm còn được gọi là nhiễm trùng xoang do nấm. Bệnh thể hiện cho tình trạng sưng viêm niêm mạc xoang do một loại nấm gây ra. Từ đó dẫn đến nghẹt mũi, đau xoang và nhiều triệu chứng khác.

Viêm xoang do nấm
Viêm xoang do nấm là tình trạng sưng viêm niêm mạc xoang do nấm xâm nhập và nhân lên

Nhiễm trùng xoang do nấm thường liên quan đến những loại nấm cực nhỏ, có khả năng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Chẳng hạn như trong nhà (trên các bề mặt và không khí), ngoài trời (trong đất và trên cây), trên da và bên trong cơ thể con người.

So với những trùng do vi khuẩn và virus, viêm xoang do nấm ít gặp hơn. Tuy nhiên bệnh lý này thường nghiêm trọng, một số loại có thể gây tử vong. Đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc/ và có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Xem thêm: Bệnh Viêm Xoang Có Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Phân loại các loại viêm xoang do nấm

Bệnh viêm xoang do nấm được phân thành 2 loại gồm: xâm lấn và không xâm lấn.

1. Nhiễm trùng xoang không xâm lấn

Nhiễm trùng xoang không xâm lấn chiếm phần lớn các trường hợp. Trong bệnh lý này, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến xoang và mũi, không xâm lấn sang những khu vực khác.

Dưới đây là những loại viêm xoang do nấm không xâm lấn:

  • Viêm mũi xoang do nấm dị ứng (AFRS)

AFRS là loại phổ biến nhất. Loại này xảy ra khi có phản ứng dị ứng với nấm tích tụ trong mũi. Khi không được điều trị, nhiễm trùng lan rộng, chất nhầy đặc ứ đọng đầy trong các xoang, làm tăng nguy cơ hình thành polyp mũi.

Viêm mũi xoang do nấm dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào. Tuy nhiên những người bị viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô) và hen suyễn là những nhóm đối tượng thường gặp nhất.

  • Viêm xoang do nấm hoại sinh (SFS)

Khác với AFRS và bóng nấm, SFS không thực sự ảnh hưởng đến mô mũi. Bên trong mũi, nấm phát triển trên những lớp chất nhầy, sau đó lan rộng. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nấm và lớp chất nhầy để điều trị.

  • Nhiễm trùng xoang bóng do nấm (mycetoma)

Loại này còn được gọi là bóng nấm, xảy ra khi nấm tích tụ trong xoang dẫn đến nhiễm trùng, tạo thành bóng hoặc khối. Theo thời gian, bóng nấm to hơn, làm tắc nghẽn xoang. Từ đó dẫn đến nghẹt mũi, khó thở… Hầu hết các trường hợp được phẫu thuật làm sạch xoang và loại bỏ bóng nấm.

Xem thêm: 3 Cách Dùng Sáp Ong Dú Chữa Viêm Xoang Hiệu Quả Nên Thử

Nhiễm trùng xoang bóng do nấm
Nhiễm trùng xoang bóng do nấm xảy ra khi nấm tích tụ tạo thành bóng hoặc khối trong xoang

2. Nhiễm trùng xoang xâm lấn

Nhiễm trùng xâm lấn là tình trạng nhiễm trùng trong xoang, mũi và có thể lây lan sang những khu vực khác như não và mắt. Loại này có thể de dọa đến tính mạng khi không được điều trị.

Khi nấm phát triển, nhiễm trùng nhanh chóng phá hủy những mô bên trong mũi, sau đó di chuyển vào não và hộp sọ. Nhiễm trùng xoang xâm lấn được phân thành những loại dưới đây:

  • Viêm mũi xoang xâm lấn tối cấp (AFIRS)

AFIRS còn được gọi là bệnh mucormycosis hoặc viêm do nấm xâm lấn cấp tính. Bệnh phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, có thể do ung thư, hóa trị, nhiễm HIV và sau cấy ghép nội tạng.

Sau khi xâm nhập, nấm phá hủy những mạch máu bên trong mũi. Điều này làm cắt nguồn cung cấp máu đến mô và khiến chúng dần chết đi. Khi không được kiểm soát kịp thời, nhiễm trùng nhanh chóng lây lan đến mắt và não. Điều này khiến người bệnh mù lòa và tử vong.

  • Viêm mũi xoang xâm lấn mãn tính (CIRS)

Viêm mũi xoang xâm lấn mãn tính thường ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường. Diễn tiến của bệnh tương như AFIRS. Tuy nhiên khả năng lây lan đến não và mắt của CIRS thường chậm hơn.

  • Viêm xoang do nấm xâm lấn u hạt (GIFS)

Viêm xoang do nấm xâm lấn u hạt là loại hiếm gặp nhất. Loại này xảy ra khi cơ thể có những phản ứng miễn dịch bất thường với nấm. Trong đó hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công niêm mạc mũi, khiến mô mũi bị tổn thương và phá hủy.

Đọc thêm: Bệnh Viêm Xoang Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Nguyên nhân gây viêm xoang do nấm

Nguyên nhân gây viêm xoang do nấm thường là những loại nấm nhỏ, có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Trong đó nấm men và nấm mốc (như Aspergillus) chiếm hầu hết các trường hợp.

Aspergillus
Một số loại nấm mốc như Aspergillus là nguyên nhân gây viêm xoang do nấm phổ biến nhất

Khi hít phải chúng, những loại nấm nhỏ sẽ nhanh chóng xâm lấn vào xoang, phổi và gây nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng phát triển từ những loại nấm luôn sống trên da hoặc bên trong cơ thể. Điều này xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu và vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh và vào xoang.

Những yếu yếu làm tăng nguy cơ:

  • Giới tính: So với nam giới, nữ giới có nhiều khả năng phát triển bóng nấm hơn.
  • Thời tiết: Viêm mũi xoang do nấm dị ứng (AFRS) phổ biến hơn ở những người đang sinh sống ở những nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm áp.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch và thuốc kháng sinh.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang do nấm và tử vong. Điều này thường do nhiễm HIV, sau cấy ghép nội tạng, bị ung thư và đang điều trị.
  • Bệnh lý: Những bệnh lý dưới đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang nặng, bao gồm:
    • Bệnh tiểu đường nặng và không kiểm soát dược
    • Nhiễm HIV
    • Ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch và bệnh bạch cầu. Những người đang điều trị ung thư bằng hóa trị cũng có nguy cơ cao.
  • Vấn đề ở mũi: Bệnh lý mũi xoang kéo dài, lệch/ vẹo vách ngăn, dị vật trong mũi làm giảm thông khí mũi xoang. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang do nấm.

Xem thêm: Top 10 Thuốc Nhỏ Mũi Trị Viêm Xoang Hiệu Quả, Được Ưa Dùng

Triệu chứng của viêm xoang do nấm

Những triệu chứng và dấu hiệu phổ biến nhất của viêm xoang do nấm gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Mất mùi hoặc vị
  • Chảy nước mũi sau
  • Có vị khó chịu trong miệng
  • Đau hoặc có áp lực ở xoang và mặt
  • Đau đầu do xoang
  • Đau khi chạm vào má hoặc trán
  • Có mùi hôi trong mũi
  • Viêm sưng ở mũi và xoang
  • Sốt.
Đau hoặc có áp lực ở xoang và mặt
Nhiễm trùng xoang do nấm gây đau hoặc có áp lực ở xoang và mặt, nghẹt mũi, mất mùi hoặc vị

Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng có xu hướng lây lan nhanh hơn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Tê mặt
  • Thay đổi hành vi
  • Có vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như gặp vấn đề trong khi suy nghĩ và lý luận
  • Thay đổi màu da hoặc da nhợt nhạt
  • Lồi mắt
  • Sưng tấy nghiêm trọng ở mắt và má
  • Thay đổi thị lực, bao gồm giảm thị lực hoặc mù lòa

Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Mũi Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Giải Pháp Chữa Trị

Bệnh viêm xoang do nấm có nguy hiểm không?

Viêm xoang do nấm là một căn bệnh nguy hiểm, cần được can thiệp sớm. Nhiễm trùng do nấm có khả năng phá hủy nhiều mô bên trong mũi.

Khi không được điều trị, nhiễm trùng bắt đầu xâm lấn, di chuyển đến mắt, vào não và hộp sọ. Từ đó gây ra những biến chứng nặng nề và tử vong.

Những biến chứng thường gặp gồm:

  • Mất mô
  • Mù lòa
  • Sợ nấm xâm lấn vào mạch máu, làm mất nguồn cung cấp máu dẫn đến chết các mô xung quanh
  • Viêm mạch máu (Vasculitis)
  • Hình thành huyết khối (cục máu đông)

Nguy cơ gặp biến chứng nặng nề và tử vong cao hơn ở những người có các tình trạng sau:

  • Có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Chẳng hạn như bệnh bạch cầu (ung thư máu), bệnh tiểu đường
  • Nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch, như HIV/ AIDS
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do thuốc, hóa trị, ung thư…

Khi được điều trị, nhiễm trùng xoang không xâm lấn thường biến mất mà không để lại bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên một số loại có thể tái phát sau khi điều trị khỏi.

Đối với nhiễm trùng xoang do nấm xâm lấn, nhiễm trùng gây mất mô, ảnh hưởng đến mắt, não và gây tử vong khi không điều trị. Trong đó, tỉ lệ tử vong là 50% đối với viêm xoang do nấm xâm lấn tối cấp tính.

Sau khi được điều trị, nhiễm trùng xoang xâm lấn có thể để lại di chứng ở một số người, chẳng hạn như:

  • Mô bị mất gây ra những bất thường trên gương mặt
  • Đau mãn tính
  • Tổn thương thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao Hiệu Quả, Đơn Giản [ĐỪNG BỎ QUA]

Chẩn đoán viêm xoang do nấm

Bệnh nhân được khám sức khỏe để chẩn đoán nhiễm trùng xoang do nấm. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng, tiền sử bệnh và loại thuốc đang dùng.

Nếu có nghi ngờ viêm xoang do nấm, những xét nghiệm dưới dây sẽ được chỉ định, bao gồm:

Nội soi mũi và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm xoang do nấm
Hình ảnh từ nội soi mũi và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm xoang do nấm
  • Nội soi mũi: Bác sĩ đưa ống nội soi linh hoạt và có máy ảnh vào trong mũi. Hình ảnh thu được có thể giúp nhìn vào khoang mũi và xoang. Từ đó đánh giá những dấu hiệu nhiễm trùng và tổn thương bên trong.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định CT để kiểm tra mức độ xâm lấn của nhiễm trùng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI thường được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng xoang không xâm lấn. Hình ảnh thu được có thể giúp kiểm tra mũi và xoang, đánh giá tổn thương và sự phát triển của nấm trong mô mềm.
  • Kiểm tra mô/ chất nhầy: Kiểm tra mô và chất nhầy thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm trùng xoang không xâm nhập vào máu. Trong quá trình nội soi mũi, bác sĩ có thể lấy ra một mẫu mô hoặc chất nhầy trong mũi và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Điều này giúp phát hiện nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm: Mổ Nội Soi Viêm Xoang: Ưu Nhược Điểm, Quy Trình Và Chi Phí Thực Hiện

Điều trị viêm xoang do nấm

Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, người bệnh có thể được điều trị viêm xoang do nấm bằng thuốc, rửa mũi hoặc phẫu thuật.

1. Thuốc

Hầu hết các trường hợp viêm xoang do nấm có đáp ứng tốt với thuốc. Thông thường, các thuốc sẽ được sử dụng cho đến khi kiểm soát được bệnh. Các loại thường dùng:

  • Thuốc chống nấm

Thuốc chống nấm thường được chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng xoang không xâm lấn. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của nấm trong cơ thể. Từ đó giúp điều trị nhiễm trùng.

Thuốc chống nấm
Thuốc chống nấm được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của nấm

Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc chống nấm được dùng ở bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Có ba loại thường được sử dụng gồm:

    • Triazoles
    • Polyenes
    • Echinocandin
  • Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid thường được chỉ định cho những trường hợp viêm xoang do nấm dị ứng. Thuốc này có tác dụng điều trị viêm xoang, giảm sưng đau và giảm áp lực trong mũi.

Do có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm nên Corticosteroid chỉ được dùng ngắn hạn và liều thấp. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Rửa mũi

Bệnh nhân được rửa mũi bằng nước muối sinh lý để rửa sạch các xoang. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và loại bỏ lớp chất nhầy tích tụ. Từ đó giúp thông mũi, giảm tắc nghẽn đường mũi và xoang, làm dịu các triệu chứng.

Rửa mũi thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm xoang do nấm hoại sinh hoặc một số loại nhiễm trùng xoang không xâm lấn khác.

Tham khảo: Dùng Cá Ngựa Trị Viêm Xoang Có Hiệu Quả Không? [Tư Vấn]

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng xoang xâm lấn
  • Bóng nấm lớn
  • Mất mô
  • Nhiễm trùng nặng và điều trị bảo tồn không hiệu quả
  • Có biến chứng.
Phẫu thuật được thực hiện cho trường hợp nặng
Phẫu thuật được thực hiện cho trường hợp nặng để loại bỏ bóng nấm, mô chết và nấm

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được phẫu thuật mở hoặc nội soi xâm lấn tối thiểu. Trong đó ống nội soi được đưa vào mũi để quan sát. Tiếp đến sử dụng những dụng cụ nhỏ để loại bỏ bóng nấm, mô chết, mô hỏng trong xoang và nấm.

Đọc thêm: Mách Bạn Cách Điều Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Phòng ngừa

Có nhiều cách giúp giảm nguy cơ viêm xoang do nấm. Bao gồm:

  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Biện pháp này giúp bôi trơn đường mũi, ngăn vết nứt trên màng giúp giảm nguy cơ xâm nhập của nấm. Ngoài ra nhẹ nhàng rửa mũi bằng nước muối còn giúp loại bỏ nhanh những mảnh vụn, chất thải dư thừa, nấm , vi khuẩn và những mầm bệnh khác.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Biện pháp này giúp giữ cho chất nhầy loãng và lỏng. Đồng thời giữ ẩm đường mũi hiệu quả.
  • Thực hành vệ sinh tốt, tắm rửa mỗi ngày và giữ gìn thân thể sạch sẽ.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, mỗi lần ít nhất 20 giây để diệt vi trùng và loại bỏ bụi bẩn. Từ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, bao gồm quần áo, khẩu trang, khăn tắm, chén đũa, ly nước. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do lây nhiễm.
  • Nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Nâng cao thể trạng có thể giúp giảm nguy cơ viêm xoang do nấm. Tốt nhất nên ăn đầy đủ chất, ăn lành mạnh, ăn nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C và D. Ngoài ra nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng chống bệnh.
Nâng cao thể trạng
Tập thể dục đều đặn và ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống bệnh

Viêm xoang do nấm ít gặp nhưng có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Khi không được điều trị, nhiễm trùng xâm lấn có thể gây ra nhiều biến chứng và tử vong. Do đó người bệnh cần thận trọng và điều trị sớm nhất có thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Người bệnh cần nắm rõ viêm xoang có gây sốt không và những phương pháp điều trị để có những hướng xử lý thích hợp. Viêm xoang do nhiễm trùng thường gây sốt nhẹ. Một...

Xem chi tiết

Nước đá mang đến cảm giác mát lạnh cho cổ họng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên người bị viêm xoang uống nước đá được không, nên uống những gì? Bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trứng là một loại thực phẩm không chỉ thơm ngon mà còn bổ dương, cung cấp protein và nhiều thành phần thiết yếu khác cho cơ thể. tuy nhiên bệnh nhân bị viêm xoang ăn...

Xem chi tiết

Khi nào nên mổ viêm xoang mũi, các phương pháp và chi phí mổ viêm xoang mũi có đắt không là thắc mắc chung của những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này. Được biết,...

Xem chi tiết

Nâng mũi là phương pháp định hình lại khung sụn, giúp thay đổi hình dạng và tăng tính thẩm mỹ cho mũi. Tuy nhiên những người bị viêm xoang có nâng mũi được không? Bài...

Xem chi tiết

Người bệnh không may bị mắc viêm xoang dù nặng hay nhẹ đều rất hoang mang về tình trạng sức khỏe. Để hiểu rõ mức độ nguy hiểm của viêm xoang cũng như giải đáp...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp