Viêm Xoang Mũi Có Mùi Hôi Là Do Đâu? Giải Pháp Chữa Trị
Viêm xoang mũi có mùi hôi thường gặp ở những người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi xoang do nhiễm trùng, ung thư hoặc polyp mũi xoang. Khi không được điều trị, mùi hôi nồng nặc có thể khiến người bệnh khó chịu và gây ra nhiều vấn đề khác.
Viêm xoang mũi có mùi hôi do đâu?
Viêm xoang xảy ra khi mô lót trong xoang bị viêm và sưng tấy, gây bít tắc và ứ trệ dịch nhầy. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các vùng quanh hốc xoang, gây đau nhức, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy dịch mũi sau, dịch mũi đặc có màu vàng hoặc xanh.
Trong nhiều trường hợp, viêm xoang khiến mũi miệng có mùi hôi. Điều này xảy ra khi có dịch ứ đọng trong xoang và nhiễm trùng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Viêm xoang kéo dài
Khi bị viêm xoang mãn tính (viêm kéo dài), dịch hô hấp bị ngưng trệ, ứ động lâu ngày trong các xoang. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng, dịch tiết hô hấp có mùi hôi.
Sự tăng sinh quá mức của niêm mạc mũi làm phát triển các khối u lành tính, được gọi là polyp. Những khối u này làm cản trở quá trình dẫn lưu dịch, gây nhiễm trùng trong xoang. Ngoài ra lượng dịch tiết ứ đọng trong thời gian dài khiến mũi có mùi hôi khó chịu.
- Ung thư mũi xoang
Ung thư mũi xoang xảy ra khi có sự phát triển của những khối u ác tính bên trong niêm mạc mũi hoặc xoang. Khối u gây bít tắc lỗ thông xoang, dịch hô hấp ứ đọng dẫn đến nhiễm trùng và viêm xoang.
Những trường hợp viêm xoang do ung thư mũi xoang sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi một bên, thường xuyên chảy máu cam, giảm thị lực, lỗ mũi thở ra có mùi hôi, chảy dịch mũi sau, tê và sưng vùng mặt.
- Nguyên nhân khác
Viêm xoang mũi có mùi hôi cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:
-
- Viêm xoang do nấm hoặc vi khuẩn tạo nên nhiều dịch mủ đặc có mùi hôi. Dịch mủ này có thể chảy xuống họng hoặc qua đường mũi, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Khi bị viêm xoang, dịch hô hấp mang vi khuẩn chảy xuống cổ họng. Điều này làm kích thích hoặc gây viêm ở cổ họng, hình thành đờm đặc, cản trở thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Lượng thức ăn bám ở cổ họng phân hủy theo thời gian và gây mùi.
- Việc chăm sóc mũi và răng miệng kém có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở bệnh nhân bị viêm xoang.
- Dị ứng kéo dài hoặc liên tục khiến dịch mũi tăng tiết và ứ đọng nhiều trong mũi xoang.
- Viêm xoang do trào ngược dạ dày thực quản thường kèm theo mùi và miệng có mùi hôi.
Đọc thêm: Viêm Xoang Nghẹt Mũi Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Viêm xoang mũi có mùi hôi nguy hiểm không?
Viêm xoang mũi có mùi hôi là một tình trạng phổ biến. Khi được điều trị tốt, mùi hôi giảm dần và không gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Khi không được điều trị, mùi hôi nồng nặc có thể khiến người bệnh vô cùng khó chịu và ngại giao tiếp. Mặt khác viêm xoang mũi có mùi hôi chủ yếu do nhiễm trùng mũi xoang kéo dài, polyp/ ung thư mũi xoang. Khi không kịp thời can thiệp điều trị, người bệnh có thể gặp những biến chứng dưới đây:
- Viêm họng mãn tính
- Vấn đề ở mắt, gồm viêm túi lệ, áp xe mí mắt, viêm mắt, giảm thị lực
- Biến chứng nội sọ, gồm áp xe não, viêm màng não
- Biến chứng ở tai, gồm viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, điếc tai
- Nhiễm trùng huyết
- Ung thư di căn
- Tử vong
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh phát triển những biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Nặng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị Dứt Điểm
Điều trị viêm xoang mũi có mùi hôi
Để khử nhanh mùi hôi, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cần kết hợp thêm những phương pháp điều trị chuyên sâu để loại bỏ nguyên nhân và tránh mùi hôi tái phát.
1. Các cách điều trị tại nhà
Có nhiều biện pháp chăm sóc tại nhà giúp khử nhanh mùi hôi và hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi. Những biện pháp hữu hiệu nhất gồm:
- Lá bạc hà
Những hoạt chất trong tinh dầu bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi hôi hiệu quả. Nhờ vậy, việc thường xuyên sử dụng loại thảo dược này có thể mang đến hơi thở thơm mát cho khoang miệng.
Hướng dẫn thực hiện: Nhai sống lá bạc hà tươi. Hoặc giã nát 50 gram lá bạc hà và lọc lấy nước cốt. Hòa nước cốt thảo dược với 100ml nước ấm, thêm một ít muối hạt, khuấy tan. Dùng dung dịch để súc miệng 2 lần/ ngày.
- Chanh tươi
Chanh tươi giàu vitamin C và hàm lượng axit cao. Những hoạt chất trong chanh có tác dụng tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng và viêm nhiễm. Ngoài ra việc sử dụng chanh tươi còn giúp khử mũi hôi hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
-
- Hòa nước cốt chanh với nước lọc và một ít muối. Dùng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng xong.
- Hoặc quả chanh thành từng lát mỏng và ngâm trong mật ong khoảng 3 tiếng. Mỗi lần lấy một miếng chanh ngâm mật ong để ngậm, mỗi ngày 2 lần.
- Hít hơi nước ấm
Đặt một bát nước nóng trước mặt, trùm khăn lên đầu và tiến hành xông mũi. Việc hít hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, tăng khả năng thoát dịch. Từ đó giúp giảm đau và giảm mùi hôi.
Ngoài ra người bệnh có thể hít hơi nước trong khi tắm nước ấm. Biện pháp này giúp làm ẩm và làm dịu niêm mạc mũi xoang. Đồng thời giúp giảm đau, giảm nghẹt mũi và thư giãn hiệu quả.
- Rửa mũi và súc họng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng làm loãng dịch nhầy ứ đọng, khử mùi hôi, chống nhiễm trùng và điều trị viêm. Nhờ đó việc sử dụng sẽ giúp điều trị viêm xoang mũi có mùi hôi, giảm nghẹt mũi và sổ mũi. Ngoài ra nước muối sinh lý còn có tác dụng làm dịu niêm mạc và giảm đau hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng: Cho nước muối sinh lý vào bình neti. Nghiêng mặt sang một bên và há miệng, bơm nước muối vào lỗ mũi trên để dịch thoát ra ở lỗ mũi dưới. Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại, kết hợp súc họng bằng nước muối.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể góp phần tạo ra mùi hôi khi bị viêm xoang. Vì thế người bệnh cần đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp dùng nước muối sinh lý để súc miệng và họng.
- Uống nhiều nước
Nếu bị viêm xoang mũi có mùi hôi, hãy uống nhiều nước để làm loãng dịch mủ và làm ẩm cổ họng. Điều này giúp tống dịch mủ ra ngoài dễ dàng và giảm mùi hôi nhanh chóng.
- Chú ý chế độ ăn uống
Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây tươi. Điều này giúp tăng cường sức khỏe và khả năng chống nhiễm trùng.
Cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có mùi, nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn còn tái hoặc sống. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm nặng hơn mùi hôi.
Tham khảo thêm: Tổng Hợp 11 Cách Trị Viêm Xoang Tại Nhà Cực Hay, Dễ Áp Dụng
2. Điều trị y tế
Những người bị viêm xoang mũi có mùi hôi cần được điều trị tế theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường những phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên nguyên nhân, mức độ nhiễm trùng và các triệu chứng.
+ Điều trị bằng thuốc
Các thuốc được sử dụng trong điều trị viêm xoang mũi có mùi hôi gồm:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được dùng với liều lượng và loại thích hợp để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Từ đó giúp giảm mùi hôi.
- Thuốc chống dị ứng: Dị ứng làm nặng thêm mức độ nghiêm trọng của viêm xoang và gây mùi hôi. Để điều trị, thuốc chống histamin sẽ được sử dụng. Thuốc này giúp điều trị dị ứng, giảm nghẹt mũi và các triệu chứng liên quan đến dị ứng.
- Thuốc chống nấm: Một loại thuốc chống nấm phù hợp sẽ được dùng để điều trị viêm xoang do nấm. Thuốc có tác dụng loại bỏ nấm gây bệnh.
- Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có tác dụng làm loãng và giảm dịch nhầy ứ đọng. Từ đó giúp thông mũi, giảm dịch mũi tích tụ gây mùi hôi. Thuốc thông mũi chỉ được dùng ngắn hạn.
- Thuốc xịt mũi có corticoid: Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc xịt mũi có corticoid. Thuốc có tác dụng làm dịu niêm mạc, điều trị viêm, sưng và đau nhức.
+ Phẫu thuật
Người bệnh có thể được phẫu thuật nếu nhiễm trùng và viêm xoang mũi có mùi hôi nặng, điều trị bảo tồn không giảm. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được chọc hút dịch mủ, loại bỏ ổ nhiễm trùng, loại bỏ mô tổn thương hoặc khối u.
Phòng ngừa viêm xoang mũi có mùi hôi
Những biện pháp giúp hạn chế viêm xoang mũi có mùi hôi:
- Tránh nhiễm trùng
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng
- Hạn chế đưa tay lên mũi, miệng và mắt
- Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang…
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng
- Cần điều trị tốt các tình trạng nhiễm trùng để tránh lây nhiễm cho xoang.
- Kiểm soát dị ứng và loại bỏ polyp mũi xoang.
- Điều trị viêm xoang trong giai đoạn đầu của bệnh, tránh viêm nhiễm kéo dài tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất nên tập thể dục đều đặn, tăng cường các loại trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Nếu có cơ địa nhạy cảm, tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Điều này giúp hạn chế dị ứng kéo dài dẫn đến viêm xoang mũi có mùi hôi.
Tình trạng viêm xoang mũi có mùi hôi gây khó chịu cho người bệnh, tăng nguy cơ phát triển biến chứng nếu có nhiễm trùng kéo dài hoặc khối u. Tốt nhất nên thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Viêm Xoang Gây Ngứa Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
- Phân Biệt Bệnh Viêm Xoang Và Viêm Mũi Dị Ứng: Cách Điều Trị Dứt Điểm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!