Viêm Xoang Gây Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Viêm xoang là bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 25 – 30% các trường hợp bệnh nhân đến khám tai mũi họng ở Việt Nam. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức mũi thường xuyên và điển hình là tình trạng viêm xoang gây mất ngủ.
Nguyên nhân viêm xoang gây mất ngủ
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc trong hốc xoang bị sưng nề dẫn đến tắc nghẽn lỗ thông xoang, làm các chất nhầy không thoát ra được. Điều này gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau đầu, đau trán, sưng mí mắt, sổ mũi, nghẹt mũi, suy giảm khứu giác. Không chỉ vậy, nếu bệnh kéo dài, không điều trị, thường xuyên tái phát có thể gây nhiễm trùng xoang, viêm xoang mãn tính. Dẫn đến đau nhức ở tai, cổ, đỉnh đầu, tình trạng này thường xuyên tái phát khiến người bệnh đặc biệt khó chịu.
Viêm xoang là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở nhiều người. Viêm xoang có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, vậy viêm xoang có gây mất ngủ không? Viêm xoang trán có gây mất ngủ không? Theo chia sẻ các chuyên gia và người bệnh, viêm xoang có thể gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, đặc biệt là khi có sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm… Thậm chí còn có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Nguyên nhân khiến viêm xoang gây mất ngủ ở nhiều người là do trong hốc xoang vốn có nhiều dịch nhầy ứ đọng. Do đó, khi ở tư thế nằm, các dịch nhầy không thể chảy ra ngoài khiến tình trạng nghẹt mũi, bít tắc xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thường trằn trọc vì nghẹt mũi, khó thở.
Thêm vào đó, vào ban đêm, dịch nhầy mũi cũng được sản xuất nhiều hơn bình thường. Khi người bệnh nằm ngủ, chúng sẽ có xu hướng chảy ngược về cổ họng, khiến cổ họng bị kích thích, gây ngứa và ho nhiều về đêm dẫn đến mất ngủ.
Đồng thời, sự tắc nghẽn của xoang cũng gây ra những cơn đau nhức đầu, đặc biệt là những người bị viêm xoang trán. Đây là lý do mà người viêm xoang trán hay mất ngủ, khó ngủ hơn bình thường. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi nằm ngửa hoặc cúi đầu, không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Ngoài ra, tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang có thể khiến nhiều người phải thở bằng miệng khi ngủ. Khi tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ dễ bị hẹp đường thở, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp mà còn có thể gây ngáy ngủ. Ngáy ngủ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi do xáo trộn sóng điện não, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt. Đặc biệt, có thể gây nguy cơ ngưng thở khi ngủ, khiến cơ thể không đủ oxy, ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, phổi, thận, não…
ĐỌC NGAY: Review TOP 10 Thuốc Nhỏ Mũi Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Được Người Bệnh Ưa Dùng
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ do viêm xoang
Mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc viêm xoang. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để khắc phục tình trạng viêm xoang gây mất ngủ, bạn nên thăm khám và sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng viêm xoang, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Có thể kể đến như:
1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch vi khuẩn và các chất nhầy trong mũi. Có thể hỗ trợ loại bỏ các tác nhân gây dị ứng mũi, làm sạch niêm mạc mũi, giảm phù nề, giúp các chất nhầy được loại bỏ một cách dễ dàng. Nước muối sinh lý giúp giảm viêm, giảm kích ứng, làm thông thoáng đường thở. Rất thích hợp áp dụng khi mũi có tình trạng xuất tiết ngạt, chảy nước mũi nhiều.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước muối biển thực sự tốt cho người bị viêm xoang, gặp vấn đề về hô hấp. Cũng có thể dùng để vệ sinh muối sau khi đi xa, tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi. Tuy nhiên, chỉ dùng khi mũi gặp vấn đề, không nên lạm dụng để tránh khiến mũi mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp niêm mạc bảo vệ.
Cách thực hiện:
- Dùng nước muối sinh lý 0.9% mua ở tiệm thuốc hoặc cho vài hạt muối biển vào cốc nước ấm, khuấy đều, cho vào chai xịt để rửa mũi
- Đưa đầu xịt vào mũi, xịt nhanh 3 – 4 lần rồi day nhẹ cánh mũi để tăng hiệu quả làm sạch mũi
- Sau 1 – 2 phút thì xì nhẹ mũi để đẩy dịch nhầy và mủ trong xoang ra ngoài
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để giúp mũi được thông thoáng, dễ ngủ hơn.
2. Xông mũi bằng thảo dược
Xông mũi họng có thể không chữa được các triệu chứng nhiễm trùng khi bị viêm xoang mũi nhưng nó làm thông thoáng đường thở và giảm đi các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, tắc nghẽn xoang, làm dịu các kích thích ở mũi. Đồng thời, sử dụng thảo dược để xông mũi cũng góp phần làm sạch đường mũi, ức chế sự gia tăng của virus, vi khuẩn. Làm loãng chất nhầy trong đường mũi, cổ họng và làm giảm kích ứng đường hô hấp.
Các nghiên cứu Y khoa ở Ấn Độ và Đại học Southampton (Anh) cho thấy, việc xông hơi có thể làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, tắc nghẽn đường thở, ho… Tuy nhiên, tránh lạm dụng để không làm tổn thương niêm mạc đường thở, khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải. Không nên xông quá 15 phút một lần, không để hơi nước quá gần mũi, sau khi xông hơi có thể kết hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý để tăng hiệu quả.
Xông mũi bằng hoa ngũ sắc
Bài thuốc 1:
- Lấy 50g hoa ngũ sắc rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi với 0.5 lít nước
- Sau khi sôi khoảng 7 phút thì tắt bếp, chia thành 2 phần
- Một phần để còn hơi ấm thì uống, phần còn lại cho vào một cái tô/chậu lớn, trùm khăn lại để xông mũi
- Xông mũi cho đến khi thấy nước hết bốc hơi thì ngưng, kiên trì thực hiện 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị 100g hoa ngũ sắc tươi, 10g lá chanh tươi
- Rửa sạch, để ráo nước, sắc với 250ml nước, thấy còn 100ml nước thì tắt bếp
- Dùng nước này xông mũi 1 – 2 lần/ngày, kiên trì 7 – 10 ngày để đạt kết quả tốt.
Xông mũi bằng cây giao (cây xương cá)
- Lấy 20 đốt cây giao, cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi
- Tắt bếp, dùng một tờ bìa dài cuộn thành hình phễu, đầu nhỏ đặt ở mũi để xông hơi
- Xông đến khi thấy dịch trong xoang thoát ra thì ngưng, kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày
Lưu ý: Đặc biệt cẩn thận khi sử dụng để tránh nước xông bắn vào mắt gây nguy hiểm. Cây giao có chứa độc tính, phải vô cùng cẩn thận khi áp dụng. Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.
Xông mũi bằng gừng
- Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, cắt lát
- Đun sôi 1 lít nước, cho gừng tươi vào, tắt bếp
- Dùng nước này xông mũi khoảng 10 phút, thực hiện 2 – 3 lần/tuần
- Nếu nước còn ấm, bạn có thể nhúng khăn sạch vào nước gừng rồi chườm lên vùng xoang mũi 3 – 5 phút.
Tìm hiểu thêm: Mách Bạn 6 Cách Trị Viêm Xoang Bằng Gừng Cực Đơn Giản
3. Massage trị viêm xoang gây mất ngủ
Massage vùng xoang có thể giúp thư giãn thần kinh, làm giảm áp lực trong xoang mũi từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc massage sẽ giúp kích thích lưu thông máu đến khu vực xoang mũi, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương. Đồng thời cũng làm giảm áp lực cho xoang mũi, đẩy dịch nhầy ra ngoài, xoa dịu các cơn đau nhức mũi, trán, đầu.
Cách thực hiện:
- Chà sát hai tay với nhau trong 1 phút để tay nóng lên (có thể cho vào tay 1 – 2 giọt tinh dầu để tăng hiệu quả)
- Đặt 2 ngón tay trỏ lên vết lõm hốc mắt ở hai bên sống mũi, dùng lực massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ ở khu vực này 2 phút
- Di chuyển ngón tay xuống dưới, massage hai bên má trong 2 phút
- Đặt ngón trỏ ngay chân mày, kéo dọc di chuyển từ chân mày xuống sống mũi liên tục 10 lần
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4. Xoa bóp, ấn huyệt trị viêm xoang gây mất ngủ
Xoa bóp, ấn huyệt cũng có thể giúp cải thiện tình mất ngủ, khó ngủ do viêm xoang gây ra. Việc dùng tay xoa, bóp, day ấn lên các huyệt ở vùng xoang có thể tác động lên hệ thần kinh, điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng ứ trệ, đầy lùi hàn khí, giảm tình trạng hư hỏa.
Việc xoa bóp, bấm huyệt sẽ không giúp tiêu viêm nhưng sẽ giúp các dịch nhầy được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp các cơ ở khu vực này được thư giãn, làm giảm đau buốt, nặng đầu, ngứa mắt, nặng mắt, nghẹt mũi, khó chịu.
Ấn huyệt ấn đường
Huyệt này nằm giữa hai lông mày, có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề về mũi, mắt như viêm mũi dị ứng, viêm xoang…
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay giữa, day ấn huyệt ấn đường khoảng 2 phút
- Thực hiện vào buổi tối, đường khi đi ngủ giúp thông mũi, giảm khó thở, ngạt mũi.
Ấn huyệt Ty Thông
Huyệt này nằm ở phần chóp phía trên của đường nhân trung. Có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang, polyp mũi, mất khứu giác, viêm mũi dị ứng…
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, chà sát 2 tay vào nhau cho nóng lên
- Gấp ngón tay cái lại rồi ấn vào huyệt ty thông khoảng 2 – 3 phút
- Thực hiện 3 lần để huyệt này nóng lên
- Kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Ấn huyệt nghinh hương
Huyệt này nằm ở cạnh hai bên cánh mũi, việc bấm huyệt nghinh hương sẽ giúp chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam…
Cách thực hiện:
- Dùng 2 ngón tay trỏ day ấn huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi trong 2 phút
- Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày để giúp thông mũi, giảm sưng tấy phù nề
Ấn huyệt hợp cốc
Huyệt này nằm ở điểm lõm trên bàn tay, giữa ngón trỏ và ngón cái, phía trên mu bàn tay. Việc day ấn huyệt hợp cốc có thể giảm huyết áp, an thần, cải thiện tình trạng viêm xoang gây mất ngủ và các triệu chứng viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón trỏ tay kia day ấn huyệt hợp cốc tay còn lại
- Bấm huyệt khoảng 2 – 3 phút, kiên trì thực hiện nhiều lần mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất Cho Người Bệnh
5. Xoa mũi, xoang, mắt giảm viêm xoang
Việc xoa sống mũi có thể tăng lưu thông mũi, từ đó cải thiện các triệu chứng do viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây ra. Trong khi đó, việc xoa xoang, xoa mắt có thể giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn vùng xoang mũi và mắt, giảm các triệu chứng như đau đầu, đau ngứa mắt, nghẹt mũi, sổ mũi, tắc xoang…
Xoa sống mũi
- Dùng 2 ngón trỏ xoa nhẹ thân mũi từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới
- Đồng thời, day ấn nhẹ sụn xương mũi và cánh mũi trong 2 – 3 phút kết hợp với hít thở đều
- Kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả, nhất là trước khi đi ngủ.
Xoa xoang
- Dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt lên phía trong lông mày
- Xoa vòng từ trong lông mày ra ngoài gò má, đến mũi rồi đi lên phía trong lông mày
- Thực hiện 10 – 20 lần, sau đó xoa theo vòng ngược lại từ 10 – 20 lần.
Xoa mắt
- Nhắm mắt, đặt 2 ngón tay giữa của 2 tay lên 2 mắt
- Xoa mí mắt nhẹ nhàng trong vòng hố mắt
- Thực hiện 10 – 20 lần để giúp khí huyết lưu thông trong hố mắt.
6. Kê cao đầu khi ngủ
Đối với những người khó ngủ, mất ngủ vì nghẹt mũi do viêm xoang, để có giấc ngủ ngon, sâu giấc, bạn nên sử dụng một chiếc gối cao để nâng cao đầu của mình. Vào ban đêm, nhiệt độ giảm cộng thêm tư thế nằm khiến dịch nhầy tiết ra nhiều gây nghẹt mũi, khó thở, khó ngủ. Việc kê đầu cao có thể làm giúp tăng khả năng dẫn lưu dịch nhầy ở mũi, để đường thở được thông thoáng, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một chiếc gối mềm, có độ cao khoảng 8 – 10cm để kê cao đầu khi ngủ
- Bên cạnh đó, nếu giường của bạn có thể điều chỉnh thì chỉ cần nâng đầu giường cao hơn thông thường sao cho cơ thể thoải mái nhất là được
Việc kê cao đầu khi ngủ sẽ khiến dịch nhầy dễ dàng chảy xuống cổ họng, không bị ứ đọng lại trong xoang. Từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, không nên kê đầu quá cao vì có thể khiến bạn bị mỏi cổ, đau nhức vùng cổ khi thức dậy.
Đọc thêm: Viêm Xoang Nghẹt Mũi Khó Thở Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu Quả
7. Sử dụng trà thảo dược trị viêm xoang gây mất ngủ
Một số loại trà thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời cũng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi do bệnh viêm xoang gây ra. Những thảo dược thường được sử dụng là gừng, hoa cúc, cam thảo… Chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Sử dụng trà gừng
- Lấy 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, cắt lát mỏng
- Hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút
- Thêm vào 2 thìa mật ong, uống khi còn ấm
- Sử dụng 2 – 3 tách trà gừng để giúp giảm viêm xoang, cải thiện giấc ngủ.
Dùng trà hoa cúc
- Lấy 50g hoa cúc khô, cho vào ấm, hãm với nước sôi 10 – 15 phút
- Có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong vào để tăng hiệu quả
- Uống khi còn ấm, sử dụng 2 – 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày để tăng hiệu quả.
Dùng trà cam thảo
- Đun sôi 200ml nước, thả 4 – 5 lát cam thảo vào, đun thêm 5 phút
- Dùng nước trà cam thảo khi còn ấm, sử dụng 7 – 10 ngày.
Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều cam thảo vì cam thảo chứa hoạt chất glycyrrhizin gây tăng huyết áp, giữ nước.
Lưu ý để khắc phục tình trạng viêm xoang gây mất ngủ
Khi bị viêm xoang gây mất ngủ, trước hết, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp khắc phục mất ngủ do viêm xoang, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên dọn dẹp giường ngủ, giặt mềm, gối sạch sẽ và thường xuyên để tránh bụi, nấm mốc, các tác nhân gây kích thích xoang mũi
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, lông chó mèo, mạt bụi, gián…
- Kiên trì điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, sử dụng đúng giờ, đúng liều lượng. Nếu không thấy hiệu quả hoặc khó ngủ, mất ngủ kéo dài thì nên trao đổi lại với bác sĩ.
- Vệ sinh giấc ngủ, tránh ngủ trưa quá nhiều để tránh mất ngủ về đêm. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để không gây ức chế melatonin.
- Đặc biệt, tránh sử dụng thuốc lá, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các thức uống có cồn vào buổi tối.
Có thể thấy, tình trạng viêm xoang gây mất ngủ xảy ra phổ biến ở nhiều người, có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Tham khảo thêm:
- Viêm Xoang Gây Đau Viêm Họng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
- Bị Viêm Xoang Có Nên Đi Bơi Không? Chuyên Gia Tư Vấn Cách Xử Lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!