Nội dung chính

Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc cả hai xoang bướm. Tình trạng này gây sưng tấy ở niêm mạc, dịch hô hấp không thoát được mà ứ đọng bên trong và gây ra nhiều triệu chứng. Khi không được điều trị tốt, viêm nhiễm có thể lây lan và phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm xoang bướm là gì?

Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ở xoang bướm, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên. Xoang này nằm trong xương mặt và xương sọ, bên trong rỗng, chứa đầy không khí.

Viêm xoang bướm
Viêm xoang bướm xảy ra khi niêm mạc ở một hoặc cả hai xoang bướm bị viêm nhiễm

Xoang bướm có chức năng làm ấm và làm ẩm không khí khi hít vào. Nó cũng có khả năng co giãn giúp bảo vệ những cấu trúc quan trọng khi bị chấn thương. Tuy nhiên nhiễm trùng tái phát nhiều lần, cấu trúc mũi bất thường hoặc dị ứng kinh niên có thể dẫn đến viêm nhiễm các xoang.

Do vị trí nằm ở cạnh mũi, trong xương mặt và xương sọ nên viêm xoang bướm thường gây đau nhức nhiều ở mặt, tai và đầu, rối loạn thị giác kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Nếu không được điều trị, căn bệnh này còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế mà người bệnh cần thăm khám sớm và nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Xoang Gây Sưng Mặt Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Nguyên nhân gây viêm xoang bướm

Bệnh viêm xoang bướm xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

  • Vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang bướm phổ biến nhất. Các loại thường gặp gồm Haemophilus influenza và Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn). Vi khuẩn thường lây lan đến xoang bướm từ một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không được điều trị tốt. Chẳng hạn như viêm mũiviêm xoang trước đó.
  • Virus: Một số loại virus như virus gây cảm lạnh thông thường và cúm có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang bướm. Nhiễm trùng do virus làm tăng tiết dịch hô hấp, niêm mạc sưng nề cản trở sự lưu thông của dịch từ xoang. Điều này gây ra sự ứ đọng dịch mủ và nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng: Dị ứng không được điều trị hoặc thường xuyên tiếp xúc chất gây kích ứng khiến niêm mạc mũi xoang sưng lên, bị kích thích và dịch hô hấp tiết ra nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong mũi và xoang. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Polyp mũi: Đây là những khối u lành tính phát triển trong đường mũi hoặc xoang. Khi tăng dần kích thước, polyp chiếm không gian hoặc làm bít tắc đường thoát dịch của xoang. Điều này khiến dịch hô hấp ứ đọng lại trong hốc xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Lệch/ vẹo vách ngăn mũi, kén hơi vách ngăn mũi, kén hơi cuốn mũi trên hoặc cuốn mũi giữa, cấu trúc mũi không phù hợp ảnh hưởng đến lỗ thông xoang, ngăn cản dòng chảy bình thường của dịch hô hấp. Điều này khiến dịch ứ đọng lại và gây viêm. Ngoài ra chức năng bảo vệ xoang mũi cũng bị suy giảm ở những người có cấu trúc mũi không phù hợp. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm: Những người sinh sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ bị viêm xoang hơn, trong đó có viêm xoang bướm. Khi hít vào, khói bụi, nấm móc và các tác nhân gây bệnh khác gây kích thích hoặc viêm bên trong xoang. Lâu ngày phát triển bệnh viêm xoang.
  • Nguyên nhân khác: Mặc dù ít gặp hơn nhưng những nguyên nhân được liệt kê dưới đây cũng có thể gây viêm xoang:

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gồm:

  • Suy giảm hệ hô hấp
  • Bệnh tiểu đường

Triệu chứng của viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm có những triệu chứng và dấu hiệu tương tự như viêm xoang sàng, viêm xoang hàm… Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:

 Viêm xoang bướm gây ra những cơn đau đầu không điển hình
Viêm xoang bướm gây ra những cơn đau đầu không điển hình, đau trầm trọng hơn khi cử động đầu
  • Đau đầu
    • Xuất hiện những cơn đau đầu không điển hình, có thể ở những vị trí và cường độ khác nhau
    • Đau trầm trọng hơn khi cử động đầu
    • Không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường
    • Đau thường xảy ra ở thái dương, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán và quanh hóc mắt. Đau đặc biệt nghiêm trọng hơn ở vùng chẩm và vùng sau ổ mắt
  • Rối loạn thị giác
    • Nhìn đôi
    • Mất thị lực một bên tiến triển
    • Nhìn mờ
  • Suy giảm khứu giác hoặc điếc mũi
  • Chảy nước mũi sau
  • Chảy máu mũi
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt hơi ở một số trường hợp
  • Đau tai
  • Thường xuyên buồn ngủ
  • Sốt nhẹ
  • Đau mặt
  • Đau gáy
  • Viêm họng dẫn đến đau/ kích thích cổ họng hoặc viêm thanh quản với mức độ khác nhau.

Ở một số trường hợp, các triệu chứng không xảy ra hoặc không quá nghiêm trọng cho đến khi các biến chứng xuất hiện.

Tìm hiểu thêm: Bị Viêm Xoang Có Gây Sốt Không? Cách Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Viêm xoang bướm có nguy hiểm không?

Những triệu chứng của viêm xoang bướm đặc biệt nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của người bệnh. Các cơn đau thường khiến người bệnh mất tập trung. Đồng thời gây lo lắng, mất ngủ và tăng nguy cơ trầm cảm.

Khi không được điều trị sớm, viêm xoang bướm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

+ Biến chứng ở mắt

  • Áp xe mí mắt
  • Áp xe túi lệ
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Nhìn đôi
  • Mất thị lực
  • Viêm mô tế bào hốc mắt
  • Áp xe hốc mắt

+ Biến chứng ở tai

  • Viêm tai giữa
  • Thủng màng nhĩ
  • Điếc tai
Điếc tai
Viêm xoang bướm không được điều trị có thể gây nhiễm trùng tai giữa và điếc tai

+ Biến chứng nội sọ và mạch máu

  • Áp xe não
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Áp xe dưới màng cứng
  • Viêm tắc xoang hang
  • Huyết khối xoang hang
  • Viêm tủy xương

Chẩn đoán viêm xoang bướm

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra những cơn đau đầu không điển hình, các triệu chứng ở mũi, tai và mắt. Nếu có nghi ngờ viêm xoang, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng.

Những kỹ thuật thường được thực hiện:

  • Nội soi mũi: Trong khi nội soi mũi, bác sĩ dùng ống nội soi có đèn và camera đưa vào mũi và xoang. Hình ảnh thu được có thể giúp bác sĩ tìm kiếm những dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc cấu trúc mũi bất thường. Tuy nhiên nội soi mũi có thể không rõ ràng khi kiểm tra viêm xoang bướm đơn độc.
  • Chụp CT: Kỹ thuật này giúp kiểm tra xương và các mô. Từ đó phát hiện nhanh những dấu hiệu của viêm xoang bướm đơn độc và cấu trú mũi bất thường.
  • Xét nghiệm vi sinh mũi và xoang: Xét nghiệm này bao gồm việc kiểm tra dịch mũi để tìm kiếm loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm này được thực hiện nếu có nghi ngờ dị ứng là nguyên nhân gây viêm xoang. Khi thực hiện: Các chất gây dị ứng sẽ được thử nghiệm trên da để tìm kiếm các dấu hiệu.

ĐỪNG BỎ LỠ: Chữa Viêm Xoang Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội? TOP 7 Bệnh Viện Chất Lượng Hàng Đầu

Điều trị viêm xoang bướm như thế nào?

Hầu hết các trường hợp viêm xoang bướm được điều trị bảo tồn. Những trường hợp có triệu chứng không giảm và rất nghiêm trọng sẽ được phẫu thuật.

1. Thuốc

Những loại thuốc phù hợp sẽ được chỉ định để điều trị viêm xoang bướm, cụ thể:

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh phổ rộng được dùng nếu viêm xoang bướm xảy ra do vi khuẩn
  • Thuốc kháng sinh: Nếu viêm xoang bướm do vi khuẩn, người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Thuốc này giúp loại bỏ nhanh nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu có kết quả xét nghiệm vi sinh mũi và xoang, kháng sinh có thể được điều chỉnh về loại và liều lượng để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng viêm không steroid nhằm điều trị viêm và giảm đau nhức cho bệnh nhân bị viêm xoang. Nhóm thuốc này cũng giúp hạ sốt hiệu quả. Những loại thường dùng gồm Ibuprofen và Naproxen.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Thuốc xịt mũi giúp đưa corticosteroid vào sâu trong mũi và các xoang. Điều này giúp điều trị tại chỗ cho tình trạng viêm và đau. Thuốc có tác dụng chữa trị và ngăn viêm, giảm sưng nề, làm dịu đau nhức, hạn chế nghẹt mũi và các triệu chứng khác của bệnh.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi được dùng cho những trường hợp nghẹt mũi kéo dài và gây khó chịu. Khi dùng có thể giúp thông mũi nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc này chỉ được dùng trong vài ngày, tối đa 5 ngày.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc điều trị viêm xoang thường được sử dụng, thích hợp với bệnh nhân bị viêm xoang do dị ứng. Thuốc giúp ức chế hoạt động của histamin – một thành phần gây ra các phản ứng dị ứng. Từ đó giúp giảm kích thích mũi xoang, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi…
  • Thuốc chống nấm: Nếu nấm là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được dùng thuốc chống nấm để điều trị viêm nhiễm xoang do nấm.
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc này được dùng trong thời gian ngắn để giảm nghẹt mũi và trị viêm xoang. Thuốc có tác dụng chống phù nề, giảm viêm và sưng. Từ đó giúp dịch hô hấp lưu thông dễ dàng hơn.

Tham khảo: Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Vòi Voi Hiệu Quả, An Toàn

2. Khí dung mũi

Khí dung mũi là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc dạng sương để đưa thuốc và dung dịch nước muối vào sâu trong xoang. Điều này giúp giảm viêm, giảm kích ứng và làm dịu các triệu chứng của bệnh.

3. Biện pháp điều trị tại nhà

Để giảm bớt các triệu chứng, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà. Bao gồm:

Rửa mũi bằng nước muối
Rửa mũi bằng nước muối giúp giảm viêm, giảm đau, thông mũi, tăng thải trừ chất kích ứng và vi khuẩn
  • Rửa mũi bằng nước muối: Dùng nước muối rửa mũi mỗi 1 – 2 ngày 1 lần có thể giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình phục hồi. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng làm loãng dịch nhầy, tăng thải trừ chất kích ứng và vi khuẩn. Từ đó giúp giảm viêm nhiễm và các triệu chứng của bệnh.
  • Xông mũi: Đặt một nồi nước nóng trước mặt, dùng khăn trùm kín đầu và nồi nước nóng. Sau đó hướng mặt về phía hơi nước và hít sâu. Biện pháp này giúp làm loãng dịch nhầy và thông mũi hiệu quả.
  • Tăm nước ấm: Hít hơi nước trong khi tắm nước ấm có thể giúp thư giãn và thông mũi. Biện pháp này cũng giúp hỗ trợ làm dịu cơn đau.
  • Chườm ấm: Dùng miếng gạc ấm và ẩm đặt lên mũi và xoang bướm 20 phút. Biện pháp này giúp giảm đau, làm loãng dịch nhầy và thông mũi hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp giảm kích ứng, làm loãng chất nhầy ứ đọng. Từ đó giúp mũi trở nên thông thoáng hơn. Ngoài ra uống đủ nước còn giúp hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm viêm.
  • Kê cao đầu khi ngủ: Dùng gối kê đầu có độ cao phù hợp trong khi ngủ. Điều này giúp xoang thoát dịch nhầy bên trong, giảm nghẹt mũi và tránh các triệu chứng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tham khảo thêm: BỎ TÚI NGAY 11 Cách Chữa Viêm Xoang Tại Nhà Cực Hay Và Hiệu Quả

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm xoang bướm khi:

  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả
  • Có biến chứng liên quan đến viêm xoang
  • Đau nhức không giảm và đau nhiều đến mức không chịu được
  • Viêm xoang bướm do polyp mũi hoặc bất thường khác trong cấu trúc.

Thông thường người bệnh sẽ được phẫu thuật nội soi qua mũi, vách ngăn hoặc qua xoang sàng. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ polyp, điều chỉnh vách ngăn hoặc mở rộng xoang bướm. Sau đó lấy bỏ nhầy mủ và toàn bộ mô nấm.

Phòng ngừa bệnh

Những biện pháp giúp giảm nguy cơ viêm xoang bướm gồm:

  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng. Điều này giúp cung cấp độ ẩm, giảm khô mũi và kích ứng mũi khi thời tiết hanh khô.
  • Thực hành vệ sinh mũi hàng ngày. Tốt nhất nên rửa mũi bằng nước muối mỗi tuần 3 lần.
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng và nơi có dịch bệnh. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng dẫn đến viêm xoang.
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết đột ngột thay đổi hoặc quá lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, nấm móc, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác trong không khí.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cúm hoặc đang có các bệnh lây truyền khác.
  • Tránh những tác nhân gây kích ứng/ dị ứng trong môi trường như phấn hoa, lông thú cưng, hóa chất, khí thải…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng
Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngăn ngừa khô mũi và kích ứng mũi, giảm nguy cơ viêm xoang bướm

Bệnh viêm xoang bướm có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, đau nhức nặng nề ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe. Hơn nữa việc không chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên điều trị sớm và theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm xoang có nên đi bơi không là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi nguồn nước ở bể bơi chứa không ít các yếu tố nguy cơ như virus, vi khuẩn, tạp chất...

Xem chi tiết

Khi nào nên mổ viêm xoang mũi, các phương pháp và chi phí mổ viêm xoang mũi có đắt không là thắc mắc chung của những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này. Được biết,...

Xem chi tiết

Viêm xoang xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Vậy bệnh viêm xoang có lây không? Lây qua đường nào? Dưới đây là thông tin...

Xem chi tiết

Viêm xoang có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những người bị viêm xoang. Bệnh lý này xảy ra khi một hoặc nhiều xoang bị viêm...

Xem chi tiết

Viêm xoang là bệnh thường gặp, không chỉ gây các triệu chứng tại xoang mà còn gây sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau nhức đầu, ngứa mắt, đau cổ họng... Có rất nhiều biện pháp...

Xem chi tiết

Người bệnh cần nắm rõ viêm xoang có gây sốt không và những phương pháp điều trị để có những hướng xử lý thích hợp. Viêm xoang do nhiễm trùng thường gây sốt nhẹ. Một...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp