Viêm xoang hàm được đánh giá là bệnh viêm xoang phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường do bệnh lý răng miệng, nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiếp xúc với những tác nhân gây hại trong môi trường.
Viêm xoang hàm là gì?
Viêm xoang hàm là bệnh viêm xoang ảnh hưởng đến xoang hàm. Đây là các hốc xoang nằm quanh mắt và hai bên gò má. Những xoang này dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Xoang hàm bị viêm khi có nhiễm trùng khiến niêm mạc xoang sưng lên, cản trở dòng chảy của dịch hô hấp. Điều này tạo ra dịch mủ và ứ đọng trong hốc xoang.
Viêm xoang hàm chủ yếu gây đau trong giai đoạn đầu và thường ngắn hạn (< 6 tuần, được gọi là viêm xoang cấp). Khi không được điều trị, nhiễm trùng xoang tiến triển, các triệu chứng dữ dội hơn, kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Điều này gây viêm xoang mãn tính kèm theo những biến chứng nghiêm trọng.
Phân loại bệnh viêm xoang hàm
Bệnh viêm xoang hàm được phân thành những loại sau:
- Viêm xoang hàm cấp tính: Nhiễm trùng xoang gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, kéo dài dưới 6 tuần và thường không tái phát khi được điều trị tốt. Viêm cấp tính chủ yếu gây đau ở nhiều vị trí khác nhau, xung quanh xoang hàm. Đôi khi bị chảy nước mũi và có dịch mủ ứ đọng trong hốc xoang.
- Viêm xoang hàm mãn tính: Viêm mãn tính xảy ra khi viêm xoang cấp không được điều trị tốt, các triệu chứng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài trên 6 tuần. Thể bệnh này gây đau nhức kèm theo nhiều triệu chứng khác. Khi không được điều trị tốt, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng.
- Viêm xoang hàm do bệnh về răng: Xoang bị viêm khi những bệnh lý răng không được điều trị tốt khiến nhiễm trùng lay lan. Những người có bệnh lý này sẽ có dịch mủ hôi tiết ra từ mũi và miệng kèm theo đau nhức. Cơn đau có xu hướng tồi tệ hơn theo thời gian.
Nguyên nhân gây viêm xoang hàm
So với viêm xoang trán và viêm xoang sàng, nhiễm trùng xoang hàm phổ biến hơn. Bệnh lý này xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:
- Viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng
- Lệch/ vẹo vách ngăn mũi, cấu trúc vách ngăn mũi có gờ
- Polyp mũi
- Bệnh lý răng miệng không được điều trị tốt, chẳng hạn như viêm nướu, viêm nha chu…
- Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật
- Tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh trong môi trường, cụ thể như vi khuẩn, virus, khói bụi…
- Thay đổi thời tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Có tiền sử phẫu thuật khoang miệng hoặc nhổ răng làm tổn thương xoang hoặc đánh rơi dị vật bên trong
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Bị tổn thương hoặc biến dạng cấu trúc xoang hàm do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như phẫu thuật
- Tiền sử bị viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Có thể bạn chưa biết: Viêm Xoang Đau Hốc Mắt Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị
Triệu chứng của viêm xoang sàng
Bệnh viêm xoang sàng chủ yếu gây đau nhức nhiều trong giai đoạn đầu. Khi nhiễm trùng tiến triển, cơn đau tồi tệ hơi và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác.
+ Giai đoạn cấp tính
- Nhức đầu
- Đau mặt
- Đau lan xuống hốc mắt và hai bên thái dương
- Đau có tính chu kỳ, đau nhiều vào buổi sáng và trưa, giảm vào buổi tối
- Đau nhức dữ dội hơn khi cúi đầu, vận động mạnh hoặc gập người
- Đau bùng phát khi chạm hoặc ấn nhẹ vào vùng mắt, hố răng
- Chảy nước mũi loãng, nước mũi vàng hoặc mủ đặc kèm theo mùi hôi.
+ Giai đoạn mãn tính
- Đau nhức mặt
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi, dịch mũi có màu xanh
- Mất khứu giác
- Khàn giọng
- Cổ họng bị kích ứng dẫn đến đau rát, ho khan, kích ứng…
Bệnh viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
Nhìn chung viêm xoang sàng có thể được chữa khỏi nếu được điều trị tốt và sớm. Khi không được điều trị, bệnh lý này gây ra những cơn đau nhức vô cùng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và giấc ngủ của người bệnh.
Mặt khác người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng dưới đây:
- Biến chứng ở đường hô hấp
- Viêm họng mãn tính
- Viêm tai giữa
- Viêm thanh quản
- Viêm đường hô hấp dưới
- Biến chứng ở mắt
- Viêm mô liên kết quanh hốc mắt
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Áp xe túi lệ
- Áp xe mí mắt
- Biến chứng ở xương
- Đau và tê mỏi xương hốc mắt
- Đau xương thái dương, xương đỉnh đầu và xương trán
- Nội sọ
- Viêm màng não
- Áp xe màng não
- Viêm não
- Viêm tắc tĩnh mạch xương
- Xoang
- Viêm đa xoang gồm viêm xoang sàng sau, viêm xoang trán…
Bài viết chia sẻ: Mách Bạn Cách Chế Biến 8 Món Ăn Trị Viêm Xoang Hiệu Quả
Chẩn đoán viêm xoang hàm như thế nào?
Bệnh viêm xoang hàm được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng, tiền sử bệnh kết hợp với những kỹ thuật dưới đây:
- Nội soi mũi: Kỹ thuật này sử dụng đầu dò có camera và đèn để kiểm tra đường mũi và các hốc xoang. Từ đó giúp bác sĩ quan sát và tìm kiếm bất thường trong cuốn mũi một cách chi tiết.
- Chụp X-quang: Bệnh nhân được chụp X-quang xoang để kiểm tra tình trạng bên trong các hốc xoang.
- Cấy mẫu dịch mũi và xoang: Khi điều trị kháng sinh không hiệu quả, người bệnh được cấy mẫu dịch mũi và xoang. Điều này giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Điều trị viêm xoang hàm
Phương pháp điều trị viêm xoang hàm thường bao gồm thuốc và các cách chăm sóc tại nhà. Những trường hợp nặng có thể cần can thiệp ngoại khoa.
1. Thuốc
Bệnh nhân được sử dụng thuốc để điều trị viêm và giảm nhẹ các triệu chứng. Những loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc giảm đau
Acetaminophen hoặc một loại NSAID như Ibuprofen thường được sử dụng để giảm những cơn đau do viêm xoang hàm gây ra. Những loại thuốc này có tác dụng cắt giảm những cơn đau nhẹ và vừa. Đặc biệt NSAID còn có tác dụng giảm viêm và sưng, cải thiện các triệu chứng của nhiễm trùng xoang.
- Thuốc kháng histamin
Đây là thuốc trị viêm xoang thường được sử dụng. Thuốc này phù hợp với bệnh nhân bị viêm xoang do dị ứng và có các triệu chứng liên quan.
Thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế phản ứng do histamin gây ra. Từ đó giảm nghẹt mũi, sổ mũi, kích ứng cổ họng, hắt hơi và nhiều triệu chứng khác. Thuốc này có thể được dùng ở dạng xịt hoặc uống.
- Thuốc co mạch
Bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng thuốc co mạch dạng xịt mũi, chẳng hạn như Xylometazolin, Pseudoephedrine hoặc Naphazolin. Thuốc này có tác dụng làm giảm xung huyết mũi và các triệu chứng như chảy nước mũi, khó thở, nghẹt mũi…
- Thuốc xịt chứa corticoid
Khi sử dụng, thuốc corticoid giúp ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc, giảm sưng và đau. Từ đó giúp thông mũi và mang đến cảm giác dễ chịu. Thuốc xịt chứa corticoid mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu dùng liều cao và kéo dài.
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh nhóm Penicillin thường được dùng để điều trị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn. Thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn, mang đến hiệu quả điều trị nhiễm trùng cao. Thông thường kháng sinh sẽ được dùng liên tục từ 14 – 21 ngày để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc kháng nấm
Thuốc này được dùng cho những bệnh nhân bị viêm xoang hàm do nấm men. Loại thường dùng gồm Voriconazole và Amphotericin B. Thuốc kháng nấm có tác dụng tiêu diệt nấm gây bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tham Khảo TOP 4 Thuốc Trị Viêm Xoang Của Pháp Chính Hãng Tốt Nhất
2. Chăm sóc và điều trị tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng của viêm xoang hàm. Cụ thể:
- Uống nhiều nước
Hãy uống nhiều nước nếu bạn bị nhiễm trùng xoang hàm. Điều này giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm loãng dịch nhầy và thông mũi xoang. Từ đó tạo điều kiện đào thải tác nhân gây bệnh và giảm nghẹt mũi.
- Xây dựng chế độ ăn kháng viêm
Thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, omega-3 và các chất chống viêm. Chẳng hạn như tỏi, gừng, các loại trái cây, rau xanh… Điều này giúp tăng khả năng kháng viêm, giảm đau và tăng hệ hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Chườm ấm
Đặt miếng gạc ấm và ẩm ở vị trí xoang. Điều này giúp làm loãng dịch nhầy, giảm sưng, giảm đau và ngăn nghẹt mũi. Chườm ấm cũng giúp bạn thư giãn và giảm áp lực lên xoang.
- Xông mũi
Xông mũi với nước nóng để làm thông mũi xoang, giảm đau và làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong hốc xoang. Khi thực hiện, cần đặt một bát nước sôi trước mặt và trùm kín khăn lên đầu. Hướng mặt về phía hơi nước nóng và hít sâu.
- Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi có thể giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi do những cơn đau gây ra.
- Rửa mũi bằng nước muối
Dùng nước muối để rửa mũi xoang và súc họng. Biện pháp này giúp giảm đau, giảm viêm, làm loãng dịch nhầy, loại bỏ vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng. Tốt nhất nên rửa mũi bằng nước muối mỗi ngày 1 lần.
Tham khảo thêm: Gợi Ý Cho Bạn 11 Cách Trị Viêm Xoang Tại Nhà Cực Hay, Dễ Áp Dụng
3. Phẫu thuật và thủ thuật khác
Nếu bị viêm xoang hàm mãn tính hoặc viêm nặng, người bệnh có thể được phẫu thuật hoặc thực hiện những thủ thuật dưới đây:
- Thủ thuật Proezt: Bệnh nhân được súc rửa xoang bằng thủ thuật Proezt. Trong đó xoang được làm sạch và dung dịch thuốc được đưa vào các hốc xoang.
- Chọc xoang hàm rút mủ: Phương pháp này sử dụng dụng cụ đặc biệt chọc vào xoang hàm để loại bỏ hết dịch mủ đang ứ dọng bên trong. Từ đó giảm áp lực trong xoang, ngăn nhiễm trùng phát triển và giảm đau nhức.
- Phẫu thuật: Bệnh nhân được phẫu thuật chữa lệch/ vẹo vách ngăn mũi, tạo hình vách ngăn hoặc cắt polyp mũi. Điều này giúp khắc phục nguyên nhân gây viêm xoang.
Phòng ngừa
Có nhiều cách giúp phòng tránh bệnh viêm xoang hàm. Bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ ngày, nên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước.
- Điều trị tốt những tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh lý răng miệng.
- Mang khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc vùng có dịch bệnh.
- Phân chia thời gian làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh thuốc lá và những chất kích thích.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
- Khám và điều trị khi có những triệu chứng bất thường hoặc có nghi ngờ bị viêm xoang.
Bệnh viêm xoang hàm có thể được điều trị khỏi bằng nhiều phương pháp. Điều quan trọng là phải thăm khám, điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng.
Tham khảo thêm:
- Mách Bạn TOP 15 Cây Thuốc Chữa Bệnh Viêm Xoang Hiệu Quả, Nhanh Khỏi
- TOP 10 Thuốc Điều Trị Viêm Xoang Sàng Chính Hãng Tốt Nhất Thị Trường