Bà Bầu Bị Viêm Xoang: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị An Toàn
Bà bầu bị viêm xoang thường liên quan đến dị ứng, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Bệnh gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường và dị ứng, khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu. Do suy yếu hệ miễn dịch khi mang thai, một số trường hợp có nhiễm trùng dễ phát triển và nghiêm trọng hơn.
Viêm xoang khi mang thai là gì?
Viêm xoang là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm và nhiễm trùng xoang. Đây là những túi chứa đầy không khí xung quanh mũi, giúp làm ẩm và ấm không khí trước khi đến phổi. Những túi này được lót bằng một lớp màng mỏng, tạo ra chất nhầy và thoát ra ngoài một cách hiệu quả.
Khi bị nhiễm trùng hoặc kích thích do dị ứng, xoang viêm và sưng lên làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước. Điều này khiến chất lỏng tích tụ, tăng áp lực lên các vùng ở mặt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Theo các chuyên gia, bà bầu sẽ có nhiều khả năng bị viêm xoang hơn. Tình trạng này gây ra những triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
Nếu bà bầu bị viêm xoang do virus, việc dùng thuốc thường không cần cần thiết. Thay vào đó, những biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp đẩy lùi nhanh tình trạng.
Có thể bạn quan tâm: Bị Viêm Xoang Mất Khứu Giác Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm xoang
Bà bầu bị viêm xoang có thể do những nguyên nhân dưới đây:
- Nhiễm virus, nấm và vi khuẩn
- Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm
- Những vấn đề về cấu trúc mũi, chẳng hạn như polyp mũi và lệch vách ngăn
- Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai
- Cảm lạnh thông thường
- Dị ứng. Dị ứng kéo dài có thể kích thích và làm sưng niêm mạc mũi xoang, ngăn chặn các hốc xoang dẫn đến nhiễm trùng và viêm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ:
- Hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai: Khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể giảm khả năng chống chọi với tác nhân, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng hơn so với thông thường.
- Tăng hormone thai kỳ: Thai kỳ khiến nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng cao. Điều này có thể làm tăng nguy cơ và làm nặng hơn tình trạng viêm xoang, làm nặng hơn mức độ tắc nghẽn và chảy dịch mũi sau.
- Chất gây dị ứng theo mùa: Ở những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc chất gây dị ứng theo mùa (chẳng hạn như phấn hoa) sẽ làm tăng tiết dịch hô hấp, sưng niêm mạc và tắc nghẽn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng trong mũi xoang.
- Chấn thương vùng mũi xoang: Chấn thương có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang mũi khi mang thai.
-
Yếu tố khác:
- Tiểu đường thai kỳ
- Mang đa thai
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Nhiễm trùng mũi xoang có thể phát triển ở bất kỳ thời điểm nào trong tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Bà bầu bị viêm xoang có các triệu chứng của tương tự như cảm lạnh thông thường và dị ứng. Đối với viêm xoang cấp, các triệu chứng kéo dài đến 4 tuần. Đối với nhiễm trùng mãn tính, các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần.
Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu thường gặp:
- Chảy dịch mũi sau
- Giảm khả năng ngửi
- Đau và tăng áp lực quanh mắt
- Nhức đầu
- Đau mũi và mặt
- Sốt
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Đau họng
- Ho
- Chảy nước mũi vàng hoặc màu xanh, dịch mũi có mùi hôi
- Mệt mỏi và chóng mặt
- Hôi miệng
Đọc thêm: Viêm Xoang Mũi Có Mùi Hôi Là Do Đâu? Cách Điều Trị Dứt Điểm
Viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Những triệu chứng khiến bà bầu bị viêm xoang thường xuyên mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe. Tuy nhiên nhiễm trùng xoang thường không gây hại cho thai nhi đang phát triển, không ảnh hưởng đến kết quả sinh nở. Riêng một số trường hợp có các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng. Cụ thể như:
- Viêm họng
- Viêm mắt
- Viêm túi lệ
- Áp xe mí mắt
- Giảm thị giác và khứu giác
- Nhiễm trùng tai giữa
Ngoài ra nghẹt mũi kéo dài khiến mẹ bầu phải thường xuyên thở bằng miệng, làm giảm lượng oxy đưa vào cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của thai nhi, tăng nguy cơ phát triển các bất thường bẩm sinh.
Các biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Hơn nữa việc điều trị sớm và thích hợp sẽ làm giảm đáng kể rủi ro đối với thai nhi.
Nên xem: Dùng Lông Nhím Chữa Viêm Xoang Và Những Lưu Ý Cần Biết
Điều trị an toàn cho bà bầu bị viêm xoang
Khi có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng. Trong quá trình này, bác sĩ tiến hành nội soi mũi xoang, phát hiện tình trạng ứ dịch và sưng nề bên trong.
1. Thuốc không kê đơn (OTC)
Những loại thuốc không kê đơn an toàn cho phụ nữ mang thai. Đối với bà bầu bị viêm xoang, bác sĩ thường chỉ định Acetaminophen (Tylenol) với liều lượng thích hợp. Thuốc này giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
Bác sĩ cũng có thể cân nhắc sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc thông mũi
- Thuốc giảm ho
- Thuốc long đờm
- Thuốc xịt mũi chứa steroid
Điều quan trọng là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Không dùng Aspirin và Ibuprofen trong thời kỳ mang thai. Bởi những loại thuốc này có thể gây ra những biến chứng khi mang thai, cụ thể như sảy thai và giảm nước ối.
Có thể bạn quan tâm: Bỏ Túi 14 Mẹo Chữa Viêm Xoang Cho Bà Bầu Tại Nhà Hiệu Quả
2. Biện pháp khắc phục tại nhà
Bà bầu bị viêm xoang chủ yếu được hướng dẫn những biện pháp khắc phục tại nhà. Những biện pháp này có thể đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và giảm nhanh các triệu chứng. Cụ thể:
- Tăng cường chất lỏng
Tăng lượng nước uống có thể làm dịu cơn đau họng, làm loãng dịch nhầy và thông mũi. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước dùng, nước ép rau củ, nước trái cây và trà khử caffain.
- Rửa mũi
Dùng phương pháp tưới bằng nước muối để rửa mũi. Biện pháp này giúp giữ ẩm cho niêm mạc mũi, làm loãng chất nhầy, loại bỏ chất bẩn tồn đọng và tăng khả năng thoát nước dễ dàng.
Ngoài ra phương pháp rửa mũi bằng nước muối còn giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau, sưng và các triệu chứng của viêm xoang. Khi thực hiện, hơi nghiên đầu sang một bên, dùng bình neti để bơm nước muối vào lỗ mũi trên, dịch mũi thoáng ra bằng lỗ mũi dưới. Lặp lại tương tự với lỗ mũi còn lại.
- Chườm mát
Đắp một chiếc khăn ẩm và mát lên các xoang. Biện pháp này giúp giảm sưng và khó chịu. Đồng thời làm dịu cơn đau đầu do xoang trong thời kỳ mang thai.
- Chườm ấm
Đây là một trong những cách chữa viêm xoang tại nhà hiệu quả. Đặt miếng gạc ấm và ẩm lên mũi và các xoang, giữ trong 15 phút. Biện pháp này giúp giảm đau, thông mũi và thư giãn. Chườm ấm nên được thực hiện vài lần mỗi ngày.
- Xông mũi
Đặt thau nước nóng trước mặt, trùm khăn lên đầu và tiến hành xông mũi. Việc hít hơi nước ấm sẽ giúp làm ẩm mũi xoang, làm loãng dịch nhầy, giảm đau và tăng khả năng thoát dịch. Điều này giúp giảm khó chịu cho bà bầu bị viêm xoang.
Giải Đáp: Xông TInh Dầu Trị Viêm Xoang Có Tốt Không? TOP 10 Tinh Dầu Điều Trị Hiệu Quả
- Tắm nước ấm
Nếu bị viêm xoang trong thời kỳ mang thai, hãy tắm nước ấm mỗi ngày. Biện pháp này giúp thư giãn cơ thể và cải thiện giấc ngủ. Hơn nữa việc hít hơi nước trong khi tắm sẽ giúp làm ẩm mũi xoang và thông mũi hiệu quả.
- Cải thiện giấc ngủ
Mẹ bầu được khuyên ngủ đủ giấc và ngủ sớm để giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, đẩy lùi bệnh viêm xoang. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần nâng cao đầu khi nằm. Biện pháp này giúp thoát dịch tốt hơn và giảm nghẹt mũi hiệu quả.
- Dùng máy tạo độ ẩm
Hãy dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm. Thiết bị này giúp tăng độ ẩm cho không khí, giảm tình trạng khô mũi và nghẹt mũi.
- Ăn uống dinh dưỡng
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi khỏe mạnh, duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin C từ hoa quả tươi và các loại rau xanh. Loại vitamin này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, đẩy lùi bệnh viêm xoang và các tình trạng nhiễm trùng khác khi mang thai.
XEM NGAY: Thực Đơn 8 Món Ăn Trị Viêm Xoang Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn
Phòng ngừa viêm xoang cho bà bầu
Bà bầu bị viêm xoang chủ yếu do nhiễm trùng và những thay đổi trong thời kỳ mang thai. Để giảm nguy cơ, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Tiêm phòng cúm trước khi mang thai.
- Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Giữ tay sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Tránh tiếp xúc những tác nhân có thể gây dị ứng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
- Ngủ đủ giấc và ngủ sớm.
- Tránh lo âu và phiền não, luôn giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ trong suốt thời kỳ mang thai.
Bà bầu bị viêm xoang có những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và thai nhi. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và tốt, bệnh có thể nhanh chóng được khắc phục, thường từ 2 – 4 tuần. Tốt nhất nên tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm:
- Viêm Xoang Gây Buồn Ngủ Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị
- Danh Sách 8 Bác Sĩ Chữa Viêm Xoang Giỏi TPHCM Nổi Tiếng Và Tận Tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!