Các loại tinh dầu tự nhiên thường được tận dụng để điều trị viêm xoang nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm và phù nề hiệu quả. Nếu thực hiện đúng cách, các triệu chứng như nghẹt mũi, đau nhức sọ mặt, chảy nước mũi, đau đầu… sẽ được cải thiện rõ rệt.
Có nên xông tinh dầu chữa viêm xoang?
Từ lâu, các bài thuốc xông đã được áp dụng để điều trị những bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Tuy nhiên, phương pháp xông truyền thống bằng các loại lá thường khá bất tiện nên giải pháp thuận tiện và tối ưu hơn là sử dụng các loại tinh dầu.
Tinh dầu là chiết xuất các hợp chất thơm dễ bay hơi từ thảo dược tự nhiên. Ngoài mùi thơm đặc trưng, các loại tinh dầu còn chứa nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Vì lý do này, tinh dầu thường được tận dụng để trị bệnh viêm xoang bên cạnh cách dùng là cơ bản là xông phòng, đuỗi côn trùng…
Xông tinh dầu là cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Khi xông, hơi nước sẽ mang theo tinh dầu đi sâu vào bên trong khoang mũi và cổ họng giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, triệt tiêu nấm mốc… Hợp chất kháng viêm trong các loại tinh dầu cũng giúp chống phù nề, giảm viêm đau, sưng nề ở các mô xoang.
Ngoài ra khi xông, hơi nước sẽ đi sâu vào bên trong hệ thống xoang giúp làm lỏng và mềm chất nhầy. Qua đó loại bỏ dịch tiết một cách nhẹ nhàng, hạn chế tình trạng ứ đọng lâu ngày dẫn đến nguy cơ bội nhiễm. Hơi ẩm từ nước còn giúp làm mềm niêm mạc mũi – xoang, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Thực hiện xông tinh dầu thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các niêm mạc hô hấp. Qua đó hỗ trợ phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Không chỉ hiệu quả với bệnh viêm xoang, xông tinh dầu còn giúp điều trị viêm mũi họng cấp, cảm cúm và các bệnh hô hấp trên thường gặp khác.
10 Loại tinh dầu trị viêm xoang hiệu quả, giảm triệu chứng rõ rệt
Trên thực tế, hầu hết các loại tinh dầu đều có thể sử dụng để xông mũi, giảm triệu chứng viêm xoang. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả rõ rệt, nên lựa chọn các loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh.
Với 10 loại tinh dầu trị viêm xoang được giới thiệu sau, bạn có thể lựa chọn loại tinh dầu phù hợp với sở thích để có thể giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ:
1. Tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng có mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Hơi ấm của gừng còn giúp tăng tiết mồ hôi, loại bỏ hàn khí trong cơ thể.
Nếu bị viêm xoang vào mùa lạnh hoặc giai đoạn chuyển mùa, nên sử dụng loại tinh dầu này để làm ấm cơ thể và tiêu diệt các loại virus gây viêm mũi xoang như Rhinovirus, Enterovirus… Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức trà gừng và các món ăn từ gừng để giảm nhẹ triệu chứng của các bệnh hô hấp.
Đọc thêm: Bỏ Túi 6 Cách Trị Viêm Xoang Bằng Gừng Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả
2. Tinh dầu bạch đàn
Không chỉ có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu bạch đàn còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này có tác dụng khử trùng, chống viêm, giảm tấy đỏ, ngứa ngáy do các bệnh da liễu. Bên cạnh đó với đặc tính kháng khuẩn mạnh, tinh dầu bạch đàn còn được sử dụng để điều trị cảm lạnh và viêm xoang.
Hợp chất chống oxy hóa bên trong loại tinh dầu này có thể trung hòa gốc tự do, giảm tình trạng phù nề, sưng viêm ở hệ thống xoang. Các methol còn giúp làm mát và giảm đau nhức ở vùng mũi xoang hiệu quả. Khi xông tinh dầu bạch đàn, toàn bộ mũi, họng và xoang sẽ được kháng khuẩn và làm sạch một cách hữu hiệu.
3. Tinh dầu vỏ cam
Tinh dầu vỏ cam có mùi hương vô cùng dễ chịu. Nếu không thích các loại tinh dầu có mùi mạnh như gừng hay bạch đàn, bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Vào năm 2012, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm để chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ cam. Kết quả cho thấy, loại tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn tốt, nhạy cảm với vi khuẩn E. coli, tụ cầu Staphylococcus aureus, các loại nấm và virus thường gặp khác. Do đó, bạn có thể tận dụng dược tính tự nhiên của tinh dầu vỏ cam để tiêu diệt các loại virus, nấm gây viêm xoang.
Ngoài hiệu quả kháng khuẩn, tinh dầu vỏ cam còn có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện giấc ngủ. Người bị viêm xoang rất dễ bị mất ngủ do tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Khi xông tinh dầu cam vào buổi tối, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và giấc ngủ cũng được cải thiện rõ rệt.
Có thể bạn chưa biết: Viêm Xoang Có Gây Mất Ngủ Không? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị
4. Tinh dầu quế
Quế là một trong những vị thuốc quý trong Đông Y. Ngày nay, tác dụng của quế đối với sức khỏe đã được y học hiện đại chứng minh và thừa nhận. Tinh dầu quế nổi bật với khả năng sát khuẩn mạnh nhờ chứa một loạt các hợp chất như Cinnamaldehyde, Eugenol, Cinnamyl Acetate và Eugenol acetate. Các hợp chất này có khả năng chống virus, vi khuẩn, vi trùng và các loại nấm thường gây bệnh ở người.
Sử dụng tinh dầu quế xông mũi sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm ở bệnh nhân bị viêm xoang. Bên cạnh đó, các hợp chất trong tinh dầu quế còn giúp khử khuẩn cổ họng, phòng ngừa hiệu quả tình trạng cảm lạnh, cảm cúm vào thời điểm giao mùa.
Ngoài cách xông tinh dầu, bạn cũng có thể thưởng thức trà cam quế, trà quế gừng… để làm ấm cơ thể. Quế với vị cay ngọt, tính ấm, tác dụng tuyên thông kinh lạc, ức chế can tà, làm ấm tỳ vị… sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi hệ miễn dịch được nâng cao, các triệu chứng do viêm xoang gây ra sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
5. Tinh dầu sả
Sả không chỉ là loại một gia vị với mùi thơm đặc trưng mà còn được ứng dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Eugenol có trong sả sẽ giúp giảm đau, sưng nề ở hệ thống mô xoang. Khi tình trạng sưng viêm được cải thiện, áp lực nội xoang sẽ giảm đi đáng kể, qua đó giảm nhanh tình trạng đau nhức vùng trán, hốc mắt.
Sả còn chứa các hợp chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn và đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương. Tinh dầu sả đã được chứng minh có khả năng chống nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng… Vì vậy khi xông mũi bằng tinh dầu sả, niêm mạc xoang sẽ được phục hồi và giảm nhanh tình trạng phù nề.
Đọc thêm: Viêm Xoang Gây Đau Nhức Hốc Mắt Là Gì? Phương Pháp Điều Trị
6. Trị viêm xoang bằng tinh dầu húng quế
Tinh dầu húng quế thường được biết đến với khả năng đuổi muỗi và côn trùng. Bên cạnh đó, với các hợp chất thực vật như Eugenol, Amphenol và Cineole, loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và giải mẫn cảm hiệu quả.
Nếu bị viêm xoang do dị ứng nấm mốc hoặc do tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi… nên sử dụng tinh dầu húng quế xông mũi mỗi ngày. Với dược tính tự nhiên, các hợp chất thực vật sẽ đi sâu vào bên trong khoang mũi – xoang giúp giảm tình trạng sưng viêm mô xoang do dị ứng, nhiễm trùng.
Mặt khác, tinh dầu húng quế còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái và ngủ sâu giấc hơn. Trước những phiền toái do bệnh viêm xoang gây ra, không ít người trở nên khó chịu, bứt rứt, mất ngủ… Chỉ với một vài giọt tinh dầu, bạn có thể giải quyết cả vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.
7. Tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh có mùi thơm vô cùng nhẹ nhàng, mang đến cảm giác khoan khoái và thoải mái. Dù không phổ biến như tinh dầu tràm trà nhưng loại tinh dầu này không hề kém cạnh về lợi ích đối với sức khỏe.
Trà xanh là một trong những loại thảo mộc tự nhiên có hàm lượng chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa gốc tự do trong các mô xoang, từ đó giảm hiện tượng sưng viêm và phù nề do dị ứng, kích ứng và nhiễm trùng gây ra.
Ưu điểm khi dùng tinh dầu trà xanh là nguy cơ kích ứng và đỏ da thấp hơn các loại tinh dầu như bạc hà, quế.. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên sử dụng tinh dầu trà xanh để trị viêm xoang và các bệnh hô hấp thường gặp.
Đọc thêm: Viêm Xoang Gây Sưng Mặt Có Sao Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
8. Tinh dầu hoa oải hương
Hoa oải hương được yêu thích bởi mùi hương đặc trưng, nồng nàn. Ngoài tác dụng thư giãn, tinh dầu từ loài hoa này còn có tác dụng điều trị viêm xoang. Lý do là vì trong tinh dầu hoa oải hương chứa các chất chống oxy hóa và hợp chất monoterpen có đặc tính khử trùng, chống viêm.
Xông tinh dầu oải hương sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang như nghẹt mũi, nặng và đau nhức sọ mặt… Bên cạnh đó, hơi nước sẽ đi vào sâu bên trong giúp làm loãng dịch tiết và dẫn lưu dịch ra bên ngoài thông qua khoang mũi.
Với tinh dầu hoa oải hương, ngoài cách xông thông thường, bạn cũng có thể thêm vài giọt vào nước tắm để làm ấm cơ thể, bài phong hàn. Hợp chất chống oxy hóa từ loại tinh dầu này sẽ giúp nuôi dưỡng làn da và phòng ngừa nhiễm hàn khi thời tiết trở lạnh.
9. Tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo là một trong những loại tinh dầu có khả năng điều trị viêm xoang, viêm mũi họng, viêm mũi dị ứng… Trong loại thảo dược này chứa khá nhiều hợp chất giảm đau tự nhiên, cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức vùng hốc mắt và sọ mặt thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang.
Bên cạnh đó, mùi thơm từ hương thảo còn giúp thư giãn tinh thần, cải thiện tình trạng mất ngủ do triệu chứng nghẹt mũi, khó thở… Thường xuyên xông tinh dầu hương thảo sẽ giúp đẩy lùi dần bệnh viêm xoang và phòng ngừa các bệnh tai mũi họng thường gặp.
10. Tinh dầu lá trầu không
Lá trầu không là vị thuốc nam tuyệt vời với rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Từ lâu, loại thảo dược này đã được sử dụng để điều trị các bệnh về da, tiêu hóa, các bệnh phụ khoa, hô hấp… Hiện nay, dược tính của lá trầu không đã được thừa nhận trên cơ sở khoa học, vì vậy bạn có thể tận dụng để cải thiện một số vấn đề sức khỏe.
Tinh dầu lá trầu không có tác dụng kháng nấm, chống khuẩn và chống virus hiệu quả. Tác dụng kháng khuẩn được so sánh với các loại thuốc kháng sinh hàng đầu hiện nay.
Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá trầu không còn chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, chống sưng nề tự nhiên. Khi sử dụng loại tinh dầu này xông mũi, tình trạng phù nề ở các mô xoang sẽ được cải thiện rõ rệt. Mặt khác, toàn bộ virus, nấm và vi khuẩn tích tụ bên trong cũng được loại bỏ, hạn chế nguy cơ bội nhiễm do viêm xoang mãn tính.
Ngoài những loại tinh dầu kể trên, bạn cũng có thể trị viêm xoang bằng các loại tinh dầu khác như tinh dầu tràm, tinh dầu tỏi, tinh dầu cỏ hôi, tinh dầu hoa ngũ sắc… Tất cả đều có hiệu quả kháng khuẩn, giảm sưng nề và tăng khả năng dẫn lưu dịch tiết qua khoang mũi.
ĐỌC NGAY: Tổng Hợp 8 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Tỏi Cực Hiệu Quả Cho Người Bệnh
Gợi ý một số cách sử dụng tinh dầu chữa viêm xoang
Có khá nhiều cách sử dụng tinh dầu trị viêm xoang như xông mũi, xông phòng hoặc thêm vào nước tắm. Tùy theo loại tinh dầu, bạn cần lựa chọn cách thực hiện phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.
1. Xông tinh dầu với nước nóng
Cách thông dụng nhất chính là trị viêm xoang bằng cách xông tinh dầu. Xông là hình thức tận dụng hơi nước ấm để đưa tinh dầu vào bên trong khoang mũi, xoang và cổ họng. Như đã đề cập, tinh dầu rất dễ bay hơi nên có thể đi theo hơi nước vào những vị trí khuất, khó tiếp cận thông qua việc vệ sinh thông thường.
Cách xông tinh dầu với nước nóng giúp trị viêm xoang:
- Chuẩn bị một nồi nước nóng và một chai tinh dầu tự nhiên
- Thêm vào vài giọt tinh dầu, sau đó dùng khăn trùm đầu để giữ hơi nước
- Lúc này, hơi nước sẽ từ từ len lỏi vào bên trong hệ thống xoang thông qua khoang mũi
- Xông từ 10 – 15 phút, có thể kết hợp xì mũi để làm sạch dịch tiết hô hấp, sau đó tiếp tục xông cho đến khi hết tình trạng nghẹt mũi và đau nhức ở vùng mặt
Với cách này, bạn có thể thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, đau nhức sọ mặt, sốt nhẹ… Khi xông, cơ thể sẽ bài tiết mồ hôi giúp bài trừ phong hàn, cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể do nhiễm lạnh.
2. Xông phòng bằng các loại tinh dầu tự nhiên
Người bị viêm xoang rất nhạy cảm với các yếu tố kích ứng, dị ứng có trong không khí. Bằng cách xông phòng bằng các loại tinh dầu tự nhiên, bạn có thể loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn trong không khí. Bên cạnh đó, mùi thơm của tinh dầu còn giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Vào giai đoạn chuyển mùa, nên vệ sinh không gian sống thường xuyên. Kết hợp với xông phòng với các loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh như tinh dầu vỏ cam, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà… để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
3. Thêm tinh dầu vào nước tắm
Với những loại tinh dầu dịu nhẹ, có khả năng nuôi dưỡng làn da và làm ấm cơ thể, bạn có thể thêm vào nước tắm bên cạnh cách xông thông thường. Cách này sẽ giúp làm ấm phế, cải thiện các triệu chứng hô hấp vào giai đoạn chuyển mùa.
Các loại tinh dầu bạn có thể thêm vào nước tắm bao gồm tinh dầu trà xanh, hoa nhài, hoa oải hương… Lưu ý nên hạn chế cho quá nhiều tinh dầu vì có thể gây kích ứng và nổi mẩn đỏ.
Đọc thêm: Gợi Ý Cho Bạn 11 Cách Trị Viêm Xoang Tại Nhà Cực Hay Và Hiệu Quả
Lưu ý khi dùng tinh dầu trị viêm xoang
Xong tinh dầu trị viêm xoang là mẹo chữa đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Giống như các phương pháp tự nhiên khác, mẹo chữa này khá an toàn và gần như phù hợp với mọi đối tượng.
Dù vậy, tinh dầu nguyên chất có thể gây dị ứng nếu sử dụng liều lượng quá cao. Khi thực hiện các cách chữa viêm xoang bằng tinh dầu, cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
- Lựa chọn tinh dầu của những thương hiệu uy tín, thận trọng với các loại tinh dầu giá rẻ gây hại cho sức khỏe.
- Chỉ nên thêm 3 – 5 giọt tinh dầu vào nước xông hoặc nước tắm. Không nên dùng quá nhiều tinh dầu vì có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc hô hấp.
- Ngoài cách xông truyền thống, có thể dùng các loại máy xông chuyên dụng. Các thiết bị này cho hơi sương mịn thấm sâu vào niêm mạc và sử dụng thuận tiện hơn.
- Giữ khoảng cách giữa mặt và nồi xông để tránh đỏ rát, kích ứng da.
- Xông tinh dầu trị viêm xoang đã được công nhận hiệu quả cả trong y học cổ truyền và hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm nhẹ một số triệu chứng như nghẹt mũi, đau nhức vùng hốc mắt, sọ mặt… Để điều trị dứt điểm, cần kết hợp với các phương pháp y khoa theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi điều trị viêm xoang, cần lưu ý tránh tiếp xúc với hóa chất, các chất dị ứng, kích ứng… Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ vệ sinh tai mũi họng.
- Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, đảm bảo sự lưu thông dịch tiết ở vùng mũi – xoang.
- Trường hợp dị ứng với tinh dầu, nên ngưng áp dụng. Nếu gặp phải triệu chứng khó thở, nổi mề đay, sưng mí mắt… nên đến bệnh viện để được điều trị, tránh trường hợp dị ứng nặng dẫn đến tai biến sốc phản vệ.
Xông tinh dầu trị viêm xoang là liệu pháp hỗ trợ có thể thực hiện hằng ngày. Ngoài hiệu quả chữa viêm xoang, người bị viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm… cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, nên lưu ý đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, cần kết hợp thêm với các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định và tổ chức lối sống khoa học, lành mạnh.
Tham khảo thêm:
- Tổng Hợp 14 Mẹo Trị Viêm Xoang Cho Bà Bầu Tại Nhà Hiệu Quả Nổi Bật
- Hoa Cứt Lợn Chữa Viêm Xoang: Bài Thuốc Cực Hay Từ Dân Gian