Viêm xoang có gây chóng mặt không là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Nhiều trường hợp đau đầu kèm theo chóng mặt khi bị viêm xoang, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Việc xác định nguyên nhân và tìm hướng xử lý là điều cần thiết.
Tổng quan về bệnh viêm xoang
Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường liên quan đến nhiễm trùng và dị ứng. Đây là một tình trạng viêm và sưng xảy ra ở niêm mạc xoang, có thể chỉ ảnh hưởng đến một xoang hoặc nhiều xoang cùng thời điểm (được gọi là viêm đa xoang).
Nhiễm trùng (vi khuẩn, nấm, virus) hoặc dị ứng gây kích ứng, sưng và tăng tiết dịch trong mũi xoang. Tình trạng này khiến dịch hô hấp ứ đọng nhiều trong hốc xoang, chuyển thành mủ và mang theo vi trùng chảy xuống họng. Sự ứ dọng dịch cũng làm tăng áp lực và gây đau nhức ở những vùng xung quanh.
Một số triệu chứng thường gặp:
- Đau đầu, sau gáy, hai bên thái dương, quanh mắt hoặc/ và mũi
- Cảm thấy nặng hoặc đau ở mặt
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Chảy dịch từ mũi xuống họng, dịch mủ xanh hoặc vàng và có kết cấu đặc
- Ho và kích ứng cổ họng
- Hôi miệng
Viêm xoang cấp có thể được điều trị tốt và không để lại biến chứng lâu dài. Đối với viêm xoang mãn tính, việc không được điều trị có thể gây biến chứng ở mắt, tai, nội sọ, thần kinh và tủy xương. Một số biến chứng có thể gặp gồm: Viêm màng não, áp xe não, áp xe mí mắt, mù lòa, điếc tai…
Nguy hiểm hơn, bệnh viêm xoang do nấm có tốc độ tiến triển nhanh, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường những phương pháp điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Có Gây Ho Không? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Viêm xoang có gây chóng mặt không?
Viêm xoang có mức độ nghiêm trọng cao, phát triển nhiều triệu chứng và biến chứng nếu không được điều trị tốt. Vậy viêm xoang có gây chóng mặt không? Theo chuyên gia, chóng mặt là một trong những triệu chứng của viêm xoang.
Ở những người bị viêm xoang, chóng mặt thường kèm theo nặng nhức thái dương, cảm giác nặng ở mặt và đau đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí của các hốc xoang gần não bộ. Khi dịch mủ ứ dọng trong xoang, chúng làm tăng áp lực lên những vùng xung quanh, bao gồm cả mạch máu và dây thần kinh quanh não. Điều này dẫn đến đau nhức và chóng mặt.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết chóng mặt do viêm xoang:
- Chóng mặt kéo dài, không có tính chu kỳ
- Điều trị không giảm hoặc thường xuyên tái phát
- Cơ thể mệt mỏi, hay quên và không tập trung
- Chóng mặt xảy ra đồng thời với những triệu chứng sau:
- Đau đầu
- Đau hoặc có cảm giác nặng ở mặt
- Nặng nhức thái dương
- Ngứa mũi
- Sổ mũi
- Chảy nước mũi sau
- Nghẹt mũi
- Ho khan hoặc có đờm
Đọc thêm: Viêm Xoang Chảy Máu Mũi Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm
Cách xử lý viêm xoang gây chóng mặt
Để xử lý viêm xoang gây chóng mặt, người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng thuốc và những cách chăm sóc tại nhà, giúp giảm bớt tình trạng.
1. Điều trị y tế
Khi bị chóng mặt do viêm xoang, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị y tế:
+ Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân bị chóng mặt do viêm xoang thường được điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc có thể được chỉ định:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được chỉ định cho người bị viêm xoang do phản ứng dị ứng. Thuốc này giúp giảm các triệu chứng liên quan.
- Thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Thuốc kháng nấm: Viêm xoang do nấm được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Thuốc này được dùng ngay sau chẩn đoán, liều lượng và thời gian thích hợp để tránh phát triển biến chứng do viêm xoang.
- Thuốc xịt mũi có chứa corticoid: Đây là thuốc điều trị viêm xoang thường được sử dụng. Thuốc này có tác dụng điều trị viêm và sưng niêm mạc, giảm đau tại chỗ.
- Thuốc thông mũi: Bệnh nhân được dùng thuốc thông mũi nếu viêm xoang gây tắc mũi nghiêm trọng. Thuốc này có tác dụng làm thông mũi xoang, giúp người bệnh hít thở dễ dàng. Không dùng thuốc thông mũi quá 5 ngày để tránh tác dụng ngược.
- Thuốc giảm đau: Các thuốc thuộc nhóm NSAID hoặc Acetaminophen thường được dùng để giảm nhẹ cơn đau do viêm xoang. Những loại thuốc này có thể giúp giảm những cơn đau không quá nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị chóng mặt: Dựa trên tình trạng cụ thể, người bệnh được dùng một loại thuốc chữa chóng mặt phù hợp. Việc dùng thuốc sẽ giúp giảm chóng mặt do viêm xoang, giảm khó chịu và tăng tập trung.
+ Phẫu thuật
Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với thuốc. Một số trường hợp nặng và viêm mãn tính có thể cần phải phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa được thực hiện khi điều trị bảo tồn không giảm hoặc có biến chứng.
Phẫu thuật thường bao gồm dẫn lưu dịch mủ trong xoang, loại bỏ hoàn toàn ổ viêm và các mô tổn thương không thể phục hồi. Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi mũi nhằm bảo tồn các mô không bị ảnh hưởng. Sau phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc để phục hồi nhanh.
Tham khảo thêm: Review TOP 10 Thuốc Nhỏ Mũi Viêm Xoang Tốt Nhất Hiện Nay
2. Điều trị tại nhà
Một số cách chữa viêm xoang tại nhà có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm chóng mặt và nhiều triệu chứng khác.
- Nghỉ ngơi: Nằm nghỉ và thư giãn cơ thể trong không gian yên tĩnh, sau đó hít thở đều. Điều này giúp giảm chóng mặt do viêm xoang.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng dịch nhầy, thông mũi và giảm đau nhức do bệnh viêm xoang. Biện pháp này cũng giúp chống mệt mỏi và giữ sức khỏe tổng thể.
- Rửa mũi bằng nước muối: Dùng nước muối để rửa mũi, làm sạch sâu trong hốc xoang. Nước muỗi giúp giảm viêm, đau và sưng tấy, kháng khuẩn. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm sạch mũi xoang và giảm áp lực. Từ đó hạn chế chóng mặt và giúp thông mũi. Nước muối nên được sử dụng mỗi ngày 1 lần.
- Ăn uống dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, protein nạc và khoáng chất. Những loại thực phẩm này giúp giảm mệt mỏi, tăng khả năng chống bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Người bệnh cần tránh thuốc lá và không uống nhiều rượu bia. Rượu và thuốc lá có thể làm tăng mức độ viêm nhiễm và các triệu chứng của bệnh.
- Dùng máy tạo độ ẩm: Cung cấp độ ẩm cho không khí bằng cách đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Điều này giúp tăng cảm giác dễ chịu, giảm tình trạng khô mũi, đau nhức, nghẹt mũi và các triệu chứng liên quan.
- Xông mũi: Trong khi xông mũi với nước nóng, hít hơi nước bốc lên có thể giúp thông mũi xoang, làm loãng dịch nhầy. Biện pháp này cũng giúp thư giãn, giảm đau nhức và khó chịu do viêm xoang gây ra.
Bài viết giúp giải đáp thắc mắc viêm xoang có gây chóng mặt không, cách xử lý hiệu quả. Chóng mặt là một trong những triệu chứng của viêm xoang, cần được khám và điều trị sớm. Vì vậy những trường hợp này nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn khám chữa bệnh hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- TOP 7 Địa Chỉ Chữa Viêm Xoang Tốt Nhất Ở Hà Nội: Điều Trị Hiệu Quả
- Bệnh Viêm Xoang Có Di Truyền Không? Cách Phòng Ngừa Bệnh