Viêm Xoang Gây Ho: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị
Viêm xoang gây ho thường do tắc lỗ thông xoang, dịch mủ chảy xuống cổ họng dẫn đến kích ứng và viêm. Bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm kèm theo đau và viêm họng. Nhiều trường hợp bị ho ra máu.
Vì sao viêm xoang gây ho?
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và viêm niêm mạc lót trong xoang. Tình trạng này dẫn đến đau nhức, tắc nghẽn và tụ nhiều chất lỏng trong hốc xoang.
Viêm mũi xoang chủ yếu do phản ứng dị ứng và nhiễm trùng. Phần lớn các trường hợp liên quan đến virus và vi khuẩn. Tuy nhiên viêm xoang do nấm có thể xảy ra và đe dọa đến tính mạng.
Ho là một triệu chứng thường gặp của viêm xoang. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể bị ho khan, ho có đờm hoặc ho khạc ra máu. Những nguyên nhân khiến viêm xoang gây ho:
- Chảy nước mũi sau: Viêm xoang gây tắc nghẽn và chảy dịch mũi sau. Dịch mủ trong hốc xoang mang theo vi trùng chảy xuống họng, gây kích ứng và viêm nhiễm. Điều này dẫn đến đau họng và ho kéo dài.
- Nhiễm trùng lây lan: Khi không được điều trị, nhiễm trùng mũi xoang lây lan dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa, nhiễm trùng khí phế quản… Điều này gây ra những cơn ho kéo dài kèm theo cổ họng đau rát, có đờm mủ. Ngoài ra nhiễm trùng không được điều trị có thể khiến niêm mạc sung huyết và chảy máu. Việc xì mũi, hắt hơi liên tục, ngoáy mũi có thể dẫn đến viêm xoang chảy máu mũi hoặc khạc đờm ra máu.
- Viêm xoang dị ứng: Viêm xoang thường liên quan đến viêm mũi dị ứng. Đây là một phản ứng dị ứng của cơ thể khi hít phải dị nguyên trong môi trường. Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mắt và ho dai dẳng.
Nhận biết viêm xoang gây ho
Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc khạc ra máu. Cơn ho thường dai dẳng kèm theo những triệu chứng dưới đây:
- Ho kéo dài hoặc tái phát
- Cảm thấy khó thở
- Ho tạo ra tiếng rít hoặc tiếng thở khò khè
- Ngứa cổ họng
- Đau họng
- Chảy nước mũi sau
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Nước mũi đặc quánh
- Có máu hoặc chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh
- Sốt và đau đầu
- Có cảm giác nặng hoặc đau ở mặt, đặc biệt là trán, quanh mũi và mắt
- Đau đầu
- Hôi miệng
- Miệng có vị kim loại
Tham khảo thêm: Viêm Xoang Khạc Đờm Ra Máu: CẢNH BÁO Bệnh Nguy Hiểm
Viêm xoang gây ho có nguy hiểm không?
Ho khan, ho có đờm là triệu chứng thường gặp của viêm xoang. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng cơn ho có thể dai dẳng, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Khi nguyên nhân được kiểm soát hoặc dùng thuốc, cơn ho có thể giảm và không tái phát.
Một số trường hợp bị ho hoặc khạc ra máu. Những trường hợp này thường nghiêm trọng hơn, chủ yếu liên quan đến nhiễm trùng nặng khiến niêm mạc tổn thương, sung huyết và chảy máu.
Để ngăn phát triển biến chứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị với những phương pháp thích hợp.
Điều trị viêm xoang gây ho
Nhiều biện pháp có thể giúp điều trị viêm xoang, làm dịu niêm mạc họng và giảm ho. Dưới đây là những phương pháp hữu hiệu nhất.
1. Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp tự nhiên có thể giúp điều trị ho dai dẳng do viêm xoang. Cụ thể:
- Mật ong
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mật ong có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng và giảm đau.
Cách dùng: Hòa tan 1 – 2 thìa mật ong trong 150ml nước ấm. Có thể thêm vài giọt chanh. Uống khi còn ấm nóng.
- Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, phù hợp với bệnh nhân bị viêm xoang gây ho. Thảo dược này có tác dụng giảm hen suyễn và ho khan, làm dịu cơn đau và giảm buồn nôn. Khi sử dụng, gừng cũng giúp giảm kích ứng, giảm viêm ở cổ họng do xoang.
Cách dùng: Thêm gừng vào món ăn hoặc pha trà uống.
Tìm hiểu thêm: Bỏ Túi 6 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Gừng Cực Hiệu Nghiệm
- Nước ấm
Khi bị viêm xoang do ho, người bệnh nên uống nhiều nước ấm. Biện pháp này có thể giúp giảm hắt hơi và sổ mũi. Một số nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước ấm giúp làm dịu và giảm đau họng, chóng mệt mỏi, phòng ngừa và giảm ớn lạnh.
Ngoài nước lọc, người bệnh có thể dùng trà thảo mộc, nước hầm xương, nước ép trái cây ấm…
- Nước dứa
Quả dứa (thơm) chứa một loại enzym có tên Bromelain. Chất này có đặc tính chống viêm, làm tan và loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy việc uống nước ép dứa mỗi ngày có thể giúp giảm ho do viêm xoang.
- Men vi sinh (Probiotics)
Mặc dù không trực tiếp cắt giảm cơn ho nhưng probiotics có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này giúp người bệnh chống lại nhiễm trùng, giảm ho do viêm xoang, tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để súc họng và rửa mũi. Nước muối có đặc tính kháng viêm và chống nhiễm trùng. Khi dùng có thể giảm viêm mũi xoang, viêm họng, đau họng và ho.
Một số tác dụng khác:
-
- Làm sạch họng và mũi, ngăn nhiễm trùng lan rộng.
- Làm loãng dịch nhầy, giảm chảy dịch mũi sau. Từ đó ngăn ngừa viêm xoang gây ho.
- Hít hơi nước
Hít hơi nước có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang, bao gồm cả ho. Hít hơi nước nóng khi xông mũi giúp giảm nghẹt mũi, giảm ho khan và ho có đờm.
Cách thực hiện: Đổ đầy nước nóng vào bát lớn, thêm tinh dầu hoặc thảo mộc. Trùm khăn lên đầu và cúi người xuống bát nước, sau đó hít hơi nước đang bốc lên, thực hiện từ 10 – 15 phút.
Người bệnh cũng có thể tắm nước nóng hoặc tắm bồn để hơi nước tràn ngập trong phòng tắm, sau đó hít sâu. Sau khi tắm xong, uống một cốc nước để tránh mất nước và hạ nhiệt.
Đọc thêm: Tinh Dầu Chữa Viêm Xoang Có Tốt Không? TOP 10 Tinh Dầu Tốt Nhất Cho Bạn
2. Điều trị y tế
Viêm xoang gây ho thường được điều trị bằng thuốc. Những loại thuốc được sử dụng có tác dụng khắc phục viêm xoang, ngăn ngừa và giảm ho.
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang.
- Thuốc chống nấm: Bệnh nhân được dùng thuốc chống nấm nếu viêm xoang gây ho liên quan đến nấm men hoặc nấm mốc.
- Thuốc kháng histamin: Chlorpheniramine và clemastine là những loại thường được sử dụng. Thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể và các triệu chứng liên quan, bao gồm cả ho.
- Thuốc thông mũi: Pseudoephedrine (Sudafed) là loại thuốc thông mũi thường được dùng. Thuốc này giúp giảm ho bằng cách làm thông mũi và giảm chảy nước mũi sau.
- Thuốc giảm ho: Bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc chống ho như Dextromethorphan. Thuốc này có tác dụng kiểm soát phản xạ ho. Thuốc chống ho thường mang đến hiệu quả cao hơn cho những bệnh nhân bị ho khan.
- Thuốc ho long đờm: Thuốc ho long đờm như Guaifenesin (Mucinex) được chỉ định cho bệnh nhân bị ho có đờm. Thuốc có tác dụng làm loãng và làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, người bệnh ho ra dễ dàng.
Nếu các triệu chứng tiếp tục sau điều trị bảo tồn hoặc viêm xoang mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Trong đó, ổ viêm nhiễm và polyp được loại bỏ để khắc phục viêm nhiễm, cắt giảm cơn ho. Những trường hợp bị lệch vách ngăn sẽ được phẫn thuật điều chỉnh.
Đọc thêm: Review TOP 7 Thuốc Viêm Xoang Của Nhật Tốt Nhất Thị Trường
Phòng ngừa viêm xoang gây ho
Áp dụng những biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng để tránh viêm xoang gây ho. Cụ thể:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người đang mang mầm bệnh, chẳng hạn như cúm.
- Đao khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Tránh đưa tay lên mắt và miệng.
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc họng. Điều này giúp chống nhiễm trùng và viêm.
- Điều trị tích cực nếu có các tình trạng nhiễm trùng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra nên kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch và khả năng chống bệnh. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ gây ho.
Viêm xoang gây ho xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường không quá nghiêm trọng. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và thuốc. Nếu ho dai dẳng, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn những giải pháp tốt nhất.
Tham khảo thêm:
- Bệnh Viêm Xoang Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Viêm Xoang Có Gây Chóng Mặt Không? Cách Khắc Phục Dứt Điểm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!