Viêm Xoang Khạc Đờm Ra Máu: Điều Trị Sớm Chớ Chủ Quan
Viêm xoang khạc đờm ra máu thường gặp ở những trường hợp nặng. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc xoang bị tổn thương nghiêm trọng và xung huyết. Người bệnh cần khám và điều trị sớm để tránh gây nguy hiểm.
Thế nào là viêm xoang khạc đờm ra máu?
Viêm xoang là tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc xoang, dẫn đến sưng, tắc nghẽn và ứ dọng chất lỏng trong hốc xoang. Tình trạng này làm tăng áp lực và gây đau ở mặt, đặc biệt là vùng quanh mũi, mắt và trán. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi sau…
Đôi khi viêm xoang gây khạc đờm ra máu. Bệnh thể hiện cho tình trạng các xoang bị viêm nhiễm kèm theo phù nề và xuất huyết. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở những trường hợp có nhiễm trùng xoang nghiêm trọng.
Dịch ứ đọng, chảy xuống mũi và họng thường đặc, có màu vàng hoặc xanh, không kèm theo máu. Tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể khạc hoặc ho ra máu tươi.
Tìm hiểu thêm: Viêm Xoang Nghẹt Mũi Khó Thở Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Triệt Để
Nguyên nhân gây viêm xoang khạc đờm ra máu
Lỗ thông mũi xoang bị tắc nghẽn do niêm mạc phù nề. Điều này cản trở chất lỏng và khí thoát ra khỏi xoang. Oxy được hấp thu vào những mạch máu của niêm mạc, làm tăng áp suất âm trong xoang.
Việc duy trì áp suất âm khiến niêm dịch từ màng nhầy phát triển. Điều này làm tăng thêm mức độ tắc nghẽn lỗ thông xoang, tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi.
Quá nhiều vi trùng khiến cơ thể tăng cường sản sinh bạch cầu và huyết thanh nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên điều này tăng áp lực dương trong xoang, dẫn đến phù nề và sung huyết niêm mạc lót trong xoang. Việc cố gắng xì mũi, ho hoặc khạc đờm, sẽ gây ra tình trạng xuất huyết.
Nguyên nhân gây viêm xoang khạc đờm ra máu:
- Viêm nhiễm nặng: Viêm nhiễm nặng khiến niêm mạc xoang sung huyết và phù nề. Điều này làm tăng độ nhạy cảm, niêm mạc mũi dễ chảy máu hơn khi có tác động nhẹ. Viêm xoang khạc đờm ra máu do nhiễm trùng thường liên quan đến nấm Aspergillus, một số loại virus (như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus) và vi khuẩn.
- Hắt hơi: Thường xuyên hắt hơi hoặc hắt hơi mạnh làm ảnh hưởng đến niêm mạc lót trong xoang. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương và xuất huyết.
- Xì mũi mạnh và thường xuyên: Nghẹt mũi do viêm xoang khiến bạn thường xuyên xì mũi mạnh. Điều này làm tăng áp lực và làm tổn thương những mạch máu bên trong.
- Dùng xịt mũi không đúng cách: Lạm dụng hoặc xịt mũi quá mạnh có thể làm tăng mức độ sung huyết và chảy máu ở niêm mạc mũi. Theo dịch hô hấp, máu có thể chảy xuống cổ hỏng, gây viêm xoang khạc đờm ra máu.
- Thời tiết hanh khô: Niêm mạc mũi bị khô và nứt ra khi thời tiết lạnh và hanh khô. Điều này làm tăng tính nhạy cảm, mạch máu dễ bị tổn thương hơn.
- Polyp mũi: Polyp mũi lớn làm tắc nghẽn mũi xoang, nhiều dịch hô hấp đọng lại tạo điều kiện cho vi trùng phát triển. Khi polyp mũi không được xử lý, viêm xoang có xu hướng nặng hơn hoặc tái phát nhiều lần, tăng độ nhạy cảm và gây sung huyết niêm mạc. Lâu ngày dẫn đến xuất huyết, bệnh nhân khạc đờm ra máu.
- Ung thư xoang cạnh mũi: Tình trạng này có thể là kết quả của nhiễm trùng xoang mãn tính và không được điều trị. Ung thư xoang cạnh mũi thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi khối u phát triển lớn hơn, người bệnh có thể bị đau nhức, nghẹt mũi, chảy máu mũi hoặc khạc đờm ra máu.
- Ăn uống không lành: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, uống rượu, ăn đồ béo ngọt sẽ làm tăng nguy cơ viêm xoang khạc đờm ra máu. Theo Y học cổ truyền những loại thực phẩm này có thể gây hàn uất hóa hỏa, thấp nhiệt hun đốt dẫn đến viêm nhiễm trong xoang. Trong trường hợp hỏa nhiệt hun đốt quá đà, người bệnh sẽ khạc ra máu.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể khạc đờm ra máu tươi hoặc máu lẫn trong đờm và dịch mũi. Ngoài ra người bệnh còn có những triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Đau hoặc có cảm giác nặng ở mặt và đầu
- Ho hoặc kích ứng cổ họng
- Chảy nước mũi sau
- Hôi miệng hoặc có vị lạ trong miệng.
Giải đáp thắc mắc cho bạn: Viêm Xoang Có Gây Ho Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm
Viêm xoang khạc đờm ra máu có nguy hiểm không?
Viêm xoang khạc đờm ra máu là một tình trạng nghiêm trọng, thường chỉ xảy ra vào giai đoạn nặng của bệnh viêm xoang. Khi không được điều trị, tình trạng này có thể kéo dài và gây ra những biến chứng dưới đây:
- Mệt mỏi và suy nhược
- Da dẻ xanh xao
- Viêm phổi cấp tính
- Bùng phát cơn hen
- Tăng nguy cơ lao phổi và viêm màng não.
Chẩn đoán viêm xoang khạc đờm ra máu
Người bệnh được kiểm tra bệnh sử và các triệu chứng liên quan. Nếu có nghi ngờ khạc đờm ra máu do viêm xoang, các xét nghiệm dưới đây sẽ được thực hiện:
- Nội soi mũi: Ống nội soi có camera và đèn được đưa vào sâu để kiểm tra bên trong mũi xoang. Điều này có thể giúp phát hiện tình trạng sung huyết, polyp mũi hoặc sự phát triển của những khối bất thường.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hình ảnh CT có thể giúp nhìn thấy cấu trúc mũi xoang và phát hiện những bất thường bên trong.
Ngoài viêm xoang, khạc đờm ra máu cũng là một trong những triệu chứng của bệnh lý ở phổi (như viêm phổi, tắc mạch phổi) và viêm phế quản. Để chẩn đoán phân biệt, bác sĩ có thể tiến hành khám phổi và chụp X-quang lồng ngực.
Nên đọc: Mổ Nội Soi Viêm Xoang: Quy Trình, Chi Phí Thực Hiện Và Thời Gian Phục Hồi
Xử lý viêm xoang khạc đờm ra máu
Trước khi đến bệnh viện, người bệnh cần xử lý tình trạng xuất huyết tại nhà. Dưới đây là những bước giúp cầm máu đơn giản:
- Cúi đầu về phía trước. Bước này giúp giảm áp lực lên thành mạch máu và cầm máu
- Kẹt nhẹ 2 mũi khoảng 10 đến 15 phút.
Điều trị viêm xoang khạc đờm ra máu
Sau khi cầm máu tại nhà, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị. Thông thường viêm xoang khạc đờm ra máu sẽ được điều trị bằng thuốc và theo dõi. Một số trường hợp nặng, có biến chứng hoặc nguyên nhân nghiêm trọng có thể được cân nhắc phẫu thuật.
1. Thuốc
Viêm xoang cần được điều trị tích cực để giảm viêm và phù nề niêm mạc, hạn chế khạc đờm ra máu. Hầu hết các trường hợp đạt hiệu quả điều trị cao khi dùng thuốc. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc co mạch: Thuốc nhỏ mũi co mạch thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang chảy máu mũi và khạc đờm ra máu. Thuốc này có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm sung huyết cho những trường hợp viêm mũi xoang cấp tính và mãn tính. Ngoài ra thuốc chống co mạch còn có tác dụng giảm nghẹt mũi. Thuốc thường mang đến hiệu quả trong vòng 10 phút, kéo dài tối đa 6 tiếng.
- Thuốc kháng sinh: Nhiễm trùng do vi khuẩn cần được điều trị để ngăn viêm xoang tiến triển và giảm khạc đờm ra máu. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định kháng sinh penicillin nhóm để tiêu diệt vi khuẩn.
- Thuốc chống nấm: Viêm xoang do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc này có tác dụng loại bỏ các loại nấm gây nhiễm trùng trong xoang.
- Thuốc kháng histamin: Dị ứng khiến viêm xoang xảy ra dai dăng, niêm mạc sưng tấy, nghẹt mũi và hắt xì nhiều. Điều này làm tăng tăng nguy cơ xuất huyết. Để giảm phản ứng dị ứng và các triệu chứng, thuốc kháng histamin sẽ được sử dụng.
- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Corticosteroid là một loại thuốc kháng viêm mạnh. Khi dùng ở dạng xịt mũi, thuốc có tác dụng giảm viêm sưng niêm mạc xoang và làm dịu các triệu chứng.
- Thuốc thông mũi: Nếu nghẹt mũi và xì mũi là nguyên nhân gây viêm xoang khạc đờm ra máu, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc thông mũi tối đa 5 ngày. Thuốc này có thể giúp giảm nhanh tình trạng tắc nghẽn mũi.
Tham khảo thêm: Review TOP 7 Thuốc Trị Viêm Xoang Của Hàn Quốc Tốt Nhất Hiện Nay
2. Phẫu thuật
Những trường hợp nặng có thể cần phải can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này thường được chỉ định khi:
- Điều trị bảo tồn không hiệu quả, các triệu chứng kéo dài
- Có polyp mũi hoặc lệch vách ngăn gây viêm xoang mãn tính
- Ung thư mũi xoang
Phẫu thuật có thể bao gồm:
- Loại bỏ khối phát triển bất thường trong xoang
- Điều chỉnh lệch vách ngăn
- Loại bỏ ổ viêm nhiễm và các niêm mạc mũi xoang không thể phục hồi.
Phòng ngừa
Điều trị sớm và tích cực để phòng ngừa viêm xoang khạc đờm ra máu. Ngoài ra nên áp dụng những biện pháp dưới đây để ngăn nhiễm trùng xảy ra và phát triển.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Điều này giúp làm sạch họng và mũi xoang, giảm viêm, giảm sưng đau, loại bỏ nhiễm trùng và các chất gây dị ứng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người có bệnh lý nhiễm trùng lây truyền qua đường hô hấp, chẳng hạn như cúm.
- Mang khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Nếu có cơ địa dị ứng, cần tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng trong môi trường.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Tránh đưa tay lên mũi và miệng.
- Điều trị tốt các tình trạng nhiễm trùng để tránh lây nhiễm lên xoang.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra nên tập thể dục đều đặn để nâng cao thể trạng, sức đề kháng và khả năng chống bệnh.
Viêm xoang khạc đờm ra máu thường xảy ra trong giai đoạn nặng, khi niêm mạc xoang sưng tấy và sung huyết nghiêm trọng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Chính vì vậy người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Tham khảo thêm:
- Viêm Xoang Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!