Viêm Xoang Mũi Dị Ứng Thời Tiết Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết là một dạng bệnh lý thường gặp vào thời điểm chuyển giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh này không khó để phát hiện ra, nhưng làm sao để điều trị hiệu quả là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho bạn.
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia tai mũi họng, viêm xoang mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh về đường hô hấp thường xuất hiện khi nhiệt độ, độ ẩm hoặc các chất gây dị ứng trong không khí thay đổi đột ngột. Các yếu tố này kích thích hoạt động phóng thích histamin vào niêm mạc hô hấp dẫn đến các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, chữa trị đúng cách và phòng ngừa hiệu quả sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như bệnh viêm xoang, polyp xoang, polyp mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa,…
Nguyên nhân gây viêm xoang mũi dị ứng thời tiết
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết bùng phát khi có các yếu tố dị ứng, dị nguyên xuất hiện trong môi trường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:
- Di truyền: Trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết có thể tăng lên đáng kể nếu người thân cận huyết (cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà,…) đã mắc bệnh lý này.
- Yếu tố thời tiết: Bệnh viêm mũi dị ứng mùa lạnh thường chỉ xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, bệnh sẽ tự thuyên giảm hoặc tự biến mất khi thời tiết ấm dần lên. Bởi trong giai đoạn chuyển mùa và mùa lạnh, các tác nhân dị ứng trong không khí có xu hướng tăng lên. Hậu quả là kích thích phản ứng dị ứng và gây ra phù nề, sưng viêm niêm mạc mũi, dẫn đến mắc viêm xoang mũi dị ứng thời tiết.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch là cơ quan trực tiếp gây ra những phản ứng thái quá đối với các yếu tố thời tiết (phấn hoa, không khí, độ ẩm, gió,….). Nhiều nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch suy giảm làm tăng khả năng bùng phát các phản ứng dị ứng. Vì vậy, nguy cơ bị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết cũng có thể tăng lên đáng kể ở những đối tượng có sức đề kháng kém (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai,..)
- Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là một yếu tố chính trong cơ chế sinh ra bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi,… Người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ mắc các bệnh lý dị ứng cao hơn so với người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Theo Mùa: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Một Số Lưu Ý
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường có các biểu hiện gì?
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết thường có những triệu chứng tương tự như bệnh viêm mũi dị ứng thông thường. Triệu chứng thường gặp của bệnh là:
- Hắt hơi liên tục, có khi thành từng tràng dài, đặc biệt là khi tiếp xúc với các mùi thức ăn, nước hoa hoặc không khí lạnh, nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa,…
- Bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết ban đầu thường gây chảy nước mũi trong. Tuy nhiên, trong trường hợp bội nhiễm hoặc nếu để lâu dài có thể khiến nước mũi chuyển thành màu vàng đục.
- Ngứa cổ họng, ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt thậm chí có thể gây đỏ mắt và chảy nước mắt.
- Tình trạng niêm mạc mũi sưng lên khiến nước mũi chảy ngược xuống họng, kích thích phản ứng ho, hoặc đàm trong cổ. Đôi khi gây khàn tiếng.
- Một số trường hợp nặng có thể đi kèm với các tổn thương da như nổi mề đay, phát ban, viêm da cơ địa,…
Cách chữa trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp “cắt đứt” hoàn toàn căn bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết. Mặc dù mỗi phương pháp có từng ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng đều hỗ trợ người bệnh làm giảm triệu chứng của bệnh gây ra. Một số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến bao gồm:
Thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Trong việc điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết, phương pháp sử dụng thuốc Tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng hiệu quả.
Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng kèm với các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ, vitamin C, kẽm,… để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh. Một số loại thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường được sử dụng như:
- Thuốc kháng histamin H1:
Thuốc kháng histamin H1 là một loại thuốc thông dụng thường được sử dụng điều trị các bệnh xuất phát từ cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay mẩn ngứa, viêm kết mạc dị ứng,… Nhóm thuốc này sẽ có khả năng đối kháng chọn lọc với histamin ở thụ thể H1.
Nhờ đó mà thuốc có thể cải thiện nhanh các triệu chứng do histamin gây ra như nghẹt mũi, sổ mũi, phù nề niêm mạc mũi, hắt hơi, ngứa mũi,…Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Chlorpheniramin, Cinarizin, Promethazin, Loratadin,…
- Thuốc xịt mũi chứa corticoid:
Tương tự như các loại thuốc xịt mũi co mạch, thuốc xịt mũi chứa corticoid có khả năng giảm phù nề niêm mạc mũi hiệu quả. Corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch tại chỗ, từ đó phát huy tác dụng kháng viêm và chống dị ứng.
Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc trong một thời gian dài vì dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu cam. Một số loại thuốc chứa corticoid phổ biến như: Beclomethasone, fluticasone furoate (<1%), flunisolide, triamcinolone,….
- Kháng sinh:
Kháng sinh là một trong những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thường được các bác sĩ chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây nhiễm trùng. Khi sử dụng loại thuốc này, cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và sử dụng đều đặn để tránh tình trạng nhờn kháng sinh.
- Thuốc xịt mũi co mạch:
Dạng thuốc xịt mũi có chứa các hoạt chất co mạch như: Xylometazolin, Naphazolin,… thường được sử dụng khi thuốc kháng histamin H1 không mang lại hiệu quả tối ưu.
Loại thuốc này có tác dụng co mạch, giảm phù nề hiệu quả ở niêm mạc mũi, qua đó cải thiện tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh gây ra. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn vì nguy cơ rủi ro cao.
Dành cho bạn: Thuốc Xịt Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Điểm Danh Top 10 Loại Thuốc Phổ Biến Hiện Nay
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản và an toàn tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên và giảm thiểu được lượng thuốc Tây nạp vào cơ thể.
- Sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết: Sử dụng 3-4 tép tỏi đem rửa sạch giã nát rồi hòa với nước khuấy đều, sau đó lọc qua rây để bỏ bã, rồi dùng nước ép tỏi pha với mật ong tỷ lệ 1:1. Lấy bông gòn chấm vào hỗn hợp trên để vào trong niêm mạc mũi mỗi bên 15 phút rồi rửa lại mũi bằng nước muối sinh lý. Thực hiện đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng.
- Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng cây giao: Sử dụng 10-15 đốt giao tươi, cắt thành khúc nhỏ rồi đun sôi với nước trong vòng 20 phút. Sử dụng nước đó để xông mũi 15 phút (mỗi bên mũi thực hiện như nhau) và thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để thấy được kết quả tốt nhất.
- Điều trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết bằng cây ngũ sắc: Bạn dùng 10-15 cây hoa ngũ sắc tươi, bỏ rể, đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ và xay nhuyễn, lọc qua rây để lấy nước cốt và dùng nước cốt đó thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi. Vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sinh lý.
Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng Đông y
So với 2 phương pháp điều trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết kể trên, biện pháp điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y an toàn tuyệt đối. Trong YHCT, muốn chữa khỏi bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, phải chữa từ tận gốc căn nguyên gây nên bệnh. Nhờ đó bệnh được chữa trị chuyên sâu, hạn chế khả năng tái phát bệnh.
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 2 bài thuốc Đông y phổ biến, thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết:
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng phong hàn phạm thế
Nguyên liệu: Mã đề 10gam, kinh giới 10gam,thương nhĩ tử 12gam, thông bạch 8gam, gừng tươi 6gam, bèo cái 12gam, quế chi 6gam, đại táo 3 quả, bạch chỉ 10gam.
Cách thực hiện:
Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm đun sắc cùng với 500ml nước sạch, đun đến khi thấy lượng nước thuốc còn 1/2, rồi chia thành 2 phần uống hết trong ngày trước ăn.
Nên đọc: Tham Khảo TOP 8 Bài Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Đông Y Dứt Điểm
Bài thuốc viêm mũi dị ứng thời tiết thông khiếu, tán hàn
Nguyên liệu: Quế chi 6gam, kinh giới 10gam, hành trắng 6gam, bạch chỉ 8gam, thông bạch 6gam, mã đề 8gam, gừng tươi 4gam, đại táo 3 quả, ké đầu ngựa 12gam.
Cách thực hiện:
Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với 600ml nước sạch, đun đến khi thấy nước thuốc còn ½ thì chắt ra bát để nguội và chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm.
Người bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết cần phòng tránh gì?
Bị viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh thường tái phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm (mùa lạnh, giai đoạn chuyển mùa). Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, học tập và sinh hoạt.
Vì vậy sau khi điều trị bệnh thành công, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp đơn giản sau:
- Vào thời điểm giao mùa, hoặc môi trường không khí có nhiều bụi bẩn, nên sử dụng khẩu trang khi hoạt động ngoài trời hoặc di chuyển để hạn chế hít phải các dị nguyên có trong không khí.
- Vệ sinh nhà cửa, chăn màn, thảm, vật dụng cá nhân thường xuyên và sử dụng thiết bị lọc không khí để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc,…
- Súc miệng bằng nước muối và chải răng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng.
- Tắm nước ấm và giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng, vùng mũi, đầu, tai khi thời tiết chuyển lạnh.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, nhờ đó chống lại nhiều căn bệnh kể cả bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết.
- Cải thiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bởi vì nhờ đó mà cơ thể có sức đề kháng, khắc phục bệnh. Hạn chế bổ sung nhóm đồ ăn không tốt, hoặc rượu bia, chất có cồn, khiến căn bệnh trở nên nặng hơn.
- Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên – nhất là trong giai đoạn chuyển mùa.
- Người bệnh cần tránh tiếp xúc với những dị nguyên khác như khói thuốc, lông chó mèo, thực phẩm dị ứng, hóa chất, nước hoa, thuốc Aspirin,… Nếu tiếp xúc với các dị nguyên này trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột làm tăng triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi dị ứng nghiêm trọng.
- Nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm xoang mũi dị ứng thời tiết. Để bệnh không tiến triển nặng, mọi người hãy đi thăm khám ngay khi có triệu chứng. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
Bài viết xem thêm
- Tổng Hợp Mẹo Dân Gian Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Cực Hay Cho Bạn
- Tham Khảo Bài Thuốc Cây Cỏ Hôi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!