Viêm Mũi Dị Ứng Theo Mùa Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Viêm mũi dị ứng theo mùa là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế, bệnh lý này có thể chữa khỏi và phòng ngừa tái phát nếu người bệnh lựa chọn phương pháp chữa trị và chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là triệu chứng cơ thể kích hoạt phản ứng dị ứng tại mũi khi gặp các dị nguyên thay đổi theo mùa từ môi trường. Vì vậy, viêm mũi dị ứng theo mùa còn có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng có chu kỳ. Ta có thể dễ gặp những trường hợp bị viêm mũi dị ứng vào mùa hè hoặc mùa đông.
Dựa vào mức độ bệnh, viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại:
- Viêm mũi dị ứng cấp tính: Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi bất thường (nóng, lạnh đột ngột) hay chênh lệch độ ẩm trong không khí. Bệnh cũng có thể xuất hiện khi trời mưa hay chuẩn bị lạnh. Tùy vào cơ địa mỗi người, những triệu chứng của bệnh lý này có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.
- Viêm mũi dị ứng mãn tính: Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài và thường xuyên hơn. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện theo từng chu kỳ trong năm hoặc có thể xuất hiện quanh năm. Các triệu chứng bệnh kéo dài gây nhiều khó khăn, mệt mỏi cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là do đâu?
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường và đột ngột. Bệnh sẽ phát tác thành các biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa từng người.
Mỗi khi thay đổi thời tiết đột ngột, hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên do cơ thể chữa kịp thích nghi cũng như hệ miễn dịch chưa được tăng cường. Lúc này, niêm mạc mũi trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường, từ đó gây ra những triệu chứng bệnh ban đầu.
Khi hệ miễn dịch được tăng cường, chúng có khả năng tự tiêu diệt các vi sinh vật ngoại lai. Sau đó, cơ thể bắt đầu sản xuất ra kháng nguyên, histamin để đào thải các dị nguyên ra khỏi cơ thể. Hiện tượng này vô tình làm tăng tình trạng viêm mũi và khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn do các tác nhân khác như đồ ăn thức uống, bụi bẩn, dị ứng mùi hương, lông động vật,… Các tác nhân này khi xâm nhập vào đường thở sẽ gây kích ứng, khó chịu và gây tổn thương niêm mạc mũi.
Tìm hiểu định nghĩa: Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Viêm mũi dị ứng theo mùa có nhiều triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh này chỉ xuất hiện khi thời tiết thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Nếu gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh không nên chủ quan:
- Chảy dịch trong mũi: Viêm mũi dị ứng theo mùa do các dị nguyên gây ra như bào tử, nấm mốc, phấn hoa không có yếu tố nhiễm trùng do virus, vi khuẩn như viêm xoang. Do đó, dịch mũi của viêm mũi dị ứng theo mùa thường lỏng, trong và không bị biến đổi về màu sắc, chỉ tương tự như dịch mũi của cảm lạnh thông thường.
- Ngứa mũi, hắt hơi từng tràng: Một trong những phản ứng đặc trưng của dị ứng là mẩn ngứa, và viêm mũi dị ứng theo mùa cũng không ngoại lệ. Tình trạng này do histamin giải phóng ồ ạt, làm giãn mao mạch, giảm lượng máu cung cấp tại đây, khiến mũi bị ngứa ngáy, gây hắt hơi.
- Ngạt mũi một hoặc cả hai bên, mất ngửi tạm thời: Người gặp phải bệnh lý này thường có cảm giác bị ngạt mũi do niêm mạc bị phù nề, sưng lên, trong khi đó dịch mũi tiết ra ngày càng nhiều. Tình trạng này càng tăng lên khi người bệnh ngồi hoặc nằm xuống. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khó thở do tắc nghẽn mũi, nhất là vào ban đêm và buổi sáng sớm.
Viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người. Phần lớn, các triệu chứng này sẽ chấm dứt khi chu kỳ phát bệnh kết thúc (đó là khi cơ thể đã thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết). Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng tỉ lệ thành công đẩy lùi bệnh.
Đọc thêm thông tin: Cây Cỏ Hôi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua
Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa nguy hiểm như thế nào?
Phần lớn, người gặp phải bệnh lý này thường có cơ địa mẫn cảm bẩm sinh, có tính di truyền. Nhóm người bệnh này cũng dễ có bệnh lý nền như viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, hen phế quản,… Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở những người không có cơ địa dị ứng bẩm sinh.
Theo thời gian, người bị viêm mũi dị ứng theo mùa bị suy giảm miễn dịch, chức năng mũi xoang do các yếu tố từ môi trường. Theo đó có thể gây biến chứng thành:
- Viêm mũi xoang mãn tính
- Polyp mũi
- Viêm thanh khí phế quản
Dù có tính di truyền hay không thì viêm mũi dị ứng theo mùa vẫn có thể điều trị khỏi. Các phương pháp hướng đến cải thiện cơ địa, hệ miễn dịch, tăng cường chức năng mũi xoang cũng có thể giúp mọi người ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả cao
Mỗi người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa trị khác nhau, tùy theo tình trạng và cơ địa của từng người. Một số phương pháp bổ biến nhất là chữa trị bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y. Dưới đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả mà mọi người có thể sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh của mình:
Mẹo dân gian giúp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Từ xưa đến nay, ông cha ta thường sử dụng các cây thuốc nam quen thuộc như gừng, tỏi, trầu không, hoa ngũ sắc, cây giao, bạc hà, bạch đàn,…để trị viêm mũi dị ứng theo mùa tại nhà. Phương pháp này tương đối đơn giản, chi phí rẻ và an toàn nên được nhiều người tin dùng. Một số mẹo có thể kể đến như:
Rượu tỏi
Có thể bạn chưa biết, tỏi có chứa hoạt chất được coi như một loại kháng sinh tự nhiên là allicin. Hoạt chất này có tính kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt, từ đó có tác dụng làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi,…
Cách thực hiện:
- Ngâm tỏi với rượu trắng khoảng 1-2 tháng
- Khi sử dụng, hãy uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn mỗi khi xuất hiện các triệu chứng bệnh
- Uống liên tục 2 ngày một lần để giúp hệ hô hấp trở nên thông thoáng hơn.
Bài viết dành cho bạn: Mách Bạn Bí Kíp Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Cực Hay, Dễ Làm
Xông hơi tại nhà bằng tinh dầu tự nhiên
Phương pháp này thực sự hữu hiệu cho những người bị mẫn cảm với thuốc. Khi xông hơi, hơi nóng sẽ đi vào xoang mũi và loại bỏ tạp chất, dịch nhầy, từ đó khiến mũi trở nên thông thoáng hơn.
Người bệnh nên sử dụng các tinh dầu làm từ các thảo dược có tác dụng kháng viêm, giúp hô hấp trở nên thông thoáng hơn như sả chanh, hương thảo, bạc hà,…
Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ làm thuyên giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc hay tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau chữa trị.
Phương pháp Tây y giúp tiêu diệt nhanh các triệu chứng bệnh
Ở phương pháp này, người bệnh nên thăm khám và nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm,… kết hợp cùng thuốc trị ngạt mũi hay điều trị bằng vaccine đặc hiệu.
Người bệnh mắc viêm mũi dị ứng theo mùa có thể tham khảo một số loại thuốc như:
- Seasonix Oral Solution: Đây là thuốc thường được sử dụng để trị viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mãn tính, nổi mề đay mẩn ngứa, ho dị ứng nhẹ.
- Thuốc kháng histamin: Để làm giảm các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như Acrivastine, Carbinoxamine, Diphenhydramine, Diphenylpyraline, Cetirizine,…
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của lương y, bác sĩ.
Xem thêm: Review TOP 13 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn, Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua
Chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng Đông y
Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa bằng phương pháp này sẽ khắc phục được những hạn chế của Tây y do đây là phương pháp an toàn, lành tính. Nguyên liệu sử dụng trong bài thuốc cũng hoàn toàn thiên nhiên sẽ mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài cho người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng theo mùa dưới đây:
Bài thuốc phong hàn phạm phế
Đây là bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa do lạnh, bởi nó giúp làm ấm cơ thể và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10-12g lá bèo cái; 8g mỗi loại thương nhĩ tử, kinh giới, bạch chỉ, mã đề; 4-6g mỗi loại quế chi, gừng; 6-8g hành lá, 3 quả đại táo
- Sau đó rửa sạch, sơ chế các nguyên liệu và đem sắc với 600ml nước cho tới khi nồi cạn một nửa.
- Khi sử dụng, hãy uống khi còn ấm, trước 2 bữa ăn trong ngày.
Bài thuốc bổ ký cổ biếu
Bài thuốc bổ ký cổ biếu có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 16g mỗi loại hoàng kỳ, xuyên khung; 12g mỗi loại bạch nhược, bạch chỉ, bạch truật; 8g mỗi loại bán hạ, quế chi, khương hoạt; 6g mỗi loại ma hoàng, phòng phong, 4g cam thảo.
- Đem các nguyên liệu trên sắc thuốc uống mỗi ngày 2 lần để trừ khí lạnh và bồi bổ khí huyết.
Xem thêm: Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Không? Các Bài Tập Hiệu Quả
Một số lưu ý chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa
Chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp thuốc đạt được hiệu quả tích cực và người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Điều này góp phần phòng chống và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát sau điều trị hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên:
- Hạn chế tiếp xúc đến mức tối đa với những dị nguyên dễ gây dị ứng cho cơ thể như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật
- Dọn dẹp vệ sinh nơi ở, luôn giữ không gian sống và các vật dụng xung quanh sạch sẽ. Khi vệ sinh nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn.
- Hạn chế nuôi thú cưng và tiếp xúc với động vật nhiều lông
- Bổ sung các đồ ăn thức uống chứa nhiều vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng
- Tập thể dục thể thao đều đặn, xây dựng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch.
- Khi ra ngoài, hãy mang khẩu trang để tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường
- Hạn chế sử dụng tay hay các vật dụng khác tiếp xúc với mắt, mũi để tránh làm tổn thương và lây nhiễm vi khuẩn cho các bộ phận này.
Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý mang lại nhiều phiền toái, cản trở đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Câu trả lời là Có. Do đó, nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên điều trị dứt điểm từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Đồng thời, hãy lựa chọn phương pháp điều trị có tính chuyên sâu, giải quyết tận gốc bệnh để phòng chống nguy cơ tái phát sau điều trị.
Bài viết dành cho bạn
- [MỚI NHẤT] Phác Đồ Điều Trị Polyp Mũi Tham Khảo Bộ Y Tế Cập Nhật 2023
- Viêm Mũi Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!