Nội dung chính

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là một mẹo dân gian đã được người dân áp dụng từ lâu, với công dụng đặc biệt là kháng viêm, kháng khuẩn và thông dịch mũi. Thế nhưng, việc áp dụng phương pháp này như thế nào cho đúng cách, bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây.

Tỏi và khả năng điều trị viêm mũi dị ứng tuyệt vời

Tỏi là một loại gia vị đã rất quen thuộc trong căn bếp nhỏ của mỗi gia đình. Loại củ này có chứa rất nhiều tinh dầu, thành phần vitamin A, E, C hay canxi, magie và photpho. Ngoài ưu điểm mang đến lợi ích cho sức khỏe, tỏi cũng được dân gian biết đến như một vị thuốc tự nhiên nhờ thành phần hoạt chất Allicin.

Tỏi có chứa nhiều dưỡng chất trong thành phần và tốt đối với sức khỏe
Tỏi có chứa nhiều dưỡng chất trong thành phần và tốt đối với sức khỏe

Allicin theo khoa học nằm trong nhóm axit amin, có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, an toàn đối với cơ thể. Nhờ đó, tỏi có thể tiêu diệt những vi khuẩn, hạn chế virus gây bệnh, cải thiện viêm nhiễm trong cơ thể.

Ngoài ra, hoạt chất allicin cũng được khoa học chứng minh có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể vượt trội, kích thích lưu thông máu, đồng thời chống lại gốc oxy hóa. Do đó, người ta thường dùng tỏi để điều trị các bệnh lý đường hô hấp như bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm họng, viêm xoang,….

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý rất phổ biến, có thể xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông, những khi thời tiết giao mùa thất thường. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng tỏi để chữa viêm mũi kích ứng, tuy nhiên cần áp dụng đúng cách và chuẩn về liều lượng dùng.

Đọc thêm: Bỏ Túi Các Mẹo Dùng Mật Ong Trị Viêm Mũi Dị Ứng Và Những Lưu Ý

6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi dễ dàng, hiệu quả cao

Người ta đã nghiên cứu có rất nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi, có thể là dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc một số mẹo nhỏ được áp dụng phổ biến và người bệnh tin dùng cao.

Dùng tỏi để ăn sống trực tiếp

Ăn tỏi sống là một biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản nhất, đảm bảo tối đa hàm lượng tinh chất và dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên tỏi tươi ăn sống sẽ có vị hăng, cay và mùi hôi rất khó chịu nên thường khó ăn. Phương pháp này chỉ áp dụng với người bệnh nào có thể ăn được tỏi sống.

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể dùng từ 2 – 3 tép tỏi nhỏ, cho vào miệng nhai chậm đến khi nhuyễn và nuốt dần. Việc nhai nuốt chậm sẽ giúp những tinh chất từ tỏi tiết ra tốt hơn, thẩm thấu sâu vào niêm mạc mũi họng và tiêu diệt tối đa vi khuẩn.

Ngoài cách ăn trực tiếp, người bệnh có thể chế biến tỏi vào trong nước chấm hoặc làm gia vị thơm trong các món xào nấu. Chúng sẽ giúp bạn dễ ăn và cảm thấy ngon miệng hơn.

Kết hợp tỏi cùng với mật ong chữa bệnh

Mật ong cũng là một vị dược liệu được dùng trong các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Với tính kháng khuẩn, chống viêm và cấp ẩm cao, mật ong có thể giảm nhanh những cơn ngứa ngáy do viêm mũi dị ứng gây ra, đồng thời tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Kết hợp tỏi cùng mật ong sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao hơn
Kết hợp tỏi cùng mật ong sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao hơn

Việc kết hợp tỏi cùng mật ong trong một bài thuốc sẽ giúp công dụng điều trị bệnh được nâng cao hơn, cụ thể như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, mật ong nguyên chất, bông thấm.
  • Ép lấy nước cốt tỏi rồi đem pha chung cùng với nước mật ong theo tỷ lệ 1:2.
  • Sau khi đã trộn đều cho thành hỗn hợp đồng nhất, người bệnh lấy bông để nhúng một ít nước rồi nhét vào bên trong lỗ mũi trong khoảng 15 phút.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc mẹo này trong 5 – 7 ngày, mỗi ngày 3 lần để bệnh được cải thiện triệt để nhất.

Ngoài việc bôi trực tiếp hỗn hợp vào mũi, bạn cũng có thể dùng bài thuốc tỏi mật ong thông qua đường uống. Hiệu quả tuy có chậm hơn so với bôi trực tiếp nhưng những công dụng đối với sức khỏe sẽ cao hơn.

Người bệnh dùng tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi ngâm chung với mật ong nguyên chất trong một hũ thủy tinh, đậy kín. Sau khoảng 15 – 20 ngày bạn đã có thể dùng hỗn hợp này, mỗi ngày chỉ cần ăn từ 2 – 3 tép tỏi mật ong là được.

Dùng nước cốt tỏi để nhỏ mũi

Nhỏ trực tiếp nước cốt tỏi vào mũi là một cách điều trị viêm mũi cho hiệu quả rất nhanh và khá nhạy. Nước cốt tỏi dễ dàng thẩm thấu vào trong niêm mạc mũi, hoạt chất allicin cũng dễ dàng hoạt động sau khi được xay nhuyễn so với tỏi nguyên củ.

Tuy nhiên bạn đọc cần chú ý về liều lượng nhỏ mỗi lần bởi tỏi dễ gây bỏng vùng da mỏng nếu có nồng độ cao. Chính vì vậy, việc nhỏ trực tiếp nước tỏi vào mũi là điều không thể và rất nguy hiểm, bạn cần lưu ý điều này.

Thực hiện ép nước cốt tỏi để nhỏ mũi như sau:

  • Chuẩn bị tỏi tươi, nước muối sinh lý tìm mua ở các hiệu thuốc.
  • Dùng dao ép tỏi cho nát rồi thái thêm một lần nữa, cho vào nước muối sinh lý rồi đậy kín nắp lại.
  • Sau khoảng 1 ngày, bạn lọc phần bã tỏi bỏ đi và cho nước muối này vào trong chai nhỏ để tiến hành nhỏ mũi.
  • Mỗi mũi bạn chỉ nên nhỏ từ 1 – 2 giọt, duy trì khoảng 2 lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng khó chịu ở mũi thuyên giảm.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm với rượu

Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với mọi nhà. Rượu tỏi có thể áp dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, từ bệnh xương khớp cho đến bệnh về đường hô hấp. Cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng đúng phương pháp, người bệnh nên triển khai chi tiết theo các bước sau đây:

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Rượu có công dụng sát trùng, kháng khuẩn và giảm sưng tấy niêm mạc mũi
  • Chuẩn bị 1 cân tỏi tươi đã bóc vỏ, rượu trắng khoảng 2 lít và bình thủy tinh
  • Đem tỏi giã nát, sau đó cho vào trong bình thủy tinh
  • Đổ rượu sao cho tỏi ngập hết, đậy kín nắp rồi bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường trong khoảng 15 ngày.
  • Mỗi ngày người bệnh viêm mũi dị ứng dùng khoảng 40ml rượu tỏi, chia làm 2 lần uống.

Nếu bạn không uống được rượu, có thể dùng rượu tỏi để nhỏ mũi tương tự như cách nhỏ tinh chất tỏi ép ở trên.

Tỏi kết hợp với dầu vừng ép

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cùng với dầu vừng cũng là một phương pháp được nhiều người bệnh ưa chuộng. Bài thuốc không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh mà còn làm cho hệ miễn dịch cơ thể được nâng cao.

Để kết hợp tỏi tươi và dầu vừng một cách hoàn hảo nhất trong bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, người bệnh thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

  • Người bệnh chuẩn bị một ít dầu vừng, nửa củ tỏi
  • Ép tỏi lấy phần nước cốt, trộn chung với dầu vừng để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Bệnh nhân tiến hành vệ sinh trong mũi bằng nước muối sinh lý, tiếp đó lấy bông sạch nhúng một ít hỗn hợp dầu tỏi để nhét vào 2 bên lỗ mũi.
  • Sau khoảng 10 phút, người bệnh lấy bông ra và xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy, vi khuẩn ra ngoài.
  • Duy trì bài thuốc này mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để giảm bớt triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu.

Có thể bạn chua biết: Chia Sẻ Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Tiết Kiệm Chi Phí

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo cách xông hơi

Ngoài cách bôi trực tiếp tỏi vào niêm mạc mũi, xông hơi cũng là một giải pháp tốt để hoạt chất allicin dễ dàng thẩm thấu vào mũi xoang. Phương pháp này không chỉ giúp tiêu viêm kháng khuẩn mà còn hỗ trợ dẫn lưu dịch mũi, giảm kích ứng mũi gây ngứa và thông thoáng mũi hơn.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo phương pháp xông hơi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo phương pháp xông hơi

Cách thực hiện xông hơi mũi với tỏi như sau:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch sẽ rồi đập nhỏ.
  • Cho vào trong chậu nước đã đun sôi còn nóng, cùng với khoảng 2 thìa nhỏ muối tinh.
  • Khuấy đều cho đến khi muối tan hết, người bệnh bắt đầu tiến hành xông hơi.
  • Lấy khăn trùm kín đầu, mặt cách với chậu nước xông khoảng 30cm để đảm bảo không bị bỏng rát.
  • Sau khi xông hơi 15 phút, người bệnh có thể dừng và rửa mặt lại với nước sạch.
  • Với phương pháp xông mũi, bệnh nhân nên áp dụng 1 – 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối là tốt nhất.

Trong quá trình xông, dịch nhầy mũi có thể loãng dần và dễ dàng đào thải ra ngoài. Do đó bạn có thể xì nhẹ nếu cảm thấy khó chịu để hệ hô hấp được thông thoáng,  hạn chế nghẹt mũi, ứ dịch.

Những chú ý cho bạn khi dùng tỏi điều trị bệnh

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi dù trong hoàn cảnh nào cũng mang đến hiệu quả cho người bệnh. Phương pháp này thực hiện rất đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm về kinh phí. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa cho bạn trong khi chữa viêm mũi, chúng tôi xin lưu ý vài vấn đề như sau:

  • Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng tỏi: Người đang có vấn đề về máu, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người mắc bệnh trĩ, bệnh táo bón, người có cơ địa nóng trong.
  • Mức độ hiệu quả của các phương pháp: Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nghiên cứu về việc tỏi hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng theo các cách trên. Do đó người bệnh không nên coi đây là giải pháp chữa bệnh chính mà chỉ nên coi đó là biện pháp hỗ trợ. Hơn thế nữa, hiệu quả điều trị của tỏi là khác nhau đối với từng bệnh nhân, để chữa viêm mũi dị ứng bằng cách tự nhiên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Chú ý khi thực hiện: Tuyệt đối người bệnh không nhỏ trực tiếp dung dịch tỏi vào mũi bởi chúng dễ gây bỏng rát, làm viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cũng cần chú ý thêm về nguồn gốc của tỏi mà bạn sử dụng, chỉ nên lựa chọn sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bên cạnh việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi, người bệnh cũng nên xem xét một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Hãy uống nhiều nước trái cây, nghỉ ngơi hợp lý và tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng.
  • Sau một thời gian dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng nhưng không thấy hiệu quả, người bệnh tốt nhất nên thăm khám sớm tại các địa chỉ uy tín.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cùng những lưu ý trong quá trình chữa trị dành cho bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh, chúc các bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh viêm mũi dị ứng!

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa