Nội dung chính

Xông mũi điều trị viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả khá tốt, kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và cải thiện hệ hô hấp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng được đánh giá cao về hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Xông hơi là cách trị bệnh viêm mũi dị ứng khá an toàn và dễ thực hiện
Xông hơi là cách trị bệnh viêm mũi dị ứng khá an toàn và dễ thực hiện

Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viêm mũi dị ứng khởi phát khi lớp niêm mạc mũi bị kích ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, lông động vật,… Các triệu chứng của bệnh như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,… khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xông mũi là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và mang lại hiệu quả khá tốt. Hơi ấm từ nước có tác dụng làm thông đường thở, dịu kích ứng và viêm tại niêm mạc mũi, làm loãng dịch nhầy, hỗ trợ làm lành tổn thương tại niêm mạc và ngăn chặn phản ứng viêm phát triển lan rộng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xông mũi điều trị tại nhà với những trường hợp bệnh nhẹ và chưa tiến triển nặng.

Dưới đây là các cách xông mũi trị bệnh được nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại bạn có thể tham khảo:

1. Xông mũi bằng tỏi tươi trị viêm mũi dị ứng

Tỏi tươi là một trong những loại dược liệu được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, tỏi tươi chứa hàm lượng lớn hoạt chất Allicin với khả năng kháng viêm mạnh. Khi hoạt chất này được cơ thể hấp thụ sẽ tiêu diệt tác nhân gây viêm và hỗ trợ khai thông đường thở. Bạn có thể xông hơi bằng tỏi để điều trị viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn bên dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi tươi, lột bỏ vỏ rổi rửa sạch để ráo. Đập dập tỏi rồi cho vào nồi nước đã đun sôi.
  • Dùng khăn trùm kín đầu và nồi nước rồi tiến hành xông hơi vùng mũi, thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để tình trạng bệnh nhanh cải thiện.

Xem thêm: Bỏ Túi 6 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Cực Hay Cho Bạn

2. Xông hơi lá trầu không trị bệnh

Lá trầu không là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian, giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Dược tính trong lá trầu không có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh, thích hợp sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Nấu nước lá trầu không xông hơi mỗi ngày giúp khai thông đường thở, giảm kích ứng và sưng viêm tại niêm mạc mũi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không tươi, đem rửa sạch rồi vò nát. Cho dược liệu vào nồi cùng với 1 bát nước, đậy kín nắp rồi đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu, dùng khăn trùm kín đầu và chậu nước để xông hơi. Khi xông, nên hít thở đều đặn để tinh dầu lá trầu không đi sâu vào niêm mạc mũi.
  • Nên xông hơi từ 15 – 20 phút, thực hiện 1 lần/ngày và áp dụng liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh dần tiến triển tốt.
Người bệnh nên dùng lá trầu không nấu nước xông mũi mỗi ngày
Người bệnh nên dùng lá trầu không nấu nước xông mũi mỗi ngày

3. Nấu nước lá bạc hà xông mũi

Dùng lá bạc hà nấu nước xông hơi cũng là cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng được áp dụng phổ biến hiện nay. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá bạc hà chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng dược tính như tinh dầu, menthyl acetat, menthol,… Các chất này khi thẩm thấu vào niêm mạc mũi sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm và giảm sưng, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở và ngủ ngon giấc hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm bạc hà tươi rồi đem đun sôi cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 5 phút. Nên đậy kín nắp nồi khi đun, tránh để hơi nước thoát ra.
  • Đổ nước ra chậu, dùng khăn trùm đầu rồi tiến hành xông mũi trong khoảng 15 phút. Nên kết hợp hít thở sâu để hơi nước đi sâu vào niêm mạc mũi và phát huy công dụng.

4. Bài thuốc xông mũi từ cỏ hôi trị viêm mũi dị ứng

Cây cỏ hôi còn được gọi là hoa ngũ sắc, thường được sử dụng để bào chế thuốc trị bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, dịch chiết từ cây cỏ hôi có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng sẽ làm giảm phù nề tại niêm mạc, ức chế phản ứng dị ứng bên trong cơ thể và đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Bạn có thể dùng thảo dược này để nấu nước xông hơi mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây cỏ hôi, đem rửa sạch đất cát bám quanh rồi ngâm nước muối 15 phút để sát trùng. Cho dược liệu vào nồi cùng với 2 lít nước rồi bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý rồi tiến hành xông hơi ngay khi hơi nước đang bốc lên mạnh. Nên mở vung từ từ khi xông hơi để hơi nước thoát ra từ từ.
  • Tiến hành xông hơi cây cỏ hôi mỗi ngày một lần và mỗi lần kéo dài 15 phút. Sau khi xông hơi cần xì mũi nhẹ nhàng để đào thải dịch nhầy ra ngoài.

Bạn có biết: Bài Thuốc Cây Cỏ Hôi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua

5. Xông mũi bằng cây giao trị bệnh

Cây giao còn được gọi là cây xương cá hay hay càng cua. Dùng cây dao xông hơi mỗi ngày có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Dược tính trong cây giao khi đi vào niêm mạc mũi sẽ tiêu viêm, giảm nghẹt mũi và đau nhức vùng mũi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng từ bài thuốc xông cây giao
Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng từ bài thuốc xông cây giao

Cách thực hiện:

  • Cây giao đem rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn, nên cẩn thận tránh để nhựa giao bắn vào mắt. Sau đó, cho dược liệu vào ấm rồi đổ ngập nước, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 5 phút.
  • Cuốn tờ lịch thành ống tròn một đầu to và một đầu nhỏ, đầu to đặt ở miệng vòi ấm và đầu nhỏ đặt vào lỗ mũi. Tiến hành xông mũi khoảng 10 phút cho mỗi bên.
  • Khi hơi nước bốc lên quá mạnh thì đưa mũi ra xa hoặc vặn nhỏ lửa lại để tránh bị bỏng.

6. Xông hơi tinh dầu thảo dược

Các loại tinh dầu bào chế từ thảo dược như chanh, sả, tràm trà,… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế tình trạng viêm nhiễm. Nếu bạn sử dụng để xông hơi vùng mũi sẽ làm dịu kích ứng tại niêm mạc mũi và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi,… cũng được cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Cho vài giọt tinh dầu thảo dược vào một tô nước đã đun sôi, dùng khăn trùm kín đầu và tô nước rồi xông hơi.
  • Khi xông hơi, nên hít thở đều đặn để hơi nước có thể len vào bên trong niêm mạc mũi.
  • Tiến hành xông hơi tinh dầu thảo dược từ 1 – 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả.

7. Xông hơi bằng thuốc Tây

Ngoài cách xông hơi bằng thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh, bạn cũng có thể dùng thuốc xông trong Tây y để cải thiện triệu chứng của bệnh. Xông hơi bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, thành phần dược tính trong thuốc sẽ thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi và phát huy công dụng.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây xông hơi cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không nên tự ý sử dụng tại nhà để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Hai loại thuốc Tây y thường được sử dụng để xông hơi trị viêm mũi dị ứng là Corticoid nồng độ Hydrocortison dưới 50mg, thuốc Ephedrin và Naphazolin 2 – 3ml.

Nên xem: Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối Cực Dễ Nên Thử

Lưu ý khi xông mũi trị viêm mũi dị ứng

Bài thuốc xông điều trị viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, bạn không thể áp dụng thay thế cho phương pháp điều trị bệnh chuyên khoa. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xông mũi trị viêm mũi dị ứng bạn cần nắm rõ:

Viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi
Viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi
  • Bài thuốc xông điều trị bệnh mang lại hiệu quả khá chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài thì tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.
  • Nên sử dụng dược liệu sạch và vệ sinh thật kỹ trước khi dùng để nấu nước xông hơi. Tránh để vi khuẩn và bụi bẩn trong dược liệu gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi xông hơi vùng mũi. Cách này có tác dụng làm sạch niêm mạc, giúp dược tính dễ thẩm thấu vào niêm mạc và phát huy công dụng
  • Chú ý đến khoảng cách giữa mặt và nước khi xông hơi để tránh bị bỏng da và kích ứng da. Nên chuẩn bị một chiếc khăn tay khi xông để lau dịch mũi khi có dịch chảy ra.
  • Xông mũi điều trị viêm mũi dị ứng đúng cách và đúng liều lượng, nếu bạn quá lạm dụng sẽ khiến tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển nặng và phát sinh rủi ro.
  • Có thể áp dụng phương pháp xông mũi kết hợp dùng thuốc Tây y điều trị bệnh. Nhưng để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện, không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà.
  • Các bài thuốc xông trị viêm mũi dị ứng chỉ được truyền miệng trong dân gian và chưa được khoa học kiểm chứng, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng.
  • Nên có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, giữ ấm vùng mũi khi trời lạnh,…
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp nâng cao đề kháng và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Người bệnh cũng nên uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi.

Bài viết trên đây là các bài thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Sau thời gian dài áp dụng, nếu tình trạng bệnh vẫn không chuyển biến tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa