“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc với người bệnh. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, cách phòng tránh bệnh như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi nên không ít người lo lắng rằng đây là bệnh truyền nhiễm, có thể lây qua đường hô hấp. Vậy quan điểm này có thực sự đúng đắn?
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng là do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bên ngoài chứ không phải do virus, vi khuẩn nên bệnh không hề có tính chất lây nhiễm. Cụ thể, các tác nhân gây bệnh có thể là từ các dị nguyên bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn hay lông động vật,… khiến cơ thể phóng thích histamin quá mức. Từ đó gây phù nề niêm mạc, sưng viêm, và các triệu chứng kèm theo như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
Như vậy để trả lời cho câu hỏi “viêm mũi dị ứng có lây không?” thì chắc chắn là “không”. Mặc dù không lây nhiễm nhưng viêm mũi dị ứng lại có tính di truyền. Như vậy, chỉ cần cha hoặc mẹ mắc các bệnh về hô hấp thì con khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Trong trường hợp người bệnh chỉ bị hắt hơi, ngứa và chảy mũi vào thời điểm giao mùa thì đó là viêm mũi dị ứng theo mùa. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do phấn hoa hay bào tử lan truyền trong không khí khi cây cỏ đến mùa thay hoa lá. Còn trường hợp triệu chứng kéo dài liên tục trong năm thì chủ yếu là do khói bụi và bụi bẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm.
Viêm mũi dị ứng phần lớn xuất hiện ở những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ,… Đây đều là những đối tượng có sức đề kháng yếu, khả năng chống lại các tác nhân dị ứng bên ngoài kém, nên dễ mắc bệnh. Do vậy, nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị dứt điểm và phòng tránh hiệu quả, bệnh sẽ thường xuyên tái phát và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Xem thêm: Review TOP 13 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bạn
Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng
Như đã chia sẻ ở trên, các dị nguyên trong không khí là nhân tố kích hoạt viêm mũi dị ứng. Còn thể trạng yếu, cơ địa mẫn cảm và hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả mới chính là yếu tố đặc biệt cần cải thiện. Do vậy, người bệnh không những cần phòng tránh các dị nguyên mà còn phải thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng và cải thiện cơ địa. Vì lẽ đó, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên để phòng tránh bệnh
Rất nhiều dị nguyên có khả năng xâm nhập và gây viêm mũi dị ứng cho người bệnh như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật hoặc ngay cả khi hít phải không khí ô nhiễm. Đôi khi nó chỉ là một tác nhân rất nhỏ, khiến người bệnh không thể nhận biết được. Ví dụ với những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa, các tác nhân gây bệnh có thể là phấn hoa, trong khi với người bị viêm mũi dị ứng quanh năm thì nấm mốc cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh hắt hơi sổ mũi liên tục.
Do đó, cách tốt nhất để hạn chế sự tiếp xúc với các dị nguyên này là đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài. Việc làm này không những giúp người bệnh giảm tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng, mà còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh hô hấp, bảo vệ cổ họng cực kỳ hiệu quả.
Bên cạnh đó, với những người có cơ địa dễ dị ứng hoặc trong gia đình có trẻ em thì nên hạn chế nuôi động vật có nhiều lông như chó mèo, đồng thời hạn chế trồng hoa hay cắm hoa để loại bỏ một số tác nhân dễ gây bệnh. Mặt khác, có nhiều bệnh nhân bị dị ứng do môi trường làm việc ô nhiễm hoặc tiếp xúc với nhiều hóa chất cũng cần thay đổi địa điểm làm việc để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và không gian sống sạch sẽ
“Viêm mũi dị ứng có lây không?”, câu trả lời là “không”, tuy nhiên tác nhân gây bệnh có thể chính là bụi bẩn hay nấm mốc. Bởi đây đều là những dị nguyên có thể kích thích sự phóng thích quá mức histamin của niêm mạc mũi. Do đó, người bệnh nên đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ và thoáng mát để loại bỏ mầm bệnh. Chăn ga, gối đệm cũng là các vật dụng cần chú ý giặt giũ thường xuyên vì đây là nơi các bụi bẩn, nấm mốc có thể bám vào. Khi nó tiếp xúc trực tiếp với mũi, miệng có thể gây viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh đó, mọi người có thể để thêm máy làm ẩm không khí trong phòng, nhất là trong các phòng ngủ và phòng sử dụng máy lạnh. Bởi không khí hanh khô có thể gây ra những triệu chứng dị ứng ở mũi, khiến niêm mạc mũi bị khô và dễ kích thích hơn. Việc dùng máy làm ẩm không khí vừa giúp mũi dễ chịu hơn lại vừa có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm mốc, đồng thời loại bỏ mầm bệnh và bụi bẩn.
Thêm vào đó, người bệnh cũng nên hạn chế trải thảm trong nhà vì việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các bụi bẩn bám vào. Hoặc nếu có thì nên vệ sinh thường xuyên các đồ vật này. Khăn trải bàn, rèm cửa, nệm ghế sofa cũng là các vật dụng nên được làm sạch để phòng tránh viêm mũi dị ứng tốt nhất.
Luôn giữ ấm cơ thể
“Viêm mũi dị ứng có lây không”, nếu không thì nguyên nhân là do đâu? Một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng ở cả trẻ em và người lớn là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không kịp phản ứng lại. Do đó, để tránh bị viêm mũi dị ứng theo mùa, mọi người hãy luôn đảm bảo giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm đầy đủ trước khi ra ngoài. Tốt nhất là luôn mặc áo khoác mỏng và đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì? Hải sản, sữa hay đậu phộng đều là những thực phẩm có thể gây dị ứng với một số cơ địa và làm sản sinh ra histamin quá mức. Do đó, những người có cơ địa dễ bị dị ứng cần hạn chế ăn các thực phẩm này.
Thay vào đó, rau củ tươi, trái cây nhiều chất xơ và vitamin đều là những thực phẩm nên được tăng cường bổ sung nếu muốn phòng tránh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Chất béo, đạm, tinh bột từ thịt, cơm hay bún cũng là các chất mà mọi người nên ăn nhiều để tăng tối ưu sức đề kháng và hạn chế mắc các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, các nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin C, Selen có trong rau xanh, trái cây, và một số loại thuốc bổ sung cũng có tác dụng rất tốt cho hệ miễn dịch.
Bên cạnh các thực phẩm kể trên, mọi người có thể bổ sung các loại gia vị có chứa kháng sinh kháng histamin tự nhiên nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng một số gia vị như tỏi, gừng, nghệ vàng… trong chế biến thức ăn vừa tăng thêm hương vị cho món ăn, lại vừa rất tốt cho sức khỏe.
Mặt khác, nước đá, đồ ăn thức uống lạnh, đồ uống có cồn, hay chất kích thích đều là các thực phẩm khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu, đồng thời khiến các dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh hơn nên người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng.
Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Kiểm Soát Bệnh?
Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch làm sạch an toàn và có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai hay trẻ sơ sinh. Mọi người có thể sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày để sát khuẩn cổ họng. Hoặc nếu vừa đi xa về, người bệnh cũng có thể lấy vài giọt nước muối sinh lý để làm sạch chất nhầy và dị nguyên trong mũi. Điều này có tác dụng phòng tránh bệnh này hiệu quả.
Uống đủ nước mỗi ngày
Việc uống đủ nước cũng chính là cách giúp mọi người phòng tránh rất nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh viêm mũi dị ứng. Đối với người lớn, cần uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, còn trẻ con thì có thể ít hơn. Bên cạnh đó, mọi người có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây hay nước rau củ để tăng cường vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể.
Mong rằng, những thông tin trên đã giúp mọi người có được câu trả lời xác đáng trước vấn đề “viêm mũi dị ứng có lây không?”. Mặc dù bệnh lý này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện cho nhiều bệnh khác phát triển. Do đó, mọi người cần nâng cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm:
- Tổng Hợp Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Hiệu Quả Dành Cho Bạn
- TOP 4 Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Dễ Thực Hiện