Nội dung chính

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi và ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi vào form. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và có kinh nghiệm chăm sóc sau khi sửa mũi.

Bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi, sửa mũi được không?

Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi liên tục – nhất là vào thời tiết khô lạnh. Do niêm mạc mũi nhạy cảm nên người mắc chứng bệnh này thường xuyên phải xì mũi, rửa mũi. Vì vậy, không ít người lăn tăn liệu bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không?

Nâng mũi là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này sử dụng sụn nâng nhân tạo hoặc tự thân để gia tăng chiều cao của mũi, tạo hình đầu mũi thon gọn và cân đối. Trường hợp có nhiều khuyết điểm sẽ kết hợp thêm với kỹ thuật tạo hình lỗ mũi và thu gọn cánh mũi.

Dáng mũi thấp, đầu mũi bè, cánh mũi dày là những khuyết điểm thường thấy ở người Việt. Do đó, nhu cầu nâng mũi, sửa mũi hiện nay là rất cao. Mặt khác, với đặc thù về khí hậu và chất lượng không khí ngày càng đi xuống, tỷ lệ viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở nước ta luôn ở mức báo động.

viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không
Bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân

Trước băn khoăn “Bị viêm mũi dị ứng có sửa mũi được không”, Bác sĩ Tạo hình thẩm mỹ Nguyễn Đình Chiến – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã có chia sẻ.

Theo ông, người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể nâng mũi bình thường. Phương pháp này đưa sụn nâng vào bên trong cấu trúc mũi nhằm nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi thon gọn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến khoang mũi bên trong. Vì vậy, chức năng hô hấp và tiến triển của bệnh viêm mũi dị ứng gần như không bị ảnh hưởng.

So với trước đây, kỹ thuật nâng mũi hiện tại đã được cải tiến đáng kể. Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khứu giác, chức năng hô hấp nên bạn không phải lo lắng về tình trạng viêm mũi dị ứng trở nặng sau khi can thiệp “dao kéo”.

Tuy nhiên, nâng mũi ít nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Thời gian đầu, cơ thể sẽ phải thích nghi với sự hiện diện của sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân. Sự thích nghi này có thể gây ra cảm giác khó chịu ở những người có niêm mạc mũi nhạy cảm như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch

Trường hợp bị viêm mũi dị ứng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi ngoại hình. Tuy nhiên, nếu bị viêm mũi nặng, triệu chứng dai dẳng và gần như xuất hiện quanh năm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, cho lời khuyên phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Những Thông Tin Về Phẫu Thuật Viêm Mũi Dị Ứng Dành Cho Bạn

Người bị viêm mũi dị ứng cần lưu ý gì trước khi nâng mũi?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan đến cơ địa nên không thể điều trị dứt điểm. Triệu chứng rất dễ tái phát khi có những điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh, nắng – mưa thất thường, tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, khói thuốc, hóa chất…

Do cơ địa và niêm mạc mũi nhạy cảm nên khi nâng mũi, người bị viêm mũi dị ứng cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Kiểm soát các triệu chứng trước khi sửa mũi

Hắt hơi, chảy nước mũi thường xuyên… làm gián đoạn quá trình phục hồi sau khi nâng mũi. Các hoạt động này đều có thể tác động vào cấu trúc mũi khiến sụn mũi dịch chuyển, ảnh hưởng đến form mũi sau khi phục hồi.

viêm mũi dị ứng có sửa mũi được không
Nên kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng trước khi nâng mũi, sửa mũi

Để đảm bảo an toàn, cần điều trị viêm mũi dị ứng trước khi nâng mũi. Nên lựa chọn thời điểm các triệu chứng đã dứt hoàn toàn, thể trạng tốt, không bị stress và lo âu. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên nâng mũi vào thời tiết ấm để tránh tình trạng hắt hơi, ngứa mũi tái phát sau phẫu thuật.

2. Tránh tiếp xúc với chất dị ứng, kích ứng

Với cơ địa nhạy cảm, người bị viêm mũi dị ứng rất mẫn cảm với những yếu tố như lông thú cưng, hóa chất, khói thuốc, mùi mạnh, phấn hoa… Sau khi nâng mũi, nên cách ly tuyệt đối với những yếu tố này để tránh triệu chứng tái phát, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi vết thương.

Ngoài ra, nên hạn chế ra ngoài trong 3 – 5 ngày sau khi phẫu thuật. Bụi bẩn không chỉ kích hoạt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát mà còn khiến vết thương lâu lành, nguy cơ viêm nhiễm cao.

Xem thêm: Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Bị Lây Không? Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

3. Hạn chế tác động mạnh lên mũi

Không chỉ riêng người bị viêm mũi dị ứng mà việc hạn chế tác động mạnh lên mũi là lưu ý dành cho tất cả các trường hợp. Sau khi phẫu thuật, sụn nâng cần một thời gian mới có thể ổn định. Nếu liên tục có những tác động mạnh như sờ, nắn, xì mũi… sụn có thể bị dịch chuyển dẫn đến dáng mũi không được như ý.

Sau khi nâng mũi, nên nằm ngửa, hạn chế nằm nghiêng, tránh ngoáy mũi và xì mũi mạnh. Bên cạnh đó, để hạn chế va chạm vào mũi, nên tránh lao động nặng và chơi thể thao cho đến khi mũi vào form hoàn toàn.

Chăm sóc sau khi nâng mũi dành cho người bị viêm mũi dị ứng

Ngày nay, việc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để thăng hạng nhan sắc đã không còn xa lạ. Không chỉ nữ giới, nam giới cũng không ngần ngại can thiệp “dao kéo” nhằm có được ngoại hình như ý.

Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và nâng mũi nói riêng ít nhiều sẽ xâm lấn vào mô, cơ. Vì vậy, sau khi phẫu thuật cần phải chăm sóc đúng cách. Đặc biệt người bị viêm mũi dị ứng khi sửa mũi cần lưu ý những vấn đề sau:

viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi
Sau khi nâng mũi, nên dùng thức mềm lỏng, giàu dinh dưỡng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh làm vết thương chảy máu và lệch sụn mũi.
  • Có thể chườm đá trong trường hợp mũi bị sưng và đau nhiều.
  • Trường hợp hắt hơi, sổ mũi nhiều, nên sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Không nên để tình trạng hắt hơi kéo dài làm lệch sụn mũi, kích thích liên tục lên vết mổ khiến vết mổ chậm lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Kiêng các loại thực phẩm dễ gây ngứa, sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm, ghẹ, đậu phộng, nếp… Bên cạnh đó, nên hạn chế rượu bia, cà phê và tránh hút thuốc lá vì có thể làm chậm quá trình phục hồi.
  • Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài, tránh để bụi bẩn đi vào bên trong khoang mũi kích hoạt triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi…
  • Chủ động tìm gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức dữ dội, chảy máu bất thường, chảy mủ, sốt, mệt mỏi…
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua…
  • Ngoài ra, nên ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế căng thẳng và thức khuya để vết thương nhanh lành.

Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính và với đặc thù khí hậu ở nước ta, triệu chứng rất dễ tái đi tái lại. Nếu lăn tăn về vấn đề bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không, hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc sau khi tham khảo bài viết. Để an tâm hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trước khi thực hiện.

Bài viết xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có tiêm được vaccine Covid không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi các đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ dị ứng với thuốc và vaccine...

Xem chi tiết

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe