Nội dung chính

Đối với người bình thường hoạt động bơi lội thường giúp nâng cao thể trạng, rèn luyện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên đa số người bệnh đều có thắc mắc viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình bạn nhé.

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng là một dạng bệnh về đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng và thường hay xuất hiện nhất ở trẻ nhỏ, người già hay phụ nữ mang thai. Do đây là các đối tượng có sức đề kháng kém. Bệnh là phản ứng thái quá của cơ thể trước các yếu tố gây dị ứng (nội sinh, ngoại sinh) dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm tại vùng niêm mạc mũi.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại cơ bản:

  • Viêm mũi dị ứng cấp tính: Là tình trạng viêm mũi dị ứng tái phát không theo chu kỳ, chỉ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính: Tình trạng bệnh này sẽ diễn ra theo chu kỳ và lặp lại nhiều lần trong năm, kéo dài từ năm này sang năm khác. Những người mắc bệnh này thường phải sống chung với viêm mũi dị ứng liên tục nhiều năm liền do dạng bệnh này khó điều trị dứt điểm.

Đây là một dạng bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu chủ quan trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não,….

Viêm mũi dị ứng có nên đi bơi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân
Viêm mũi dị ứng có nên đi bơi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng

Theo nhiều nghiên cứu tổng hợp, nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài. Điển hình có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

  • Yếu tố cơ địa: Một số người có cơ địa dị ứng với nước hoa, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, nấm mốc, hóa chất…. Khi tiếp xúc với những dị nguyên này, cơ thể sẽ bị kích thích và gây dị ứng tại niêm mạc mũi.
  • Yếu tố thời tiết thay đổi: Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính. Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ dẫn đến nhiệt độ, độ ẩm bị biến đổi, niêm mạc mũi không thích nghi kịp. Điều này gây nên hiện tượng kích ứng và dẫn đến viêm mũi dị ứng.
  • Yếu tố thức ăn: Nhiều loại thực phẩm như hải sản, trứng, thịt bò… là một trong những loại thực phẩm có khả năng gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng phát bệnh ngay sau khi ăn những loại thực phẩm này.
  • Yếu tố bệnh lý: Những người bệnh mắc phải các chứng nhiễm trùng như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… cũng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng cấp và viêm mũi dị ứng mãn tính.
  • Yếu tố cấu trúc mũi: Những người có vách ngăn mũi lệch, hoặc mũi sau phẫu thuật cũng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.
  • Yếu tố lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc mũi bị khô, xơ hóa làm dẫn đến nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Triệu Chứng Ngứa Mũi Hắt Xì Liên Tục Là Như Thế Nào? Cách Điều Trị

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Thông thường các dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường rất giống với các triệu chứng cảm cúm thông thường như:

  • Chảy nước mũi: Nước mũi chảy liên tục thành từng dòng, có màu trong suốt và đôi khi biến thành dạng đặc nhầy, có mủ khi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Nghẹt mũi: Đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng, nguyên nhân là do nước mũi chảy nhiều trong khoang mũi gây cản trở không khí lưu thông, dẫn đến khó thở, nghẹt mũi.
  • Hắt hơi thành từng tràng dài: Tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng là do niêm mạc mũi phản ứng với các dị nguyên gây nên bệnh.

Viêm mũi dị ứng có nên đi bơi?

Các bể bơi tại Việt Nam luôn sử dụng một lượng lớn chất khử trùng cho bể là Chlorine. Nếu bị dị ứng với các hoá chất tẩy rửa, khi đi bơi, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể tái phát bệnh rất nhanh.

Viêm mũi dị ứng có nên đi bơi? Câu trả lời là Không
Viêm mũi dị ứng có nên đi bơi? Câu trả lời là Không

Bởi vậy lời khuyên của nhiều chuyên gia là bệnh nhân viêm mũi dị ứng không nên lựa chọn hình thức thể dục, thể thao là bơi ở các bể bơi. 

Nếu sau khi đi bơi, đường mũi khó thở kèm theo các biểu hiện chảy nước mũi trong hoặc nước mũi màu vàng xanh, có mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng và kèm theo ho thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. 

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Để loại bỏ được căn bệnh này, người mắc viêm mũi dị ứng cần phải được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Bởi nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dễ chuyển sang mãn tính và tái phát nhiều lần, từ đó gây hại cho sức khỏe và khó khăn trong quá trình chữa trị sau này. Người bệnh có thể lựa chọn chữa viêm mũi dị ứng bằng những cách dưới đây:

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Thuốc Tây luôn được nhiều người bệnh lựa chọn khi chữa viêm mũi dị ứng bởi tính tiện lợi và loại bỏ nhanh chóng được các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi ,.. do viêm mũi dị ứng gây ra. Bạn đọc có thể tham khảo một vài loại thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng dưới đây:

Thuốc xịt mũi Natri cromolyn: 

Đây là giải pháp hàng đầu để điều trị viêm mũi dị ứng dạng nhẹ và loại thuốc này cũng có tính an toàn cao. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm nhanh triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngăn chặn việc nước mũi chảy ngược vào họng và hắt hơi.

Liều lượng tham khảo: Xịt mỗi bên mũi 3-4 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 4-6 giờ đồng hồ). Sử dụng Natri cromolyn thường xuyên mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả. Thuốc không có tác dụng tức thời, bạn cần kiên trì dùng đều đặn và lâu dài để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Chống chỉ định: Những người có vấn đề về gan thận hoặc dị ứng với cromolyn, hay các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần nào khác của thuốc.

Tác dụng phụ: Bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời nếu gặp các tình trạng sau: Tức ngực, nóng rát mũi, sốt, chảy máu mũi, khó thở,chảy dịch nhầy màu xanh hoặc vàng từ mũi.

Các loại thuốc xịt mũi giúp loại bỏ nhanh triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc xịt mũi giúp loại bỏ nhanh triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc xịt fluticasone để loại bỏ viêm mũi dị ứng

Thuốc fluticasone là một dạng thuốc xịt thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Sử dụng thuốc Fluticasone mang lại tác dụng làm giảm các triệu chứng ở mũi do viêm mũi dị ứng gây ra như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,…

Liều lượng tham khảo: 

  • Ở liều duy trì: bạn xịt 200 mcg thuốc, 2 lần/ngày vào mỗi bên mũi, liều lượng thuốc có thể giảm xuống 100 mcg/ngày sau vài ngày sử dụng.
  • Ở liều trị bệnh: bạn xịt 200 mcg thuốc, mỗi ngày xịt 4 lần.

Chống chỉ định: Các bệnh nhân bị nhiễm trùng tại mũi hoặc dị ứng với các thành phần khác của thuốc.

Tác dụng phụ: Bạn hãy đến trung tâm y tế ngay nếu gặp phải các tác dụng phụ như: xuất hiện các đốm trắng ở miệng, chảy máu mũi, buồn nôn, giảm thị lực,…

Đọc thêm: Đừng Bỏ Lỡ TOP 13 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các biện pháp dân gian thường đơn giản dễ thực hiện, tuy nhiên thời gian tác dụng của phương pháp này tương đối chậm, nên các mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng thường chỉ phù hợp với các tình trạng viêm mũi dị ứng dạng nhẹ hoặc kết hợp sử dụng thuốc tây.

Dùng mật ong trị viêm mũi dị ứng

Mật ong là nguyên liệu dễ tìm thấy nhất trong nhà. Sử dụng mật ong là một trong những mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp có thể loại bỏ vi khuẩn, virus gây dị ứng. Bởi mật ong chứa nhiều carbohydrate có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề do viêm mũi dị ứng khi đi bơi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 3 thìa mật ong pha với một ít nước ấm để uống vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
  • Có thể sử dụng thêm một ít gừng tươi để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 
Mật ong là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Mật ong là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Dùng bèo cái tươi chữa viêm mũi dị ứng

Trong Đông y, bèo cái có vị cay, tính lạnh nên có tác dụng thanh nhiệt và tiêu độc rất tốt. Thêm vào đó bèo cái rất dễ tìm thấy trên ven sông, sao hồ nên phương pháp này rất dễ thực hiện. Người bệnh có thể dùng bèo cái để loại bỏ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi thành dòng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 200gr bèo cái tươi, bỏ rễ rửa sạch, để ráo và dùng cối xay nhuyễn.
  • Sau đó sử dụng  túi lọc để chắt lấy nước cốt rồi đem pha loãng với nước lọc để uống.
  • Có thể hòa thêm một ít mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày, nên sử dụng 1-2 cốc nước bèo cái để bệnh được cải thiện hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Top 13 Bài Thuốc Dân Gian Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng khi đi bơi

Mặc dù khi bệnh đã được điều trị, nhưng nếu không biết cách phòng tránh bệnh hợp lý, bệnh vẫn có khả năng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người mắc bệnh. Bạn hãy tham khảo một số biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:

  • Cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng họng, mũi sạch sẽ. Bởi vì mũi và họng là 2 cơ quan thông với nhau. Vì thế, giữ mũi họng thông thoáng là một cách để giúp quá trình hô hấp thuận lợi, tránh dịch nhầy làm tắc đường thở.
  • Hạn chế hoạt động bơi lội, ngụp lặn dưới nước, nhất là trong các bể bơi chứa nhiều hóa chất chlorine hoặc chơi các môn thể thao dưới nước. 
  • Cần tránh xa các dị nguyên dễ gây kích ứng mũi như bụi bẩn, hóa chất, nước hoa, phấn hoa, lông thú,…. 
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng tai, mũi họng, để phòng tránh bệnh hiệu quả.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây hoặc sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh xa các loại thức ăn dễ gây dị ứng cho cơ thể như hải sản, trứng,…
  • Dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn bằng cách giặt giũ chăn màn thường xuyên hoặc sử dụng máy lọc không khí.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về căn bệnh viêm mũi dị ứng cũng như trả lời cho bạn đọc câu hỏi viêm mũi dị ứng có nên đi bơi hay không. Người bệnh cần có biện pháp điều trị và bảo vệ sức khỏe đúng cách để căn bệnh này không còn làm phiền đến chúng ta. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Có nhiều cách điều trị polyp mũi nhưng sử dụng thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khối polyp phát triển bằng các mẹo dân gian. Khi polyp mũi lớn, ảnh hưởng...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và bao lâu khỏi là mối bận tâm của nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Những triệu chứng của viêm mũi...

Xem chi tiết

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe