Viêm Mũi Dị Ứng Gây Khó Thở Là Do Đâu? Cách Khắc Phục

Viêm mũi dị ứng gây khó thở kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu khác sẽ khiến người bệnh khó tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do niêm mạc mũi bị phù nề, sưng tấy và tiết ra nhiều dịch gây bít tắc đường thở, giảm lưu lượng không khí đi qua mũi. Vậy viêm mũi dị ứng gây khó thở phải làm sao? Dưới đây là một số cách khắc phục đơn giản, hiệu quả nhất cho bạn.

Triệu chứng khó thở do viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm, tổn thương do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một số yếu tố dị nguyên (chẳng hạn như bụi bẩn, lông thú nuôi, khói thuốc lá, thực phẩm, vi khuẩn, nấm…). Lúc này, cơ thể sản sinh nhiều histamin và kích hoạt các triệu chứng bệnh bùng phát.

Khó thở là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, viêm mũi dị ứng gây khó thở còn xuất hiện kèm theo tình trạng nghẹt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

Viêm Mũi Dị Ứng Gây Khó Thở
Viêm mũi dị ứng thường gây khó thở khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu

Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Bao gồm:

  • Hắt hơi liên tục, mỗi lần cả tràng dài
  • Ngứa ở mũi và một số bộ phận khác trên cơ thể (da, mắt, tai, cổ họng) do ảnh hưởng của dị ứng.
  • Ho
  • Chảy dịch mũi xuống cổ họng
  • Đau đầu
  • Đau nhức mũi
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nhiều nước mũi trong
  • Đau họng, viêm họng
  • Tái phát cơn hen cấp…

Tình trạng khó thở do viêm mũi dị ứng kết hợp với các triệu chứng khó chịu khác nếu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, uể oải và không có tinh thần để làm việc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khó thở sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.

Bạn có biết: Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ù Tai Không? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Viêm mũi dị ứng gây khó thở do đâu?

Khó thở có thể là triệu chứng thông thường hoặc đôi khi cũng có thể báo hiệu tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn đang ở mức độ nghiêm trọng. Theo cơ chế gây bệnh, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì hệ miễn dịch xảy ra tình trạng quá mẫn và kích thích sản sinh nhiều kháng thể để chống lại. Quá trình này cũng giải phóng nhiều histamin – một chất hóa học trung gian có thể thúc đẩy phản ứng viêm ở niêm mạc bùng phát. Khi ảnh hưởng đến mũi, chất này khiến niêm mạc mũi trở nên phù nề, tiết ra nhiều dịch, từ đó dẫn đến nghẹt mũi. Khó thở là một hậu quả tất yếu.

Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng còn ảnh hưởng đến cả đường hô hấp trên và dưới. Điều này khiến cho cổ họng và các phế quản bị sưng lên gây biến chứng đau họng, viêm phế quản, tái phát cơn hen suyễn hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm, đường thở bị thu hẹp khiến bệnh nhân không thể hít thở bình thường. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Cách khắc phục viêm mũi dị ứng gây khó thở

Có nhiều phương pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng khó thở do viêm mũi dị ứng gây ra. Tất cả đều hướng đến mục tiêu ức chế phản ứng dị ứng, cải thiện trạng thái sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang và giảm tiết dịch, giúp đường thở được thông thoáng.

1. Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khó thở theo đơn bác sĩ

Để cải thiện tình trạng khó thở do viêm mũi dị ứng nhanh chóng, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Bạn cần tuân thủ dùng thuốc dự phòng và điều trị theo đơn của bác sĩ nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh, đồng thời giảm tần suất tái phát trong tương lai.

Viêm Mũi Dị Ứng Gây Khó Thở Do Đâu
Một số loại thuốc bác sĩ kê đơn có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở do viêm mũi dị ứng gây ra

Các thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc steroid: Nhóm thuốc này được bào chế ở dạng uống hay xịt, giúp ức chế phản ứng dị ứng, giảm sưng viêm đường thở nhanh.
  • Thuốc kháng histamin: Giảm nhanh các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi khó thở hoặc sổ mũi bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc kháng cholinergic, leukotriene…

Có thể bạn quan tâm: TOP 13 Thuốc ĐIều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

2. Xịt rửa mũi thường xuyên, đúng cách

Xịt rửa mũi thường xuyên là giải pháp hữu ích để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng gây khó thở. Người bệnh có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Sản phẩm này có bán sẵn tại hầu hết các tiệm thuốc Tây với giá khá rẻ.

Khi xịt rửa mũi, nước muối sinh lý không chỉ phát huy thế mạnh diệt khuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, giảm sưng, kích thích tái tạo tổn thương ở niêm mạc mũi mà còn có tác dụng ngăn ngừa tiết dịch, làm loãng chất nhầy tồn đọng trong mũi, giúp hốc mũi được thông thoáng hơn. Điều này sẽ giúp cho tình trạng nghẹt mũi, khó thở nhanh chóng được cải thiện.

Thao tác xịt rửa mũi đúng cách trị viêm mũi dị ứng gây khó thở như sau:

  • Chuẩn bị một bình xịt chứa nước muối sinh lý.
  • Đứng trước bồn rửa mặt và ghé đầu sang 1 bên tạo thành góc nghiêng khoảng 45 độ.
  • Đưa đầu bình xịt vào lỗ mũi và bóp nhẹ cho nước muối chảy từ lỗ mũi bên trên xuống lỗ mũi bên dưới, mang theo dịch nhầy, vi khuẩn hay bụi bẩn ra ngoài. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể thở bằng miệng.
  • Cuối cùng, xì nhẹ để mũi sạch sẽ và thông thoáng hoàn toàn.
  • Lặp lại các bước trên 2 – 3 lần mỗi ngày. Chú ý thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng và không xịt rửa mũi quá nhiều lần trong ngày khiến cho niêm mạc mũi bị đau rát, tổn thương nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm: Mách Bạn 9 Món Ăn Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, Dễ Nấu

3. Giảm khó thở do viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp xông hơi tinh dầu

Thêm một phương pháp đơn giản để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng gây khó thở để người bệnh tham khảo đó chính là xông hơi tinh dầu. Trong quá trình xông, hơi nước bốc lên sẽ mang theo chất kháng khuẩn có sẵn trong một số loại tinh dầu, giúp sát trùng mũi xoang, tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm niêm mạc mũi.

Ngoài ra, xông hơi tinh dầu còn có tác dụng tích cực trong việc làm loãng đờm nhầy, ức chế dị ứng, giảm căng thẳng thần kinh, giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Những loại tinh dầu đang được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả tốt bao gồm tinh dầu sả, khuynh diệp, bạc hà, đàn hương, tràm trà, chanh, bưởi hoặc tinh dầu hoa oải hương…

cách khắc phục viêm mũi dị ứng gây khó thở
Xông mũi với tinh dầu giúp làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng khó thở ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng

Cách xông hơi tinh dầu trị viêm mũi dị ứng kèm khó thở:

  • Đun sôi 1 – 2 lít nước rồi đổ ra tô hoặc chậu nhỏ
  • Nhỏ vào nước vài giọt tinh dầu đã chuẩn bị
  • Đưa mũi lại phía trên tô nước đang bốc hơi mạnh. Giữ khoảng cách an toàn rồi lấy một cái khăn to trùm kín toàn bộ vùng đầu với tô nước.
  • Hít thở nhẹ nhàng trong thời gian xông khoảng 10 phút.
  • Duy trì cách này mỗi ngày từ 2 – 3 lần để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng gây khó thở.

Giải pháp xông mũi không an toàn với trẻ nhỏ. Trường hợp này, phụ huynh có thể thay thế phương pháp xông trực tiếp bằng máy khuếch tán tinh dầu hoặc thêm tinh dầu vào nước tắm cho bé cũng cho hiệu quả không kém.

Nên xem: Cách Phân Biệt Viêm Mũi Vận Mạch Và Viêm Mũi Dị Ứng

4. Massage giảm nghẹt mũi, khó thở do viêm mũi dị ứng

Trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng gây khó thở do nghẹt mũi, phương pháp massage mũi có thể hữu ích cho bạn. Kỹ thuật này rất đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải lựa chọn được những vị trí tác động phù hợp và thực hiện đúng thao tác.

+ Massage điểm giữa hai đầu chân mày

Điểm chính giữa hai đầu chân mày là nơi có huyệt Ấn đường. Việc massage, day ấn vị trí này không chỉ giúp làm thông mũi, cải thiện tình trạng khó thở mà còn có tác dụng giảm đau đầu, an thần, dễ ngủ hơn.

Mỗi khi bệnh viêm mũi dị ứng gây khó thở hoặc xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác, bạn hãy lấy đầu ngón cái massage, day ấn với lực vừa phải vào khu vực giữa hai cung lông mày. Thời gian thực hiện từ 1 – 3 phút.

+ Massage hai bên cánh mũi

Đây là vị trí có huyệt Nghinh hương. Massage tác động vào vị trí hai bên cánh mũi có tác dụng thông mũi, thanh khí hỏa, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nghẹt mũi, khó thở cho người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay xoa tròn hai bên cánh mũi một cách nhẹ nhàng. Thực hiện thao tác massage trong 1 – 3 phút và lặp lại vài lần trong ngày. Tình trạng nghẹt mũi, khó thở sẽ được cải thiện đáng kể.

+ Massage điểm giữa mũi và môi

Massage vào khu vực này từ 2 – 3 phút và lặp lại thao tác này nhiều lần. Đây là một phương pháp giảm sưng mao mạch tự nhiên, giúp niêm mạc mũi bớt phù nề, viêm đỏ. Nhờ vậy, dịch nhầy sẽ tiết ra ít hơn và đường thở cũng trở nên thông thoáng hơn hẳn.

Đọc thêm: ĐỪNG BỎ LỠ TOP 7 Cách Xông Mũi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Và An Toàn

5. Uống trà thảo mộc trị viêm mũi dị ứng gây khó thở

Sử dụng trà thảo mộc là mẹo tự nhiên đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng để khắc phục tình trạng khó thở cùng các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra. Trong đó, các loại thảo mộc có chứa hoạt chất giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng tự nhiên thường được ưu tiên lựa chọn.

Dưới đây là các loại trà có thể giúp bạn đẩy lùi tình trạng khó thở, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng một cách an toàn:

+ Trà gừng mật ong:

  • Rửa sạch một miếng gừng nhỏ, cạo vỏ rồi băm nhỏ hoặc giã nhuyễn.
  • Cho gừng vào cốc nước nóng, đậy kín nắp lại chờ trong 10 – 15 phút.
  • Khi thấy trà gừng chuyển sang màu vàng, vớt bỏ bã rồi thêm 2 thìa mật ong vào.
  • Khuấy cho mật ong tan đều và thưởng thức. Mỗi ngày 2 – 3 ly có tác dụng giảm nghẹt mũi, khó thở, đau đầu, chống viêm, tăng cường sức đề kháng.
trà gừng mật ong trị viêm mũi dị ứng gây khó thở
Uống trà gừng mật ong có tác dụng giảm đau mũi, nghẹt mũi, khó thở và nâng cao sức đề kháng cho người bị viêm mũi dị ứng

+ Trà rễ cam thảo:

  • Lấy 3 – 4 lát rễ cam thảo bỏ vào trong ấm pha trà hoặc ly
  • Đổ thêm nước sôi vào và ủ trà trong 15 phút cho các hoạt chất bên trong rễ tiết hết vào trong nước.
  • Rót uống dần mỗi ngày 3 – 4 tách nhỏ có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm nghẹt mũi, khó thở cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh.

+ Trà hương thảo:

Loại trà này nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Trong dân gian, hương thảo còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh liên quan đến dị ứng, chẳng hạn như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Khi sử dụng, bạn hãy lấy 1 nhánh hương thảo khô hoặc tươi đem hãm với nước sôi làm trà uống tương tự như trên để trị viêm mũi dị ứng gây khó thở. Tuy nhiên, loại trà này không thích hợp cho phụ nữ mang thai và bạn chỉ nên uống 1 – 2 tách nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh xảy ra tình trạng tương tác với thuốc điều trị.

6. Giữ ấm mũi

Người bị viêm mũi dị ứng khá mẫn cảm với thời tiết lạnh. Do vậy, cần giữ ấm vùng mũi và toàn bộ cơ thể để hạn chế bệnh tái phát, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng liên quan, nhất là tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

Ngoài việc mặc đủ ấm, đeo khẩu trang hay dùng khăn che mặt, mỗi khi viêm mũi dị ứng gây khó thở nghẹt mũi, bạn hãy lấy một cái khăn nhúng vào nước ấm rồi vắt cho ráo và đắp trực tiếp lên mũi. Chườm khăn ấm sẽ giúp các mao mạch giãn nở, giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi và cải thiện nhanh tình trạng khó thở.

Có thể bạn quan tâm