Nội dung chính

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tận dụng tính kháng khuẩn, chống viêm của thảo dược để cải thiện triệu chứng ho dai dẳng, có đờm, thở khò khè… Tuy nhiên thảo dược này có dược tính mạnh, vị cay nồng nên khi sử dụng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng.

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Ngoài điều trị bằng thuốc, không ít người còn dùng các mẹo từ dân gian để cải thiện bệnh viêm phế quản. Phế quản bị viêm, phù nề sẽ gây ho dai dẳng, sốt, thở khò khè, đờm ứ nhiều, mệt mỏi… Do nguyên nhân gây bệnh đa dạng nên ngoài điều trị bằng thuốc, các bác sĩ đều khuyến khích nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc đúng cách.

Lá trầu không là vị thuốc nam quý với vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng và tính ấm. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chỉ khái, tiêu viêm và sát trùng nên rất tốt cho các bệnh liên quan đến viêm nhiễm như rối loạn tiêu hóa, viêm da, viêm đường hô hấp…

lá trầu không chữa viêm phế quản
Với tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, lá trầu không thường được tận dụng để điều trị viêm phế quản

Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không chỉ được ghi nhận trong y học cổ truyền mà còn được công nhận dưới góc độ khoa học. Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, các phenol có trong thảo dược này (Chavicol, Eugenol) có hiệu quả kháng sinh mạnh, nhạy cảm với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và các loại virus thường gây viêm đường hô hấp.

Áp dụng các cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu sẽ giúp ức chế vi khuẩn, virus. Từ đó tạo điều kiện để niêm mạc hô hấp phục hồi, giảm hiện tượng phù nề, sưng viêm và xuất tiết. Ngoài ra, trầu không còn có tác dụng tiêu đờm, chống viêm sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng ho, đờm ứ, thở khò khè, ngứa cổ họng…

Trên thực tế, không phải mẹo dân gian nào cũng được chứng minh trên cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả khi áp dụng. Chính vì vậy, nếu đang bị viêm phế quản – đặc biệt là viêm phế quản mãn tính, bạn nên có thể thực hiện mẹo trị bằng lá trầu không mà không phải lo lắng về độ an toàn cũng như tính hiệu quả.

Đọc thêm: Tình trạng viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? Chi tiết cách phòng tránh

Bỏ túi 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Trầu không có dược tính mạnh, hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng đau họng, ho, sốt, đờm nhiều, cổ họng kích thích… do các bệnh viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, mỗi mẹo chữa sẽ có công dụng khá nhau, phù hợp với bệnh trạng riêng biệt.

Trong nội dung sau, Phòng khám Favina sẽ giới thiệu bạn đọc 5 cách dùng lá trầu trị viêm phế quản công hiệu, chi tiết từng bước thực hiện, tác dụng cụ thể… Với thông tin hữu ích, bạn có thể chọn được công thức phù hợp với triệu chứng và các nguyên liệu sẵn có trong nhà.

5 Cách dùng lá trầu không cải thiện bệnh viêm phế quản:

1. Xông mũi bằng lá trầu không

Xông mũi là cách điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hữu hiệu. Khi xông, hơi nước sẽ đi sâu vào bên trong khoang mũi, xoang và niêm mạc họng giúp giảm cảm giác khó chịu, làm loãng dịch nhầy.

Tinh dầu từ lá trầu không cũng sẽ theo hơi nước đi vào sâu bên trong niêm mạc hô hấp. Nhờ đó, virus, vi khuẩn gây viêm phế quản sẽ bị ức chế, cải thiện nhanh tình trạng phù nề, sưng viêm ống phế quản. Nếu áp dụng mẹo này thường xuyên, các biểu hiện viêm phế quản sẽ nhanh chóng được cải thiện, hạn chế phải dùng thuốc kéo dài.

chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Xông mũi bằng lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, giảm đờm ứ và ho dai dẳng do viêm phế quản

Cách thực hiện bài thuốc xông mũi từ lá trầu trị viêm phế quản:

  • Chuẩn bị khoảng 7 – 8 lá trầu không tươi, đem rửa sạch
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, vỏ xát lá trầu và cho vào đun thêm vài phút
  • Tắt bếp, dùng khăn vải trùm để tận dụng hơi nước giúp thông mũi, loại bỏ đờm ứ

Không chỉ có hiệu quả chữa viêm phế quản, đây còn là cách trị viêm xoang bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ ngày sẽ giúp triệu chứng giảm rõ rệt sau 3 – 5 ngày.

Nên biết: Mẹo chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá giúp nhanh đỡ

2. Trị viêm phế quản bằng lá trầu và mật ong

Ngoài bài thuốc xông, dân gian còn kết hợp trầu không với các nguyên liệu khác để gia tăng hiệu quả. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhờ một loại protid có tên defensin-1. Khi kết hợp với trầu không sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng viêm, phù nề ở phế quản và các cơ quan hô hấp khác.

Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bồi bổ sức khỏe, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của niêm mạc. Khi bị viêm phế quản mãn tính, triệu chứng dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên… bạn nên áp dụng cách chữa này để cải thiện thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc.

Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu và mật ong:

  • Dùng khoảng 10 lá trầu không, đem rửa sạch, thái nhỏ và giã nhuyễn. Sau đó cho thêm nước sôi ngâm trong 20 phút, sau đó vắt lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt trầu không với khoảng 4 thìa canh mật ong
  • Uống đều đặn 2 lần/ ngày (dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút).

Với bài thuốc này, nên dùng đều đặn từ 8 – 10 ngày. Sau đó ngưng khoảng 1 tháng và dùng lại nếu triệu chứng chưa dứt. Tránh uống dài ngày vì trầu không có tính ấm dễ gây ra chứng nóng trong. Theo kinh nghiệm của dân gian, có thể kết hợp hơ nóng lá trầu và dán lên ngực trước khi ngủ để tránh ho nhiều vào ban đêm.

Đừng bỏ lỡ: Một số mẹo dùng mật ong trị viêm phế quản an toàn

3. Công thức từ trầu không và gừng

Bên cạnh bài thuốc từ mật ong và trầu không, dân gian còn lưu truyền cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu cùng với gừng tươi. Gừng (sinh khương) là vị thuốc có tính ấm, tác dụng tán phong hàn, giảm ho, tiêu đờm.

So với dùng lá trầu không độc vị, kết hợp với gừng sẽ giúp tăng hiệu quả. Bài thuốc này giúp làm ấm phế, cải thiện triệu chứng ho dai dẳng, ho có đờm, đau họng, sốt, mệt mỏi… do viêm phế quản gây ra. Cả gừng và trầu không đều có tính nóng, vì vậy chỉ nên áp dụng nếu các công thức khác không mang lại hiệu quả.

chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Áp dụng mẹo chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không và gừng sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng

Cách dùng gừng và lá trầu không chữa viêm phế quản mãn tính:

  • Dùng khoảng 5 lát gừng tươi và 10 lá trầu không
  • Rửa sạch lá trầu, sau đó cho cả gừng và giã nhuyễn
  • Thêm nước sôi ¾ bát và ngâm trong 20 phút, vắt kiệt lấy nước cốt
  • Uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút

Như đã đề cập, cả gừng và lá trầu không đều có tính ấm. Để hạn chế chứng nóng trong, bài thuốc này chỉ được khuyên dùng liên tục trong 5 – 6 ngày và ngừng 1 tháng trước khi uống lại.

Xem ngay: Gợi ý 5 cách chữa viêm phế quản bằng gừng dễ thực hiện

4. Bài thuốc từ lá trầu và củ nén (hành tăm)

Củ nén (hành tăm) là loại gia vị quen thuộc với người Việt. So với hành tím, hành tăm có mùi thơm đặc trưng hơn giúp gia tăng hương vị cho các món ăn. Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc quý được sử dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Bài thuốc từ lá trầu và củ nén giúp giảm đáng kể các triệu chứng của viêm phế quản. Với khả năng chống viêm và kháng khuẩn tốt, tình trạng sưng viêm, phù nề sẽ nhanh chóng được cải thiện. Triệu chứng ho dai dẳng, đau họng, đờm ứ nhiều… vì thế cũng sẽ thuyên giảm dần và hạn chế tình trạng tái phát.

Cách dùng hành tăm và lá trầu không chữa bệnh viêm phế quản:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 4 củ hành tăm và 10 lá trầu không
  • Rửa sạch, sau đó cho vào bát giã nhuyễn
  • Cho nước sôi vào ngâm trong 20 phút, sau đó vắt kiệt lấy nước
  • Uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn 30 phút
  • Nên dùng đều đặn trong 5 – 6 ngày, sau đó ngưng 1 tháng và dùng lại nếu triệu chứng chưa dứt

Chia sẻ thêm: Điều Trị Viêm Phế Quản Bằng Cách Nào Là Hiệu Quả Nhất? KHÁM PHÁ NGAY

5. Trầu không kết hợp với muối biển

Muối biển có tác dụng sát khuẩn và thanh nhiệt nên thường được kết hợp với nhiều loại dược liệu. Để điều trị viêm phế quản, lá trầu không còn được kết hợp với muối biển bên cạnh mật ong, gừng, hành tăm…

Công thức từ lá trầu không và muối biển có nguyên liệu dễ tìm, thực hiện đơn giản. Khi áp dụng mẹo chữa này thường xuyên, tình trạng đau họng, sốt, ho có đờm, thở khò khè… sẽ dần được cải thiện.

chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Uống nước lá trầu không và một ít muối biển có tác dụng long đờm, thông cổ họng

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và muối biển:

  • Dùng khoảng 6 – 7 lá trầu không và 1 ít muối biển
  • Rửa sạch lá trầu, đem giã nhuyễn và ngâm với nước sôi trong 15 – 20 phút
  • Sau đó, thêm 1 ít muối biển vào khuấy đều và uống 2 lần/ ngày (sau ăn 30 phút)
  • Nếu bị đau họng nhiều, nên kết hợp với súc họng bằng nước trầu không

Tham khảo thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Phế Quản Chuẩn Bộ Y Tế

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy không quá nguy hiểm và ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra cảm giác khó chịu, phiền toái… khi sinh hoạt.

chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Nên áp dụng mẹo chữa viêm phế quản bằng lá trầu thường xuyên để đạt hiệu quả như mong đợi

Ngoài sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản, bạn có thể giảm triệu chứng bằng một số mẹo dân gian. Nếu có ý định áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các mẹo tự nhiên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không thể thay thế cho thuốc điều trị. Chính vì vậy, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không mà chỉ nên kết hợp với các phương pháp điều trị chính.
  • Khi chọn lá trầu, nên dùng các lá già, màu xanh đậm. Lá non chứa ít tinh dầu nên hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm sẽ kém hơn.
  • Trầu không chỉ có dược tính tự nhiên nên hiệu quả sẽ kém hơn so với tân dược. Khi áp dụng, nên kiên trì thực hiện trong 3 – 7 ngày (tùy công thức) để đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Trầu không có vị cay nồng nên sẽ không phù hợp với trẻ nhỏ. Chỉ nên áp dụng cách này cho người lớn để tránh nguy cơ dị ứng, kích ứng. Với trẻ nhỏ, có thể áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng mật ong, gừng, ngải cứu… để đảm bảo an toàn.
  • Nên kết hợp thêm với vệ sinh mũi họng hằng ngày, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể. Khi thể trạng tốt hơn, có thể tập thể dục để cải thiện chức năng hô hấp, đẩy lùi dứt điểm tình trạng ho, đau họng, thở khò khè do viêm phế quản.

Các cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đặc biệt hiệu quả với những ca bệnh mãn tính, triệu chứng dai dẳng, tái phát nhiều lần… Khi áp dụng, nên kết hợp điều trị theo chỉ định, nghỉ ngơi hợp lý để đạt kết quả khả quan nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa