Chuyên gia chia sẻ cách phân biệt viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phổi và viêm phế quản là những bệnh về đường hô hấp thường gặp, mặc dù có triệu chứng giống nhau nhưng không phải là một bệnh. Việc phân biệt viêm phế quản và viêm phổi sẽ giúp người bệnh có cách xử lý phù hợp khi mắc bệnh. 

Mối quan hệ giữa viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế quản và viêm phổi đều là những bệnh lý về đường hô hấp dưới. Thường xảy ra ở các đối tượng như trẻ em, người trên 65 tuổi, người sức đề kháng kém, sức khỏe yếu… Cả hai bệnh đều khá phổ biến, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh cần biết cách nhận biết, phân biệt để thăm khám, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho người khác.

Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau
Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau

Phổi có các đường dẫn khí lớn, còn đường nối từ đường khí đến phổi gọi là phế quản. Các đường khí này chia thành nhiều ống khí nhỏ là tiểu phế quản, cuối các tiểu phế quản này là các phế nang hay còn gọi là các túi khí nhỏ. Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Gồm có phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng.

Trong khi đó, viêm phế quản là tình trạng các ống dẫn khí trong phổi bị viêm nhiễm. Bệnh chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp tính (thường do vi khuẩn/virus gây ra) và viêm phế quản mãn tính (viêm nhiễm kéo dài). Bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, điển hình với các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, ho dai dẳng…

Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hoặc tại một vùng, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng viêm toàn bộ phổi. Theo Tiến sĩ William Schaffner (chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbilt, Mỹ) “không có sự phân biệt rõ ràng giữa viêm phế quản và viêm phổi”. Đặc biệt, viêm phế quản có thể diễn tiến nặng gây ra viêm phổi. Đồng thời, viêm phế quản mạn tính cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đọc thêm: Viêm Tiểu Phế Quản Bội Nhiễm Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Có rất nhiều người thắc mắc không biết viêm phế quản và viêm phổi có giống nhau không, phân biệt viêm phế quản và viêm phổi như thế nào cho đúng. Theo chia sẻ của các chuyên gia, nhìn chung, đây là hai bệnh về đường hô hấp dưới thường gặp. Do đó, các triệu chứng cũng tương đối giống nhau, khó phân biệt rõ ràng, tuy nhiên cũng thể nhận biết qua các đặc điểm sau đây:

1. Về bản chất bệnh

Chúng ta có thể phân biệt viêm phế quản và viêm phổi thông qua bản chất bệnh. Về bản chất, viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí trong phổi. Trong khí đó, viêm phế quản gây viêm lớp niêm mạc các ống phế quản. Mà các ống phế quản là nơi không khí ra vào phổi.

Ống dẫn khí (ống phế quản) bị kích thích dẫn đến sưng và dày lên
Ống dẫn khí (ống phế quản) bị kích thích dẫn đến sưng và dày lên

Như vậy, có thể thấy, vị trí bệnh của hai bệnh này là không giống nhau. Viêm phế quản là nhiễm trùng các ống dẫn khí đến phổi. Viêm phổi là nhiễm trùng phế nang hoặc các túi khí trong phổi chứa không khí, được các ống dẫn khí đưa vào khi bạn hít vào.

Nếu viêm phế quản chỉ ảnh hưởng đến các ống dẫn khí thì viêm phổi có thể gây viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng, thâm chí viêm cả phổi. Khi tình trạng viêm nhiễm đã xâm nhập vào phổi, có thể gây viêm các mô bên trong phổi, xuất hiện ở 1 phần nhỏ hoặc lan rộng trong phổi, xuất hiện ở cả 2 phần. Khi phạm vi nhiễm trùng càng lớn thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Đừng bỏ lỡ: Cách Phân Biệt Viêm Phế Quản Và Viêm Tiểu Phế Quản

2. Phân biệt viêm phế quản và viêm phổi qua triệu chứng

Chúng ta cũng có thể phân biệt viêm phổi và viêm phế quản thông qua các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng thường gặp ở hai bệnh có thể kể đến như, ho, sốt, tức ngực, khó thở, khò khè, tăng tiết đờm, chất nhầy… Mặc dù giống nhau nhưng cũng có thể phân biệt qua các điểm sau:

  • Viêm phế quản nổi bật với các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, người mệt mỏi, khó thở. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày thậm chí lâu hơn. Các triệu chứng của viêm phế quản gồm ho khan hoặc có đờm, khó thở, mệt mỏi, chán ăn…
  • Trong khi đó, các triệu chứng của viêm phổi cũng tương tự như viêm phế quản. Thế nhưng, còn kèm thêm một số triệu chứng như sốt cao, đau ngực, sụt cân do mất cảm giác thèm ăn…

Ngoài ra, người mắc viêm phổi thường có các triệu chứng khác như hơi thở nông, sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ. Thường xuyên ớn lạnh, run người, đau ngực nghiêm trọng khi hít thở sâu hoặc khi ho. Môi tái nhợt, người xanh xao, tinh thần không tỉnh táo, thiếu hụt oxy, đôi khi đổ nhiều mồ hôi, thường bị nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn…

Các triệu chứng của viêm phế quản đặc biệt là sổ mũi, ngạt mũi, ho khan, ho có đờm thường xuất hiện sớm. Đờm thường có trong và loãng, sau 1 tuần đến 10 ngày sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Trong khi đó, các triệu chứng của viêm phổi càng ngày càng nhiều, rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt còn có thêm triệu chứng sốt cao bất thường và ớn lạnh.

Nên biết: Viêm Phế Quản Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất

3. Về nguyên nhân gây bệnh

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của các ống dẫn khí đến phổi, còn gọi là các ống phế quản. Viêm phế quản được phân thành 2 loại là cấp tính và mạn tính, bệnh có thể trở nặng khi người bệnh bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường rất đa dạng nhưng chủ yếu do vi khuẩn
Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường rất đa dạng nhưng chủ yếu do vi khuẩn

Viêm phế quản cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như virus (virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm, virus sởi), vi khuẩn (vi khuẩn liên cầu, khuẩn phế cầu), nấm Candida. Kết hợp với các yếu tố thuận lợi như thời tiết thay đổi thất thường, hệ miễn dịch yếu, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm… Có đến hơn 80% các trường hợp viêm phế quản là do virus gây bệnh.

Trong khi đó, viêm phổi là tình trạng viêm ở nhu mô phổi, các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất… Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp viêm phổi là do vi khuẩn, rất ít trường hợp do virus và nấm gây ra.

Đọc thêm: Nguyên nhân Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp, Dấu Hiệu Và Triệu Chứng

4. Nguy cơ lây nhiễm

Nhiều người cho rằng viêm phổi và viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp nên nguy cơ lây lan cao. Thế nhưng thực tế không phải vậy, có sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản trong nguy cơ lây nhiễm. Cụ thể:

  • Viêm phế quản chủ yếu do virus gây bệnh, do đó, bệnh có nguy cơ lây lan mạnh, nhanh, có thể lây trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp từ đồ vật sang người. Không chỉ vậy, hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản không thể điều trị bằng kháng sinh.
  • Viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn gây ra, ít gặp các trường hợp do virus, nấm gây bệnh. Theo Tiến sĩ Hamiduzzaman (bác sĩ chuyên khoa phổi, Đại học Y tế Loma Linda, California) “Viêm phổi do vi khuẩn gây ra và hiếm khi liên quan đến virus, có nghĩa nó thường không lây nhiễm vì sự nhiễm trùng nằm trong túi khí của phổi và không truyền sang tay hoặc bề mặt khi bạn ho”. Tuy nhiên, viêm phổi vẫn có nguy cơ lây lan giống như viêm phế quản.

Chuyên gia chia sẻ: Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

5. Mức độ nguy hiểm

Bệnh viêm phổi và viêm phế quản đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Có thể phân biệt biến chứng của hai bệnh như sau:

  • Viêm phổi: Ngay cả khi được điều trị, người bị viêm phổi cũng có thể có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi… Thậm chí, người bệnh viêm phổi còn có nguy cơ tử vong nếu bệnh chuyển biến nặng.
  • Viêm phế quản: Thường ít nguy hiểm hơn viêm phổi, thường gây các biến chứng như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, suy hô hấp, tổn thương não, suy thận.

Viêm phổi và viêm phế quản đều là những bệnh thường gặp, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể chuyển biến nặng. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có nguy cơ gây tử vong. Do đó, dù đang mắc bệnh gì, cách tốt nhất là bạn nên chủ động thăm khám và điều trị.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu viêm phế quản mạn tính ở người già cần biết

6. Phương pháp điều trị

Mỗi bệnh sẽ có một phương pháp điều trị riêng do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Có khoảng 80 – 90% các trường hợp mắc viêm phế quản là do virus gây ra. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp mắc viêm phổi là do vi khuẩn, tác hại của khói thuốc lá, hóa chất, môi trường ô nhiễm gây ra.

Thăm khám là điều cần thiết khi bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản
Thăm khám là điều cần thiết khi bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị của hai bệnh này thường là:

  • Viêm phế quản: Bệnh nhân thường được điều trị bằng các thuốc như thuốc ho (Dextromethorphan, Codeine), thuốc giãn phế quản (Theophylline, Albuterol, Metaproterenol), thuốc kháng viêm (Budesonide, Beclomethasone), thuốc long đờm (Natri Benzoat, Guaifenesin, Carbocysteun), thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống virus… Do hầu hết các trường hợp mắc viêm phế quản do virus, hiếm gặp do vi khuẩn nên bệnh nhân thường sẽ không dùng kháng sinh để điều trị. Việc dùng kháng sinh chỉ áp dụng khi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
  • Viêm phổi: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi là do vi khuẩn, do đó, bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh (Aspirin, Ibuprofen, acetaminophen…) Kết hợp cùng các thuốc ho, thuốc giãn phế quản, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc long đờm… để kiểm soát triệu chứng và giảm khó chịu cho người bệnh. Nếu viêm phổi do virus thì chỉ định thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nếu do nấm thì cần điều trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.

Có thể bạn cần: Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì – TOP 8 Thuốc Hiệu Quả Nhất 2023

Biện pháp phòng ngừa viêm phổi và viêm phế quản

Viêm phổi và viêm phế quản đều là những bệnh nguy hiểm, đặc biệt, bệnh rất dễ lây lan, cần cẩn thận phòng ngừa. Có thể ngừa hai bệnh này bằng cách:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang, nhất là khi đi ra đường, chủ động giữ khoảng cách với mọi người, nhất là những người có triệu chứng ho, hắt hơi…
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như chén đũa, dao cạo râu, khăn mặt với người khác
  • Khi đi xa về cần rửa mũi, súc họng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngày 2 lần.
  • Giữ ấm cơ thể nhất là vùng đầu, cổ, ngực, tay chân… Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như phấn hoa, bụi bẩn, khói khí độc hại…
  • Vệ sinh sạch sẽ tay chân, không cắn móng tay, ngậm tay, ngoáy mũi. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi ra ngoài về, trước khi ăn, khi tiếp xúc với các đồ dùng khác.
  • Uống đủ nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cho cơ thể gồm đường bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi.

Viêm phổi và viêm phế quản đều là những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp. Hai bệnh này có nhiều điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, dù mắc bệnh nào thì bạn cũng nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan