Nội dung chính

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng ống dẫn khí nhỏ bên trong hệ hô hấp bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus. Nếu không được can thiệp đúng cách sẽ phát sinh biến chứng suy hô hấp, xẹp phổi và hình thành nên các bệnh lý đường hô hấp khác. Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ khởi phát bệnh cao và thường bùng phát mạnh vào mùa mưa.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường gây ảnh hưởng đến trẻ em dưới 1 tuổi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường gây ảnh hưởng đến trẻ em dưới 1 tuổi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Tiểu phế quản có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phế quản. Do cơ quan này không có sụn nâng đỡ nên rất mềm và dễ bị tổn thương. Viêm tiểu phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3 – 6 tháng. Bệnh khởi phát khi vi khuẩn hoặc virus tấn công vào tiểu phế quản gây nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như khó thở và thở nhanh, ho, sốt cao,… Nếu bệnh lý này diễn ra kéo dài sẽ khiến đờm nhớt bị ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm xảy ra khi có thêm chủng vi khuẩn khác tấn công vào, khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Cơ chế gây bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng giống như bệnh viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, bệnh sẽ diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn, khả năng kháng thuốc cao, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm tiểu phế quản bội nhiễm là một trong những biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản. Vì thế, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra ở mức độ nặng hơn và có nguy cơ phát sinh ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường về đường hô hấp, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Bệnh lý này đáp ứng điều trị rất tốt nếu được can thiệp sớm.

Đọc thêm: 3 Thuốc Khí Dung Cho Trẻ Viêm Phế Quản Và Lưu Ý Khi Dùng

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Ngược lại, người trưởng lại rất ít khi bị viêm tiểu phế quản. Thống kê y tế cho biết, bệnh viêm tiểu phế quản thường khởi phát do sự tấn công của virus. Phổ biến nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), chiếm từ 50 – 75% ca bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do sự tấn công của Adenovirus, Bocavirus, Coronavirus,… Các tác nhân gây bệnh này có khả năng lây lan cao, có thể bùng thành dịch vào một số thời điểm trong năm.

Sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm cấp, phù nề và hoại tử niêm mạc. Lúc này, phế quản sẽ tăng co thắt và tăng sinh dịch nhầy, khiến trẻ phải tăng công hô hấp và gây ra triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý này có thể điều trị khỏi hoàn toàn chỉ sau vài tuần. Trường hợp khởi phát bệnh do liên cầu, phế cầu và Hamophilus influenzae nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ dễ gây bội nhiễm. Đây là những loại vi khuẩn có thể lây từ người lớn sang trẻ em, khiến tiểu phế quản bị viêm và phù nề nặng ở giai đoạn mới khởi phát.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm là:

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng có cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn thiện
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh lý về đường hô hấp
  • Tiếp xúc với trẻ bị viêm tiểu phế quản

Tìm hiểu thêm: Viêm Phế Quản Bội Nhiễm Là Tình Trạng Gì? Cách Chữa Trị

Triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Sốt cao là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này
Sốt cao là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm tiểu phế khá giống với bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Điển hình là sổ mũi, hắt hơi, ho và hắt hơi. Điều này đã khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi còn sớm. Chỉ sau 4 – 6 ngày khởi phát, triệu chứng của bệnh sẽ trở nên đặc trưng và có biểu hiện rõ ràng hơn. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn bội nhiễm sẽ hình thành thêm nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể là:

  • Giai đoạn đầu sẽ gây sốt nhẹ, ho và chảy dịch mũi.
  • Sau 1 – 2 ngày sẽ có dấu hiệu ho nhiều, thở khò khè và thở nhanh, co lõm ngực và sốt cao. Một số triệu chứng thứ phát sẽ xuất hiện là nôn ói, ít bú và khó chịu,…
  • Nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến da bị tím tái do suy hô hấp kèm theo mất nước, li bì, cánh mũi phập phồng.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Điều trị sớm và đúng cách ngay từ sớm giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Nên biết: Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Nên Nằm Quạt Hay Máy Lạnh Không?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ thuyên giảm hẳn chỉ sau 2 – 3 tuần điều trị. Nhưng nếu đã biến chứng sang giai đoạn bội nhiễm thì thời gian điều trị sẽ dài hơn, có thể là vài tuần hoặc vài tháng dựa vào cơ địa của từng người. Ngược lại, nếu bệnh vẫn không được kiểm soát và điều trị tốt, tác nhân gây bệnh sẽ tấn công vào các cơ quan hô hấp khác và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Cụ thể là:

  • Suy hô hấp: Tiểu phế quản có kích thước rất nhỏ và dễ bị tổn thương. Nếu tình trạng viêm không được kiểm soát tốt sẽ gây tắc nghẽn đường khí, dẫn đến suy hô hấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đây là biến chứng rất dễ gặp khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
  • Co giật: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khiến chức năng hô hấp suy giảm đáng kể và giảm tuần hoàn oxy đến não, gây co giật và mất ý thức. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây tổn thương hệ thần kinh và não bộ vĩnh viễn.
  • Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Biến chứng này phát sinh khi chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều, gây hô hấp khó khăn trong thời gian dài.
  • Biến chứng khác: Tràn dịch màng phổi, viêm màng não, rối loạn nhịp tim,… Các biến chứng này rất dễ xảy ra ở trẻ bị sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc trẻ có hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm gây tổn thương đến hệ hô hấp, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm gây tổn thương đến hệ hô hấp, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp

Cách điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm khá rõ rệt nhưng cũng dễ nhầm lẫn với bệnh hen phế quản, ho gà,… Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh ngay khi có dấu hiệu bất thường tại đường hô hấp. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc thăm khám triệu chứng lâm sàng, làm xét nghiệm công máu, xét nghiệm bệnh phẩm và chụp x- quang phổi. Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị.

Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm sẽ được điều trị bằng thuốc Tây y. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn bội nhiễm thì khả năng kháng thuốc là rất cao, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Chuyên gia tư vấn: Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì – TOP 8 Thuốc Hiệu Quả Nhất 2023

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy dịch hô hấp và làm kháng sinh đồ để tìm ra chủng vi khuẩn gây bội nhiễm. Dựa vào đó mới có thể đưa ra loại kháng sinh đặc hiệu để điều trị, giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng nhiễm trùng. Với những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình, kháng sinh sẽ được kê đơn điều trị trong khoảng 7 – 10 ngày. Với những chủng vi khuẩn không điển hình thì thời gian dùng kháng sinh sẽ kéo dài hơn. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là:

  • Kháng sinh nhóm Penicillin: Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Oxacillin,…
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefalexin, Cefadroxil, Cefaclor,…
  • Kháng sinh nhóm Quinolone: Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,…
  • Kháng sinh nhóm Macrolide: Erythromycin, Arithromycin, Roxithromycin…

Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng kháng sinh phối hợp. Việc dùng kháng sinh điều trị bệnh rất dễ phát sinh tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng thuốc và theo dõi sát sao các triệu chứng mà cơ thể đang gặp phải. Nếu xuất hiện bất thường, cần báo cho bác sĩ để được xử lý đúng cách.

Bạn cần biết: 10 Bài Thuốc Nam Điều Trị Viêm Phế Quản Dân Gian Lưu Truyền

Thuốc điều trị triệu chứng

Khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, trẻ phải đối mặt với nhiều triệu chứng lâm sàng khác như sốt cao, ho,… Lúc này, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc điều trị khác để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng này. Thường dùng là:

  • Thuốc giảm ho: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để cải thiện tình trạng ho, hạn chế nguy cơ tương tác với thuốc điều trị.
  • Thuốc hạ sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Acetaminophen để giảm sốt. Bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc khác: Thuốc nhỏ mũi NaCl 0.9%, thuốc làm loãng đờm, thuốc khí dung làm giãn phế quản,…
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm tiểu phế quản
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm tiểu phế quản

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Bên cạnh việc cho bé dùng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc trẻ tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và phòng ngừa nguy cơ tái phát nhiễm trùng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong suốt thời gian điều trị bệnh giúp cơ thể có thời gian phục hồi, tránh để bé tiếp xúc với mầm bệnh mới và phòng ngừa lây bệnh cho trẻ khác. Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ cần cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Mẹ nên ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng và dễ tiêu. Chia nhỏ bữa ăn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến nôn ói.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị rối loạn điện giải, làm loãng dịch đờm, cải thiện tình trạng ho và đau rát cổ họng. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc nước rau.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng khác. Bố mẹ có thể sử dụng thêm thiết bị lọc không khí giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

Bố mẹ cũng nên tuân thủ những điều sau đây để phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ giúp hạn chế nguy cơ bội nhiễm và giảm thiểu các biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và hạn chế cho trẻ ra ngoài vào những tháng cao điểm, đặc biệt là mùa mưa.
  • Cải thiện sức đề kháng của trẻ bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và vận động lành mạnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tăng cường bú mẹ để tăng kháng thể.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường tại đường hô hấp như khó thở, sốt cao, ho,… Không tự ý cho trẻ dùng thuốc trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường khởi phát ở trẻ em và dễ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế, bố mẹ không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ khi có các dấu hiệu của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp