Người bị viêm phế quản cần phải kiêng cữ một số thực phẩm để tránh ho dai dẳng, đờm ứ nhiều. Trong bài viết sau, Phòng khám Favina sẽ giúp bạn đọc có hình dung về vấn đề Bị viêm phế quản ăn yến được không? và nắm rõ những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm này.
Bị viêm phế quản ăn yến được không?
Yến hay tổ yến, yến sào là loại thực phẩm thượng hạng đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe từ rất lâu đời. Trước đây, khi chưa thể nuôi yến, sản lượng tổ yến trong tự nhiên rất thấp. Ngày nay, nhiều địa phương đã thực hiện thành công mô hình nhà nuôi yến giúp cho sản lượng yến sào tăng mạnh, tạo điều kiện để mọi người có thể thưởng thức loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này.
Trong Đông y, yến sào không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc quý nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Dược liệu này có tác dụng cường dương, ích khí, bổ phế và thận. Đặc biệt, yến sào còn giúp “cải lão hoàn đồng” nhờ tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, yến có hàm lượng dinh dưỡng cao nên không ít người băn khoăn “Bị viêm phế quản ăn yến được không?”. Theo ghi chép từ Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ thận sinh tinh, dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí và kiện tỳ dưỡng huyết. Rất tốt cho người bị hen suyễn, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phế quản lâu ngày gây suy nhược cơ thể…
Như vậy, người bị viêm phế quản hoàn toàn có thể bổ sung yến sào để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm. Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không chứa đường, chất béo nên ít gây đầy hơi, chướng bụng.
Đông y cũng ghi chép, người có phế vị hư hàn, đàm thấp và cảm mạo phong hàn không nên sử dụng. Vì vậy, những đối tượng như người có thể lực suy nhược nghiêm trọng, chức năng tiêu hóa kém, mắc chứng viêm phế quản thể phế khí hư với những biểu hiện như khàn tiếng, ho kéo dài, đờm trắng loãng, hơi thở ngắn, sợ lạnh… không nên ăn yến sào.
Yến sào có tính bình và giàu dinh dưỡng. Nếu bổ sung khi cơ thể suy nhược quá mức sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tỳ vị khó hấp thu hết chất dinh dưỡng. Lúc này, nên bồi bổ sức khỏe bằng các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng vừa phải như cá, thịt gà, các loại củ, quả… Sau đó, khi chức năng tiêu hóa được cải thiện có thể bổ sung một số thức uống và món ăn từ yến sào để nâng cao sức đề kháng.
Đọc thêm: 5 Bài thuốc trị viêm phế quản bằng Đông y công hiệu
Lợi ích của yến sào đối với người bị viêm phế quản
Quan niệm người bị viêm phế quản không nên ăn yến sào là chưa có căn cứ. Người bị viêm nhiễm đường hô hấp hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm để nâng cao sức đề kháng. Nếu bổ sung đúng cách, tổ yến có thể mang đến nhiều lợi ích như sau:
1. Cung cấp dinh dưỡng
Khi bị viêm phế quản, vị giác giảm dẫn đến chán ăn, biếng ăn. Lúc này, bạn có thể bổ sung những món ăn và thức uống từ yến sào. Các món ăn từ yến thường lỏng, mềm, dễ nuốt nên rất phù hợp cho những trường hợp đau họng, ho nhiều.
Các món yến chưng cũng rất dễ ăn, phù hợp với người bị ốm nặng dẫn đến giảm vị giác, ăn uống không ngon miệng. Bổ sung yến sào cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin, khoáng chất và đạm.
Thực tế, rất hiếm có loại thực phẩm nào cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất như yến sào. Đây cũng là lý do vì sao tổ yến được dùng để bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan, phục hồi thể trạng sau khi ốm nặng.
2. Làm sạch phổi
Axit amin tyrosine trong tổ yến có tác dụng lọc sạch bụi bẩn, chất dị ứng, kích ứng có trong phổi. Bên cạnh đó, loại axit amin này còn giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, đẩy lùi đờm ứ và các chất kích thích có trong ống dẫn khí.
Để tăng hiệu quả lọc sạch phổi, yến sào thường được kết hợp với các loại thực phẩm, dược liệu bổ phế như lê, long nhãn, gừng, mật ong, táo đỏ, kỷ tử… Những món ăn này đều rất tốt cho người bị ho dai dẳng, thở khò khè do viêm phế quản cấp và mãn tính.
Nên biết: Viêm Phế Quản Mạn Tính Ở Người Già Và Cách Trị Hiệu Quả
3. Giảm viêm, phù nề
Một trong những lý do khiến cho yến sào được ưa chuộng đó là chứa nhiều chất chống oxy hóa. Selenium, glycine trong yến có tác dụng chống viêm và lọc sạch gốc tự do. Khi xảy ra viêm nhiễm, niêm mạc ống phế quản sẽ có hiện tượng phù nề do các chất gây viêm cùng với gốc tự do.
Bằng cơ chế lọc sạch gốc tự do và đẩy nhanh tốc độ phục hồi, yến sào giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng phù nề nhanh chóng. Nếu bổ sung yến sào đúng cách, bạn sẽ nhận thấy không chỉ thể trạng được phục hồi mà chức năng hô hấp cũng được cải thiện rõ rệt.
Dùng yến sào đúng cách cho người bị viêm phế quản
Yến sào là thực phẩm “đại bổ” nên không thể dùng tùy tiện – nhất là trong giai đoạn đang bị viêm phế quản. Người bị viêm phế quản dù ở giai đoạn cấp hay mãn tính đều nhạy cảm hơn so với người có thể trạng khỏe mạnh. Vì vậy khi bổ sung thực phẩm này, cần phải lưu ý những vấn đề sau:
1. Lựa chọn món ăn, thức uống từ yến phù hợp với thể trạng
Có rất nhiều cách chế biến yến sào từ món ăn cho đến thức uống. Khi bị viêm phế quản, nên ưu tiên các công thức dễ tiêu hóa, kết hợp với những nguyên liệu có tác dụng chỉ khái, trừ đờm, giảm ho, bổ phế và kích thích tiêu hóa để cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng từ tổ yến.
Một vài công thức chế biến yến sào phù hợp với thể trạng của người bị viêm phế quản:
- Yến hầm gà ta: Chuẩn bị khoảng 5g yến sào và 30g thịt gà ta xé nhỏ. Sơ chế yến sau đó cho vào chén cùng với một ít nước hấp cách thủy. Sau đó, thêm gà xé và nước lọc gà vào hấp chín đều, nêm nếm gia vị và ăn trước bữa ăn. Ngày dùng 1 lần đều đặn 7 – 10 ngày để bồi bổ sức khỏe.
- Yến hấp đường phèn: Dùng 30g đường phèn và 5g yến sào. Sơ chế yến sào, cho vào chén cùng với đường phèn giã nhỏ, thêm nước và hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Ăn khi còn nóng sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, giảm ho, mệt mỏi ở người bị viêm phế quản, lao phổi.
- Yến sào kỷ tử: Chuẩn bị kỷ tử 15g, yến sào 10g và đường kính vừa đủ. Yến sào sau khi đem ngâm thì cho vào nồi cùng với kỷ tử và đường, đun cách thủy trong vòng 30 phút. Ăn khi nóng, mỗi ngày ăn 1 lần.
- Yến sào bạch cấp: Trường hợp viêm phế quản ho ra máu nên dùng món yến sào bạch cập. Chuẩn bị bạch cập và yến sào mỗi thứ 12g. Sơ chế yến sau đó cho vào nồi, thêm nước hầm nhỏ lửa. Đến khi nguyên liệu chín thì cho đường phèn giã nhỏ vào đun cho ăn, chia thành 2 lần dùng/ ngày đến khi triệu chứng dứt điểm.
- Các công thức khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một vài công thức khác như yến chưng lê, yến chưng táo đỏ hạt chia, yến chưng gừng, yến hầm với gà và nấm hương… Các món ăn này đều rất tốt cho người bị viêm phế quản, đặc biệt là người cao tuổi, sức khỏe kém và mệt mỏi.
Đừng bỏ qua: Viêm Phế Quản Có Nên Uống Nước Cam? Bác Sĩ Tư Vấn
2. Bổ sung với liều lượng thích hợp
Yến sào là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng nên cần bổ sung với liều lượng phù hợp. Trẻ nhỏ chỉ nên bổ sung khoảng 3g/ lần, tuần dùng 2 – 3 lần. Người lớn có thể bổ sung 5 – 10g thậm chí 12g/ lần, tuần dùng 2 – 3 lần.
Trong giai đoạn bị viêm phế quản, có thể dùng đều đặn hằng ngày trong 7 – 10 ngày. Sau đó ngưng 10 ngày và dùng lại nếu cần thiết. Khi sức khỏe đã ổn định, chỉ nên bổ sung 2 – 3 lần/ tuần để tránh dư thừa dưỡng chất gây ứ trệ tỳ vị, đầy hơi, chướng bụng.
3. Một số lưu ý khác
Yến sào rất tốt cho người bị viêm phế quản, đặc biệt là những trường hợp ho dai dẳng kèm theo mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên, vì chứa quá nhiều dinh dưỡng nên khi bổ sung tổ yến, cần phải lưu ý nhiều vấn đề.
Những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung yến sào trong giai đoạn bị viêm phế quản:
- Tìm mua yến sào nguyên chất, không mua yến đã qua pha tạp, yến giả, nhái… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Yến vốn dĩ là nước dãi của chim yến nên có mùi khá tanh. Khi chế biến, nên thêm các gia vị có mùi thơm như gừng, kỷ tử, táo đỏ, nghệ… để lấn át mùi tanh, gia tăng cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.
- Cần tìm hiểu cách sơ chế và chưng yến để tránh làm mất đi dưỡng chất vốn có.
- Nên bổ sung các món ăn, thức uống từ tổ yến sáng hoặc tối. Không nên ăn vào buổi trưa vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
- Người có các vấn đề nội khoa như tiểu đường, rối loạn tự miễn, u ác tính… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung món ăn và thức uống từ yến sào.
- Yến sào chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không thể thay thế các loại thực phẩm khác. Khi bị viêm phế quản, nên cân đối các nhóm thực phẩm để tăng cường sức khỏe, nâng cao chức năng miễn dịch.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hình dung rõ về vấn đề Người bị viêm phế quản ăn yến sào được không? Tổ yến tuy là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu tùy tiện bổ sung. Vì vậy, cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng để sử dụng yến sào đúng cách.
Tham khảo thêm:
- 7 Cách Chữa Dùng Tỏi Chữa Viêm Phế Quản Hiệu Quả An Toàn
- Cách Dùng Rau Diếp Cá Chữa Viêm Phế Quản Giúp Nhanh Khỏi