Trẻ Bị Viêm Phế Quản Ho Nhiều Về Đêm Và Cách Trị An Toàn
Không ít cha mẹ lo lắng khi trẻ bị viêm phế quản có biểu hiện ho nhiều về đêm. Ho dai dẳng, dữ dội khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Để có cách khắc phục hiệu quả, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Vì sao trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm?
Ho là phản ứng sinh lý của cơ thể với mục đích tống các chất kích thích, dị nguyên, dịch nhầy hô hấp ra khỏi đường thở. Đây là triệu chứng không đặc hiệu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, viêm phế quản là một trong những bệnh lý có biểu hiện ho có đờm dai dẳng, khó dứt…
Nhìn chung, ho không phải là biểu hiện đáng lo ngại. Tuy nhiên, ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Về lâu dài, sức khỏe tổng thể sẽ bị suy giảm kéo theo nhiều phiền toái khác trong cuộc sống.
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm khiến các bậc cha mẹ lo lắng, trăn trở. Để có cách khắc phục và cải thiện phù hợp, trước tiên cần phải xác định nguyên nhân bị viêm phế quản ở trẻ em.
Tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ bị viêm phế quản có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Nhiệt độ, độ ẩm giảm thấp
Ban đêm, nhiệt độ sẽ giảm thấp hơn so với ban ngày. Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột khiến cho niêm mạc hô hấp trở nên nhạy cảm. Ở những người bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… phản ứng ho thường bị kích thích nhiều vào thời điểm này.
Khi độ ẩm giảm, niêm mạc hô hấp dễ bị khô, kích thích và có xu hướng tăng tiết dịch nhầy. Chất nhầy ứ đọng quá nhiều sẽ làm cản trở lưu thông khí, do đó cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng ho để tống khứ đờm. Đây cũng là lý do khiến cho trẻ bị viêm phế quản có xu hướng ho nhiều, ho dữ dội vào ban đêm.
2. Dịch tiết hô hấp chảy ngược lên cổ họng
Viêm phế quản là tình trạng phù nề, viêm, xuất tiết các ống dẫn khí bên trong phổi. Khi nằm, cổ họng và phổi được đặt ngang bằng nhau. Lúc này, dịch tiết hô hấp từ các phế quản sẽ chảy ngược vào khí quản và cổ họng gây ra cảm giác khó chịu. Để loại bỏ đờm và các chất dị ứng, kích ứng trong đường thở, phản ứng ho sẽ được kích thích.
3. Phòng ngủ có nhiều chất dị ứng, kích ứng
Một nguyên nhân khác khiến trẻ ho nhiều về đêm là do phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên. Không khí chứa nhiều nấm mốc, mạt bụi, phấn hoa, lông thú cưng… sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp và gây ra tình trạng ho dữ dội, dai dẳng.
Đọc thêm: Biểu hiện Viêm Phế Quản Dị Ứng Ít Ai Biết
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều vào ban đêm có đáng lo ngại?
Trên thực tế, không chỉ viêm phế quản mà hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp đều có biểu hiện ho. Ho thường bùng phát mạnh vào sáng sớm hoặc tối muộn vì đây là thời điểm nhiệt độ thấp, có nhiều gió lạnh, không khí khô hanh…
Nhìn chung, tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ bị viêm phế quản thường không đáng lo ngại. Khi hiện tượng viêm, phù nề ở các ống phế quản được kiểm soát, tình trạng ho có đờm, ho dai dẳng sẽ thuyên giảm dần.
Ho nhiều về đêm không đe dọa đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ho dai dẳng, dữ dội khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn gây ra tình trạng khó ngủ, dễ tỉnh giấc. Về lâu dài, tinh thần và thể chất đều sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và khó duy trì khả năng tập trung như trước.
Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm sẽ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng. Vị giác, khứu giác giảm kéo theo tình trạng biếng ăn, chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác, viêm phế quản kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Tham khảo thêm: 5 cách chữa viêm phế quản cho trẻ tại nhà đơn giản
5 Cách cải thiện tình trạng trẻ bị viêm phế quản ho nhiều về đêm
Để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ, bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc và cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm cho trẻ bị viêm phế quản. Ngoài điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, một vài biện pháp sau có thể hạn chế tình trạng ho nhiều, ho dai dẳng vào ban đêm:
1. Nằm gối cao
Khi nằm xuống, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp do áp lực. Đồng thời khí quản và phế quản nằm trên một đường ngang sẽ khiến cho chất nhầy chảy ngược lên cổ họng, kích thích phản ứng ho dữ dội, dai dẳng.
Bố mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho trẻ nằm gối cao. Lưu ý nên sử dụng gối chống trào ngược để tránh bị đau mỏi cổ vai gáy. Khi phần đầu được nâng cao, dịch tiết hô hấp ít có cơ hội trào ngược lên phía trên, từ đó giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng và hạn chế tình trạng ho có đờm, ho dai dẳng, dữ dội.
2. Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên
Các chất dị ứng, kích ứng có trong không khí có thể kích thích phản ứng ho, hắt hơi. Khi trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ nên lưu ý dọn dẹp phòng ốc thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, hạn chế mạt rệp, nấm mốc.
Bên cạnh đó, nên giặt rèm cửa, thảm, chăn mền thường xuyên để tránh bụi vải tích tụ gây kích thích niêm mạc đường hô hấp. Vệ sinh không gian sống thường xuyên sẽ giúp đảm bảo không khí trong lành, qua đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.
3. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Vào ban đêm, độ ẩm giảm thấp khiến cho mũi họng và niêm mạc hô hấp dưới bị khô, kích thích. Để tránh cảm giác khó chịu cho trẻ, bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm. Duy trì độ ẩm lý tưởng trong không khí sẽ giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp. Qua đó hạn chế tình trạng ho nhiều về đêm, ngứa cổ họng.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Tình trạng kích ứng, dị ứng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy, phụ huynh nên cân nhắc đầu tư máy tạo độ ẩm để phòng ngừa các bệnh hô hấp bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản bội nhiễm là gì? Cách chữa trị hiệu quả
4. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể sẽ giúp hạn chế tình trạng ho nhiều vào ban đêm. Bố mẹ nên đóng kín cửa sổ tránh gió lạnh lùa vào, cho trẻ mặc quần áo dài tay với chất liệu mềm thoáng như cotton, muslin, lụa…
Trước khi ngủ, có thể dùng dầu nóng (dầu gừng, khuynh diệp) xoa ở vùng cổ để làm ấm phổi, tránh tình trạng nhiễm lạnh. Trường hợp trời nóng cần sử dụng điều hòa, chỉ nên chỉnh máy lạnh từ 25 – 27 độ C.
5. Mẹo giảm ho tự nhiên
Ngoài những cách trên, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm ho tự nhiên để cải thiện và hạn chế tình trạng ho nhiều vào ban đêm. Những mẹo này đều tận dụng dược tính của các loại thảo dược nên khá an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho trẻ nhỏ.
Một số mẹo giúp cải thiện tình trạng ho nhiều vào ban đêm ở trẻ bị viêm phế quản:
- Mật ong ngâm chanh đào: Công thức này có tác dụng long đờm, giảm ho hữu hiệu. Nếu trẻ thường xuyên mắc các bệnh hô hấp, bố mẹ nên ngâm chanh đào và mật ong để sử dụng khi cần. Trước khi ngủ, nên pha khoảng 4 – 5 thìa với nước ấm cho trẻ uống để tránh tình trạng ho, hắt hơi.
- Tắc chưng đường phèn: Nếu không tìm được chanh đào, bố mẹ có thể làm tăng chưng đường phèn cho trẻ. Tắc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, long đờm rất tốt cho bệnh viêm phế quản ở trẻ em.
- Trà gừng: Trà gừng có tác dụng làm ấm phế, giảm ho, ngủ ngon. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ nên cho trẻ một tách trà gừng ấm với mật ong để hạn chế tình trạng ho có đờm, ho khan.
- Lá hẹ hấp mật ong: Ngoài những công thức trên, bố mẹ cũng có thể dùng lá hẹ tươi, rửa sạch và cắt khúc đem hấp với mật ong. Sau khi chín, chắt lấy nước cho trẻ uống hằng ngày để giảm ho, long đờm. Nên cho trẻ dùng 2 lần/ ngày sau bữa ăn và bữa tối để đẩy lùi triệu chứng hiệu quả.
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, ngoài các phương pháp được bác sĩ chỉ định, bố mẹ cũng nên có biện pháp chăm sóc để nâng cao sức đề kháng và giảm nhanh tình trạng ho có đờm ở trẻ.
Bài viết liên quan:
- Mật ong trị viêm phế quản an toàn mang lại hiệu quả rõ rệt
- Một vài cách chữa viêm phế quản bằng đông y nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!