Viêm phế quản ở trẻ em thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm virus, mắc bệnh lý khác ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng có trong môi trường. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus. Một số trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc do cha mẹ chăm sóc không đúng cách.
Khi bị viêm, lớp niêm mạc bên trong ống phế quản của bé bị sưng phù và có thể tiết ra nhiều dịch khiến trẻ bị khó thở, thở khò khè. Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản còn gặp một số triệu chứng khác như sốt, ho, đau họng, quấy khóc, bú kém, chán ăn…
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường hô hấp và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Nghiêm trọng nhất là tình trạng suy hô hấp, ngưng thở đe dọa đến tính mạng của bé.
Lưu ý: 5 cách chữa viêm phế quản cho trẻ tại nhà các mẹ nên biết
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản
Virus được xem là thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em. Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh còn có liên quan đến một số yếu tố khác như môi trường sống và cách thức cha mẹ chăm sóc các bé hàng ngày…
Dưới đây là những nguyên nhân gây phổ biến khiến bé bị viêm phế quản:
- Nhiễm virus: Bệnh viêm phế quản trẻ sơ sinh và trẻ em chủ yếu do virus gây ra. Ở lứa tuổi này, hệ miễn dịch của con bạn còn khá non yếu nên dễ dàng bị virus tấn công vào trong đường thở. Chúng phát triển mạnh mẽ và gây tổn thương, viêm nhiễm vùng mũi, họng, phế quản hay thậm chí là các phế nang trong phổi.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp: Bệnh viêm phế quản ở trẻ em được xem là biến chứng của các bệnh lý khác ở đường hô hấp, chẳng hạn như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, hen suyễn,… Nếu các bệnh lý trên không được điều trị tốt, virus, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ và lây lan xuống phế quản.
- Dị ứng: Một số trẻ bị viêm phế quản do phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói thuốc lá, phấn hoa…
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại, khói thải công nghiệp cũng rất dễ bị kích ứng, viêm phế quản.
- Các nguyên nhân khác: Cha mẹ tắm cho bé bằng nước lạnh quá lâu, thường xuyên nằm ngủ trong phòng máy lạnh,không mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh,…
Tìm hiểu thêm: Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Nên Nằm Quạt Hay Máy Lạnh Không?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản ở trẻ em:
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Cơ địa dị ứng
- Béo phì
- Thay đổi thời tiết
- Uống nhiều thuốc kháng sinh gây lờn thuốc
- Trong gia đình có người hút thuốc lá.
Phân loại viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Nếu như ở giai đoạn cấp, các triệu chứng bệnh chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thì sang đến giai đoạn mãn, bệnh có thể kéo dài dai dẳng với nguy cơ tái phát khá cao.
Trẻ bị viêm phế quản cấp:
- Các triệu chứng bệnh không quá rõ ràng khi mới khởi phát.
- Một số bé chỉ bị sốt nhẹ nhưng cũng có trẻ sốt trên 38 độ C. Kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh, đau họng, chảy nước mũi thường xuyên, đau nhức cơ, ho có đờm…
- Bệnh có thể kéo dài trong 7 đến 10 ngày hoặc cũng có khi lên tới 2 – 3 tuần do không được phát hiện và điều trị sớm.
- Có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn tính nếu bệnh của bé không được chữa trị dứt điểm trong giai đoạn cấp và tái phát nhiều lần.
Bé bị viêm phế quản mãn tính:
- Bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong năm
- Các dấu hiệu kéo dài dai dẳng trong vài tháng hoặc nghiêm trọng hơn là vài năm khiến bé mệt mỏi, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
- Gây tổn thương vĩnh viễn ở phế quản phổi và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của hệ hô hấp.
Chia sẻ thêm: Cách phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em thường bắt đầu với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy theo sự tiến triển của bệnh. Cha mẹ nên thận trọng quan sát và theo dõi khi thấy con yêu của mình có các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Sốt nhẹ hoặc cũng có khi sốt trên 39 độ.
- Khó thở, thở khò khè
- Đau họng
- Ớn lạnh trong người
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
- Đau cơ hoặc đau đầu
- Ho khan hoặc kho có đờm. Triệu chứng này có thể tăng nặng vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm.
- Bú kém, chán ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn.
- Dễ nôn ói sau khi ăn. Dịch nôn thường có lẫn đờm nhầy màu trắng hoặc màu vàng.
- Trẻ lớn có thể than phiền về các cơn đau ngực
- Thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc.
Trẻ bị viêm phế quản khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Có thể thấy, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em có nhiều điểm tương đồng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường hô hấp. Do vậy, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường để chẩn đoán phân biệt chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đặc biệt, một số triệu chứng có thể cảnh báo bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bé không được cứu chữa kịp thời. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện nếu bé đang có các biểu hiện sau:
- Sốt cao khó hạ, từ 39 độ C trở lên.
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày và nôn ói nhiều gây mất nước, da khô, môi khô.
- Cơ thể mệt mỏi, mất sức, tứ chi yếu mềm.
- Cơ thể lạnh
- Ra nhiều mồ hôi
- Bỏ bú, bỏ ăn
- Khó thở, hơi thở nặng nhọc, thở khò khè, co lõm lồng ngực mạnh mỗi khi thở.
- Da xanh, môi tím tái do nồng độ oxy trong máu giảm.
- Ngủ li bì, phản ứng kém
- Hôn mê
- Co giật
- Tim đập nhanh, mạch yếu.
Có thể bạn cần: Địa chỉ khám viêm phế quản TPHCM uy tín nhất
Bé bị viêm phế quản có lây không?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có lây không hẳn là vấn đề được các bậc phụ huynh khá quan tâm, nhất là khi bé đang ở độ tuổi đi nhà trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, virus gây bệnh có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các con đường sau:
- Tiếp xúc gần gũi, thân mật
- Ho, hắt hơi khiến dịch bắn ra ngoài và mang theo virus phát tán, lây lan cho người đối diện.
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, nhất là thìa, đũa hay ly uống nước.
Đọc thêm: Viêm phế quản có bị lây không? Lây qua đường nào?
Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp
Ở giai đoạn tiến triển nặng, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Bao gồm:
- Viêm phế quản bít tắc
- Áp xe phổi
- Viêm tiểu phế quản
- Bệng viêm phế quản bội nhiễm
- Viêm phổi
- Giãn phế quản
- Suy hô hấp.
Trẻ bị viêm phế quản tái phát nhiều lần còn khiến bệnh tiến triển thành mãn tính, gây ra các tổn thương không thể phục hồi ở phế quản phổi. Đây được xem là mầm mống cho sự phát triển của bệnh hen phế quản.
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em càng kéo dài thì nguy cơ bị bội nhiễm càng cao, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Tốt nhất, khi bé được chẩn đoán mắc căn bệnh này thì cha mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa Hô hấp để thăm khám và điều trị triệt để nhằm tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Chuyên gia chia sẻ: Top những cách điều trị viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ trao đổi với phụ huynh để nắm rõ các triệu chứng trẻ đang gặp phải, tiền sử bệnh lý hoặc các yếu tố liên quan như thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc trẻ hàng ngày. Sau khi khám thực thể, bé có thể được chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt, xác định chính xác bé có bị viêm phế quản hay không. Bao gồm:
- Chụp X -quang phổi
- Xét nghiệm máu
- Nuôi cấy đờm.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương và nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ, từ đó xây dựng phác đồ điều trị y tế phù hợp.
Phương pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Trẻ bị viêm phế quản thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa kết hợp giữa dùng thuốc bác sĩ kê đơn với các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tại nhà.
Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Tùy theo tình trạng bệnh và các triệu chứng đang gặp phải, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc trị viêm phế quản dưới đây:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,…
- Thuốc giảm ho: Dùng cho các bé bị ho khan, không có đờm
- Thuốc long đờm, làm loãng và tiêu chất nhầy: Bromhexin, Acemuc, Mucosolvan… Nhóm thuốc này được chỉ định khi bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em gây ho nhiều đờm.
- Thuốc kháng sinh: Nếu xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn, trẻ sẽ được dùng thêm thuốc kháng sinh. Loại thuốc này không có tác dụng với virus. Cha mẹ cần cho bé uống thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian đúng theo chỉ dẫn trong đơn của bác sĩ để tránh gây lờn thuốc.
- Thuốc làm giãn phế quản, giúp giảm khó thở bằng cách mổ rộng đường dẫn khí.
- Corticosteroid: Thuốc được chỉ định ở một trong hai dạng là đường uống hoặc đường hút nhằm kiểm soát và ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Đôi khi, thuốc Corticosteroid đường hít còn được dùng kết hợp với thuốc giãn phế quản nhằm giúp bé cải thiện tình trạng ho dai dẳng.
Bác sĩ chia sẻ: 3 Loại thuốc khí dung cho trẻ viêm phế quản hiệu quả
Chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho bé bị viêm phế quản tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc trị viêm phế quản cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tự nhiên kết hợp chăm sóc bé tại nhà đúng cách để con yêu nhanh hết bệnh.
Dưới đây là một số giải pháp đơn giản cha mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em tại nhà:
- Tăng cữ bú trong ngày đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, mỗi lần cho con bú ít một để tránh bị nôn ói.
- Trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm hoặc trẻ lớn cần cho bé uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm nhầy, tránh mất nước.
- Vệ sinh mũi cho bé và hướng dẫn con súc họng với nước muối sinh lý mỗi ngày 3 – 4 lần để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan, giúp đường thở thêm thông thoáng.
- Chườm khăn ấm và lau các vùng như nách, hàng, cổ thường xuyên khi bé có biểu hiện nóng sốt.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực của bé.
- Cho con ăn nhiều bữa trong ngày với các món ăn dễ tiêu hóa và dễ nuốt như cháo, súp… Mỗi bữa chỉ cho bé dùng một lượng thức ăn vừa phải, tránh ép con ăn quá no.
- Trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, sốt nên uống thêm Oresol để bù nước và điện giải.
- Không để bé nằm ngủ trong phòng có máy mạnh.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và các vật dụng cá nhân của bé.
Đừng bỏ qua: Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng?
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em diễn ra khá phổ biến. Cha mẹ nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ sức khỏe của con yêu:
- Tránh để bé đến những nơi đông người, có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá, phấn hoa hay các yếu tố dị nguyên khác.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ. Khuyến khích bé uống nhiều nước và ăn rau xanh, trái cây, sữa chua để nâng cao sức đề kháng.
- Giữ ấm cơ thể cho bé vào các ngày trời mưa, lạnh hoặc giao mùa.
- Hạn chế cho bé tắm lâu bằng nước lạnh hoặc nằm ngủ trong phòng có máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp.
- Rửa tay cho con thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi từ trường học trở về nhà.
- Cách ly và không để bé tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ khi trong nhà có người bị viêm phế quản, cảm cúm.
Bài viết khác: