Nội dung chính

Thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, có không ít người cho rằng nên kiêng loại thực phẩm này khi bị ho, thở khò khè… để tránh triệu chứng trở nặng. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Viêm phế quản có ăn được thịt gà không? dưới góc độ khoa học.

Viêm phế quản có ăn được thịt gà không?

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường phải kiêng cữ một số món ăn, thức uống để hạn chế triệu chứng ho, thở khò khè, đờm ứ nhiều… Dân gian quan niệm, gà là thực phẩm dễ gây ho nên cần phải tránh khi bị viêm phổi, viêm phế quản. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy tính xác thực của quan niệm này.

Viêm Phế Quản Có Ăn Được Thịt Gà Không
Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không?

Trước băn khoăn “Viêm phế quản có ăn được thịt gà không?”, Thạc sĩ Cù Tuấn Anh – Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Phòng khám Favina đã có những chia sẻ như sau. Theo bác sĩ, người bị viêm phế quản hoàn toàn có thể bổ sung thịt gà vào chế độ dinh dưỡng. Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng đạm, khoáng chất cao và tỷ lệ chất béo thấp hơn so với các loại thịt khác như thịt dê, thịt bò, thịt lợn…

Thịt gà hoàn toàn không gây ho và gây tiết nhiều đờm như quan niệm dân gian. Ngược lại, selen, kẽm và các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe. Khi sức đề kháng được cải thiện, các triệu chứng của bệnh viêm phế quản sẽ thuyên giảm nhanh chóng và hạn chế được nguy cơ bệnh tái đi tái lại.

Điều quan trọng khi bổ sung thịt gà vào chế độ dinh dưỡng là cần thực hành ăn chín uống sôi. Không nên ăn thịt tái, thịt chưa được nấu chín hoàn toàn.

Kiêng cữ thịt gà chỉ được áp dụng cho những đối tượng bị dị ứng, cơ địa mẫn cảm hoặc người vừa mới phẫu thuật, có vết thương hở. Người bị viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày.

Đọc thêm: Bệnh Viêm Phế Quản Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất

Cách bổ sung thịt gà vào chế độ ăn cho người bị viêm phế quản

Thịt gà có hương vị thơm ngon và đa dạng công thức chế biến. Tuy nhiên khi bị viêm phế quản, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi bổ sung loại thực phẩm này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Lượng thịt gà trong bữa ăn

Thịt gà chứa hàm lượng đạm khá cao, do đó không nên ăn quá nhiều – nhất là trong giai đoạn cơ thể đang bị viêm nhiễm. Chỉ nên bổ sung khoảng 150 – 200g thịt gà mỗi bữa ăn và dùng khoảng 2 – 4 lần/ tuần. Tránh ăn thịt gà quá nhiều khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Viêm Phế Quản Có Ăn Được Thịt Gà Không
Mỗi bữa chỉ nên bổ sung từ 150 – 200g thịt gà để tránh gây khó tiêu, chướng bụng

2. Cách chế biến

Khi bị viêm phế quản, niêm mạc hô hấp sẽ tăng tiết chất nhầy gây ra tình trạng ho có đờm, ho dai dẳng. Vì vậy khi chế biến thịt gà, cần tránh những cách chế biến sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị.

Các cách chế biến như luộc, hấp, nấu cháo, súp… sẽ phù hợp với những người bị viêm phế quản. Các món ăn này ít gia vị và có kết cấu mềm, lỏng nên không gây khó chịu khi nuốt. Ngoài ra, dùng thức ăn ít gia vị còn tránh được tình trạng mất nước và kích thích cổ họng.

Khi chế biến thịt gà, nên sử dụng những loại gia vị tự nhiên như gừng, hành lá, hành tím… để gia tăng hương vị và kích thích tiêu hóa. Hạn chế tình trạng khó tiêu do hàm lượng đạm trong thịt gà tương đối cao.

Xem thêm: Viêm Phế Quản Uống Nước Dừa Được Không? Bác Sĩ Chia Sẻ

3. Thực hiện các bài thuốc từ thịt gà

Trong Đông y, thịt gà là vị thuốc quý có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ tinh tủy, ôn trùng ích khí và làm mạnh phổi. Những người bị suy nhược do viêm phế quản lâu ngày nên bổ sung các bài thuốc từ thịt gà để cải thiện sức khỏe.

Viêm Phế Quản Có Ăn Được Thịt Gà Không
Bổ sung các món ăn từ thịt gà vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa hỗ trợ chức năng hô hấp

Một số bài thuốc từ thịt gà thích hợp với người bị viêm phế quản:

  • Gà hầm ngải cứu: Chuẩn bị 1 con gà ta, đem sơ chế, sau đó rửa sạch một nắm lá ngải cứu tươi rồi nhét cho bên trong, khâu lại. Đem gà hầm nhỏ lửa với nước, tuần ăn 1 lần để bồi bổ sức khỏe, giảm ho, long đờm…
  • Gà hầm lá dâu tằm: Sơ chế gà, sau đó rửa sạch một nắm lá dâu tằm cho vào bên trong và khâu lại. Đem hầm với nước và nửa chén gạo nếp. Tuần ăn 1 – 2 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng ho lâu ngày, ho dai dẳng gây khó ngủ.
  • Cháo gà gạo lứt: Chuẩn bị một con gà mái đem sơ chế. Sau đó luộc lấy nước, vo một chén gạo lứt sau đó cho vào nấu mềm nhừ. Khi cháo chín, nêm nếm gia vị và ăn 1 – 2 lần/ tuần.
  • Các món ăn khác: Gà là loại thực phẩm thơm ngon, dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Ngoài những món ăn trên, bạn cũng có thể chế biến gà hầm táo đỏ hạt sen, gà hầm nấm đông cô, gà hầm thuốc bắc… để cải thiện sức khỏe.

Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp ở người lớn và cả trẻ em. Để kiểm soát bệnh, ngoài việc thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ còn phải kiêng cữ một số loại thực phẩm, thức uống. Mong rằng những chia sẻ hữu ích trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà hay không và bổ sung loại thực phẩm này đúng cách.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe