Nội dung chính

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có thể chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Viêm phế quản có lây không?

Bệnh viêm phế quản là gì? Đây là tình trạng các ống dẫn khí bên trong phổi bị viêm, phù nề do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng viêm sẽ làm thu hẹp đường kính của phế quản, kèm theo tăng tiết dịch nhầy gây ra tình trạng thở khó, thở khò khè, ho có đờm, đau tức ngực…

Ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm như nước ta, tỷ lệ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản… luôn ở mức cao. Trong một vài thời điểm, bệnh có thể bùng thành dịch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hô hấp.

viêm phế quản có lây không
Bệnh viêm phế quản có lây không là băn khoăn của nhiều bạn đọc

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm đó là “Bệnh viêm phế quản có lây không?”. Trên thực tế, hầu hết các bệnh hô hấp đều có khả năng lây nhiễm. Nhưng với viêm phế quản, tình trạng lây nhiễm chỉ xảy ra trong một số trường hợp.

Viêm phế quản do virus, vi khuẩn thuộc nhóm có khả năng lây nhiễm. Bởi vi khuẩn và virus hiện diện trong dịch tiết hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi… các tác nhân gây bệnh vô tình được phát tán ra ngoài môi trường. Vì vậy nếu tiếp xúc gần, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào phế quản thông qua đường mũi hoặc cổ họng.

Với những trường hợp viêm phế quản không do nhiễm trùng (thường có liên quan đến dị ứng, kích ứng)… khả năng lây nhiễm gần như bằng 0. Tuy nhiên, do nguyên nhân khá mơ hồ nên những trường hợp này đều có xu hướng tiến triển mãn tính, triệu chứng tái đi tái lại thường xuyên.

Tóm lại, viêm phế quản có thể lây nhiễm nếu tác nhân gây bệnh là do virus và vi khuẩn. Trường hợp do dị ứng, kích ứng với hóa chất, khói thuốc lá, dị nguyên… bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm.

Xem thêm: Bị Viêm Phế Quản Co Thắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Trị

Bệnh viêm phế quản lây qua đường nào?

Ngoài băn khoăn viêm phế quản có lây không, vấn đề “Viêm phế quản lây qua đường nào?” cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiểu rõ về đường lây của bệnh lý này sẽ giúp cho việc phòng ngừa trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Theo các bác sĩ Tai mũi họng, bệnh viêm phế quản có thể lây qua những đường sau:

1. Lây trực tiếp qua giọt bắn

Khi bị viêm nhiễm, hệ hô hấp có xu hướng co thắt và kích thích phản ứng ho nhằm loại bỏ đờm ứ, virus, vi khuẩn… Giọt bắn từ người bị viêm phế quản có thể phát tán ra ngoài môi trường. Nếu tiếp xúc gần và không đeo khẩu trang y tế, virus, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào niêm mạc mũi, họng.

viêm phế quản lây qua đường nào
Hít phải giọt bắn từ người bệnh có thể lây nhiễm các loại virus và vi khuẩn gây viêm phế quản

Vào những thời điểm dịch bùng phát (thường là giai đoạn chuyển mùa), các bác sĩ khuyến khích nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Thời tiết ẩm, lạnh sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển khiến cho các bệnh viêm đường hô hấp bùng phát thành dịch.

Đọc ngay: Biểu hiện của viêm phế quản bội nhiễm và cách chữa trị

2. Lây gián tiếp qua các vật dụng

Ngoài đường lây trực tiếp, viêm phế quản cũng có thể lây gián tiếp thông qua các vật dụng. Dịch tiết hô hấp từ người bệnh có thể bám vào mặt bàn, quần áo, ly cốc… và nếu vô tình tiếp xúc với các vật dụng này, virus, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Đây cũng là lý do người bị viêm phế quản nên ăn uống riêng và không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại vài giờ đồng hồ trên các vật dụng nên nếu không có biện pháp, việc lây nhiễm là khó tránh khỏi.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản bằng cách nào?

Do tính chất lây lan nhanh nên viêm phế quản có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học… Để phòng ngừa bệnh lý này, cả bệnh nhân và người khỏe mạnh đều phải chủ động thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm.

1. Đối với người bệnh

Khi bị viêm phế quản, người bệnh cần có ý thức để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

viêm phế quản lây qua đường nào
Nên dùng khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra ngoài môi trường
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Trong 1 – 3 ngày đầu, nên ở nhà nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tránh phát tán virus, vi khuẩn ra không khí.
  • Sử dụng vật dụng cá nhân riêng, không dùng chung với người khác.
  • Giặt giũ mền gối, khăn tay, khăn mặt thường xuyên. Nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus, vi khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng, giữ ẩm niêm mạc đường hô hấp để tránh tình trạng ho, hắt hơi.
  • Dùng khăn hoặc khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn cho người khác.
  • Uống đủ nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng đỡ thể trạng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? Chi tiết cách phòng tránh

2. Đối với người khỏe mạnh

Không chỉ riêng viêm phế quản, người khỏe mạnh cũng cần chủ động phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp khác. Do virus, vi khuẩn có thể lây trực tiếp và gián tiếp nên cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

viêm phế quản lây qua đường nào
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải virus, vi khuẩn và các chất dị ứng, kích ứng có trong không khí
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản do virus, vi khuẩn hoặc người mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến những nơi đông người.
  • Sát khuẩn tay bằng cồn sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm vaccine cúm hằng năm và có thể chủ động tiêm vaccine ngừa viêm phổi để tránh biến chứng của bệnh viêm phế quản.
  • Vệ sinh tai và mũi bằng nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, kết hợp súc họng vào giai đoạn thời tiết thay đổi.
  • Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn… Do đó, cần chủ động xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh nhằm nâng cao khả năng phòng vệ.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên, xịt cồn khử khuẩn nếu thành viên trong gia đình mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất và các chất dị ứng, kích ứng.

Viêm phế quản tuy là bệnh thường gặp nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và biến chứng. Hiểu rõ vấn đề Bệnh viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào? sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe hô hấp.

Bài viết thêm:

Câu hỏi liên quan

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe