Một số món ăn trị viêm phế quản tuy dễ nấu, nguyên liệu đơn giản nhưng lại giúp đẩy lùi bệnh một cách an toàn. Bạn hãy thêm ngay 5 món dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả.
5 Món ăn trị viêm phế quản dễ nấu, hiệu quả nhanh
Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Bệnh kéo dài dai dẳng có thể tiến triển thành mãn tính và phát sinh nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài việc tích cực phối hợp chữa viêm phế quản cùng bác sĩ, bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học với các món ăn có lợi để nhanh phục hồi sức khỏe.
1. Món lê hấp đường phèn và bối mẫu chữa viêm phế quản cấp
Lê hấp đường phèn kết hợp với bối mẫu là một món ăn bài thuốc đặc biệt tốt cho người mắc bệnh viêm phế quản cấp. Sự kết hợp giữa các thành phần trên mang đến tác dụng giảm ho khan, bổ sung độ ẩm giảm khô họng, đau họng.
Ngoài ra, lê còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng xoa dịu kích ứng trong đường thở, giảm mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Món ăn này vừa đơn giản, dễ thực hiện lại rất dễ sử dụng, có thể dùng cho trẻ em.
Nguyên liệu:
- Lê vàng: 2 quả
- Bối mẫu (tán bột): 10 gram
- Đường phèn (giã nhỏ): 30 gram
Cách chế biến:
- Quả lê rửa sạch rồi ngâm trong nước muối. Sau đó dùng dao nhỏ cẩn thận khoét bỏ bớt phần lõi hạt ở giữa quả.
- Thêm bột bối mẫu cùng với bột đường phèn vào bên trong quả lê
- Hấp cách thủy khoảng 25 – 30 phút cho chín.
- Chia đều món ăn thành 2 lần dùng vào buổi sáng và tối mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Chú ý dùng cả nước lẫn cái, tốt nhất là ăn khi còn ấm.
Đừng bỏ lỡ: Bệnh viêm phế quản uống gì? 9 loại thức uống tốt nhất
2. Món súp gà hỗ trợ điều trị viêm phế quản
Nếu đang tìm kiếm các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả, dễ chế biến, bạn không nên bỏ qua súp gà. Món ăn này bổ sung nhiều protein, axit amin cùng nguồn dưỡng chất phong phú, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, có năng lượng dồi dào để vận động.
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, súp gà có thể giúp tăng cường khả năng hoạt động chống lại tình trạng nhiễm trùng của các tế bài bạch cầu bằng cách hạn chế sự di chuyển của chúng. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm, món ăn này còn bổ sung chất lỏng, giúp ngăn ngừa mất nước, xoa dịu cơn đau rát ở niêm mạc họng, làm loãng đờm nhầy và giúp ống phế quản thông thoáng hơn.
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà: 300g
- Bột năng: 2 thìa
- Trứng gà: 2 quả
- Nấm hương: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Hành, ngò, gia vị và các loại rau củ khác tùy thích.
Cách chế biến:
- Thịt ức gà bạn đem luộc rồi xé sợi nhỏ. Giữ lại phần nước luộc để nấu súp
- Trứng gà đập ra chén, đánh tan. Bột năng pha loãng với một ít nước. Rau củ, hành ngò thái nhỏ.
- Đun sôi phần nước dùng, bỏ cà rốt và nấm vào nấu chín.
- Thêm trứng vào nồi. Đổ từ từ kết hợp dùng đũa khuấy nhẹ để tạo sợi
- Sau đó, bạn nêm nếm gia vị, cho thịt gà và lượng bột năng đã hòa tan vào cho có độ sánh đặc vừa đủ là được.
- Múc súp ra chén, thêm hành ngò thái nhuyễn vào. Đảo đều lên và thưởng thức khi súp còn nóng ấm.
Xem ngay: Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không?
3. Món cháo ý dĩ hạnh nhân cho người bị viêm phế quản
Cháo ý dĩ hạnh nhân là món ăn trị viêm phế quản đang được dân gian tin dùng. Sử dụng món ăn này có tác dụng tích cực trong việc hóa đờm, bình suyễn, cải thiện tình trạng khó thở, thở khò khè cho người bệnh.
Hạnh nhân được sử dụng làm nguyên liệu chính trong món ăn còn bổ sung chất béo lành mạnh và nhiều dưỡng chất quan trọng. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi và đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô bị tổn thương.
Nguyên liệu:
- 30 gram ý dĩ nhân
- 10 gram hạnh nhân.
- Một ít đường phèn.
Cách chế biến:
- Trước tiên, bạn nấu ý dĩ nhân với lượng nước vừa đủ cho đến khi gần chín
- Hạnh nhân tán nhỏ, cho vào trong nồi cùng với đường phèn
- Nấu trên lửa nhỏ cho đến khi cháo chín hoàn toàn rồi tắt bếp.
- Chia đều thành 2 lần ăn vào buổi sáng và buổi tối.
4. Trị viêm phế quản với món bánh bột gạo, quýt
Bánh bột gạo và quýt có hình thức chế biến đơn giản, nguyên liệu rất dễ kiếm và không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, món ăn này lại đặc biệt có lợi cho người bị viêm phế quản bởi nó có tác dụng tích cực trong việc giảm ho đờm, kiện tỳ vị, giúp người bệnh tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 100 gram quýt
- 500 gram bột gạo
- 200 gram đường cát trắng
Cách thực hiện:
- Bổ đôi từng quá quýt để vắt lấy nước cốt
- Pha đường với nước quýt cho tan hoàn toàn.
- Bột gạo nhào với lượng nước vừa đủ rồi đem hấp cách thủy trong 30 phút. Sau đó, bạn để nguội rồi tiếp tục trộn chung với nước quýt đường.
- Trộn đều, ép hỗn hợp thành bánh và cắt thành những miếng nhỏ để ăn dần.
Nên biết: Người Bị Viêm Phế Quản Có Ăn Được Trứng Gà Không?
5. Tỏi chưng mật ong điều trị viêm phế quản
Trong số món ăn trị viêm phế quản, món tỏi chưng mật ong được sử dụng như một phương thuốc giảm ho, long đờm, kháng khuẩn tự nhiên dành cho người bệnh. Thường xuyên ăn món này không chỉ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu mà còn giúp bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 1 củ tỏi
- 3 muỗng mật ong
Cách chế biến:
- Lột hết vỏ từng tép tỏi rồi đem rửa cho sạch
- Giã nát tỏi, bỏ vào chén và rưới mật ong lên trên.
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy trong khoảng 60 phút.
- Chắt nước uống từ từ và ăn cả cái mỗi ngày 2 lần. Tốt nhất là dùng sau bữa ăn.
- Kiên trì ăn món tỏi chưng mật ong đều đặn trong một thời gian dài cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt hẳn.
Đọc thêm: Công dụng từ tỏi chữa viêm phế quản hiệu quả ít ai biết
Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bị viêm phế quản
Bệnh nhân bị viêm phế quản thường có biểu hiện chán ăn, đau họng, khó nuốt. Những cơn ho có đờm còn khiến trẻ dễ bị nôn ói sau khi ăn. Chính vì vậy, khi chế biến món ăn trị viêm phế quản, cần chú ý các vấn đề sau:
- Sử dụng các thực phẩm tươi sống, dễ tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng dầu mỡ và các thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh khi chế biến thức ăn cho người bị viêm phế quản.
- Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau họng, khó nuốt, dễ bị nôn ói, hãy băm nhỏ, hầm nhừ ưu tiên chế biến món ăn ở dạng lỏng để người bệnh dễ sử dụng hơn.
- Món ăn trị viêm phế quản nên được nấu ở dạng thanh đạm. Không nêm quá nhiều muối, đường, tiêu hay ớt bởi các gia vị này đều có thể gây kích ứng niêm mạc đường thở và khiến phản ứng viêm ở phế quản bùng phát.
- Kiên trì sử dụng các món ăn bài thuốc kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh viêm phế quản được điều trị triệt để, tránh tái phát trở lại.
Bài viết liên quan:
- Chữa viêm phế quản bằng gừng an toàn, hiệu quả
- Mẹo chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá nhanh đỡ