Nội dung chính

Nhiều bài thuốc Nam trị viêm phế quản đơn giản, dễ thực hiện đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Hãy điểm mặt ngay 10 cây thuốc quen thuộc có thể giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu mà căn bệnh này mang lại.

10 Bài thuốc Nam trị viêm phế quản cực hay trong dân gian

Viêm phế quản là bệnh lý ở đường hô hấp không còn xa lạ bởi mọi đối tượng đều có thể mắc căn bệnh này, nhất là trong mùa lạnh. Tình trạng viêm nhiễm, sưng phù ở lớp lót bên trong phế quản khiến cho ống dẫn khí bị thu hẹp đáng kể, từ đó dẫn đến ho, khó thở và nhiều dấu hiệu bất thường khác. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Thuốc Nam Trị Viêm Phế Quản
Sử dụng thuốc Nam trị viêm phế quản là phương pháp an toàn, đơn giản, ít tốn kém

Ngoài phương pháp điều trị viêm phế quản bằng Tây y, cách trị viêm phế quản bằng thuốc Nam cũng được khá nhiều người áp dụng. Dưới đây là 10 bài thuốc phổ biến đang được dân gian lưu truyền.

1. Xương sông – Cây thuốc Nam trị viêm phế quản dễ kiếm

Sử dụng lá xương sông là một trong những cách trị viêm phế quản bằng thuốc Nam đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi khác là hoạt lộc thảo hay xang sông. Cây thuộc họ Cúc, thân thảo, thường được người dân thu hái về ăn gỏi hay dùng làm thuốc chữa bệnh dưới dạng tươi hoặc khô.

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây xương sông cho thấy trong lá xương sống chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất quý như methylthymol, limonen hay p-cymene… Chúng có tác dụng sát khuẩn mạnh, trị ho hen, giảm đau họng, viêm họng, sổ mũi – những triệu chứng thường gặp khi bị viêm phế quản.

Trong y học cổ truyền, lá xương sông cũng được sử dụng làm thuốc chữa viêm phế quản và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến các kinh Vị – Phế – Đại Trường. Sử dụng lá cây làm thuốc có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tiêu thũng (chống viêm), tăng cường lưu thông khí huyết và kinh mạch, tiêu đàm thấp, đồng thời kích thích tiêu hóa, giúp bệnh nhân bị viêm phế quản ăn uống ngon miệng hơn.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị một số nguyên liệu gồm lá xương sông non (10g), lá hẹ (10g) và đường trắng.
  • Rửa sạch các loại lá và ngâm trong nước muối pha loãng để trừ khử hết vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Thái nhỏ dược liệu, bỏ vào tô sành và thêm lượng đường trắng vừa đủ lên trên trên.
  • Đem hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 25 – 30 phút là được.
  • Chắt nước uống 2 – 3 lần trong ngày khi còn ấm giúp giảm đau họng, tiêu đờm, ức chế virus gây bệnh và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong phế quản.

Xem thêm: Tỏi chữa viêm phế quản an toàn, hiệu quả ít ai biết

2. Chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian từ lá tía tô

Tía tô là cây thuốc Nam trị viêm phế quản, hen phế quản được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Cây được sử dụng phổ biến với vai trò là một loại rau thơm ăn kèm với thực phẩm nên khá dễ kiếm, dễ mua và cách dùng cũng rất đơn giản.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tía tô có tính ấm, giúp bổ Tỳ, Phế, trừ đờm, giảm ho, tiêu thũng. Chủ trị ho đờm, viêm họng, viêm khớp, đau nhức xương khớp, phong thấp, gout, cảm cúm và cả bệnh viêm phế quản.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin,Quercetin, và nhiều hoạt chất quý. Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, virus cảm cúm, phế cầu, long đờm, chống dị ứng, làm giảm phản ứng sưng viêm trong phế quản, phổi hay niêm mạc họng. Bạn có thể tận dụng những đặc tính tuyệt vời của tía tô để chữa viêm phế quản ở trẻ em và cả người lớn.

Bài 1: Thuốc sắc độc vị từ lá tía tô

  • Chuẩn bị 1 nắm tía tô, nhặt lá và ngọn đem rửa kỹ
  • Đun sôi 1 lít nước rồi bỏ thảo dược vào
  • Nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp
  • Phần nước thu được bạn chia đều làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng khi còn ấm sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh viêm phế quản.

Bài 2: Kết hợp tía tô với rau cải xoong, gừng tươi và lá tía tô

  • Chuẩn bị 100g rau cải xoong, 2 lát gừng tươi, 50g lá tía tô tươi.
  • Rửa sạch cả 3 nguyên liệu đã chuẩn bị và để ráo nước, thái nhỏ
  • Cho các vị thuốc nam vào trong ấm, đổ 3 bát nước, đun sôi và sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1,5 chén.
  • Chia đều thuốc sắc làm 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Kiên trì sử dụng đều đặn cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt hẳn.

Bài 3: Bài thuốc từ tía tô, kinh giới, sừng tươi, lá xương sông và lá hẹ

  • Chuẩn bị các nguyên liệu trên mỗi loại 12g, riêng gừng tươi dùng 8g.
  • Rửa sạch tất cả trước khi cho vào ấm sắc với 500ml nước
  • Đun sôi và điều chỉnh lửa nhỏ tiếp tục sắc thuốc cho cạn còn 200ml
  • Gạn uống vài lần trong ngày để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do viêm phế quản cấp và mãn tính gây ra.

Lưu ý: Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị

3. Trị viêm phế quản bằng thuốc Nam từ rau diếp cá

Nếu đang tìm kiếm các cây thuốc Nam trị viêm phế quản an toàn, dễ sử dụng, bạn không nên bỏ qua rau diếp cá. Loại cây này vốn đã khá quen thuộc với người dân Việt, được nhiều người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Tác dụng dược lý của rau diếp cá được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại công nhận. Đông y ghi nhận, thảo dược này có tính mát, đi vào kinh Phế – Can, giúp giảm sưng viêm, tiêu mủ, trừ đờm, xoa dịu cơn ho và giải nhiệt cho cơ thể. Do vậy mà cây thường được sử dụng làm thuốc chữa ho đờm, viêm phế quản, viêm họng, sốt và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

Phân tích thành phần hóa học của rau diếp cá, các nhà khoa học thu được một lượng lớn alkaloid, polyphenol, hay flavonoid,… Chúng đều là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế dị ứng, giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Dịch chiết của cây diếp cá cũng có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho hiệu quả. Đây được xem là phương thuốc kháng sinh tự nhiên cho người bị viêm phế quản.

cây thuốc nam trị viêm phế quản
Rau diếp cá là cây thuốc Nam trị viêm phế quản dễ kiếm, có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus và cải thiện các triệu chứng bệnh

Bài 1: Uống nước ép rau diếp cá

  • Chuẩn bị 30g rau diếp cá, 1/4 thìa muối hạt
  • Rửa sạch thảo dược và bỏ vào máy xay cùng 100ml nước ấm và muối đã chuẩn bị
  • Lọc nước cốt uống trực tiếp, mỗi ngày 1 – 2 ly.
  • Nước ép lá diếp cá tươi thường có vị tanh. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thay thế muối bằng mật ong hoặc đường trắng cho có vị ngọt nhẹ sẽ dễ uống hơn, nhất là khi dùng trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ trong nhà.

Bài 2: Rau diếp cá + nước vo gạo

  • Chuẩn bị 70g rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo (lấy nước vo lần 2)
  • Trước tiên, bạn rửa sạch lá diếp cá rồi đem xay chung với nước vo gạo
  • Đổ hỗn hợp vào nồi, đun sôi trong 3 phút
  • Cuối cùng, lọc lấy nước cốt uống trực tiếp khi còn ấm mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Áp dụng mẹo chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian từ rau diếp cá theo cách này trong khoảng 1 tuần liên tục để các triệu chứng viêm phế quản được cải thiện rõ ràng.

Bài 3: Rau diếp cá + cam thảo

  • Chuẩn bị rau diếp cá (50g), cam thảo (30g)
  • Rửa thảo dược cho sạch bụi bẩn rồi bỏ vào ấm đun cùng 500ml
  • Đun sôi và tiếp tục sắc thuốc thêm 15 phút trên lửa nhỏ.
  • Gạn thuốc uống khi còn ấm mỗi ngày 2 lần trong khoảng 1 tuần liên tục.

Có thể bạn cần: Bị viêm phế quản uống nước dừa được không?

4. Bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ cây bọ mắm

Cây bọ mắm nổi tiếng với tác dụng chữa ho, viêm phế quản. Thảo dược này giúp cải thiện các triệu chứng bệnh bằng cách tiêu đờm, kháng viêm, ức chế các cơ co thắt ở đường thở, giảm ho, đồng thời điều hòa thân nhiệt cho các trường hợp đang bị sốt.

Bài thuốc Nam từ cây bọ mắm thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính. Bạn có thể dùng cây ở dạng khô hoặc bào chế thuốc từ hoa đều được. Thảo dược này mọc hoang và có thể tìm thấy ở khắp mọi vùng miền, nhất là các khu vực đồng ruộng, ven bìa rừng, hai bên đường hoặc ngay ở trong sân vườn. Bạn có thể thu hái và bào chế thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn dưới đây.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị cây bọ mắm dạng khô ( 10 – 20g) hoặc thay thế bằng hoa (20 – 30g), một ít muối hạt.
  • Thảo dược sau khi rửa sạch xong bạn để cho thật ráo nước
  • Giã nát cây hoặc hoa cùng với muối trắng
  • Bỏ hỗn hợp vào trong một túi vải rồi vắt lấy nước cốt, không dùng bã.
  • Chia uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Dùng thuốc trong 7 ngày liên tục. Nếu thấy tiến triển tốt thì tiếp tục uống cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hẳn.

5. Dùng tỏi trị viêm phế quản theo kinh nghiệm dân gian

Mẹo chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian từ tỏi đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng và cho review tích cực về hiệu quả nhận được. Loại củ gia vị này được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp, viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang hay viêm nhiễm ngoài da…

Đối với các trường hợp bị viêm phế quản, sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhờ chứa hàm lượng allicin phong phú, vị thuốc Nam này hoạt động như một loại thuốc kháng sinh, giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà không có tác dụng phụ. Qua đó cải thiện đáng kể cơn ho cùng tình trạng đau rát họng, kích thích tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương.

Để điều trị viêm phế quản, dân gian thường sử dụng tỏi tươi bằng cách nhai sống trực tiếp 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày. Nếu không thể dùng tỏi theo cách này, bạn có thể thay thế bằng các bài thuốc khác dễ sử dụng hơn.

trị viêm phế quản bằng thuốc nam
Bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ tỏi hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh, giúp đẩy lùi bệnh một cách an toàn

Bài 1: Uống cao tỏi mật ong

  • Chuẩn bị 500g tỏi, 1 lít mật ong nguyên chất
  • Tách từng tép tỏi ra khỏi củ. Lựa những tép còn tươi ngon, lột vỏ và rửa sạch.
  • Bỏ tỏi vào cối giã nhuyễn, cho vào nồi cùng với mật ong, trộn đều
  • Ninh hỗn hợp trên lửa nhỏ cho cô đặc lại thành cao. Để nguội, bỏ vào hũ thủy tinh.
  • Mỗi lần lấy 1 thìa hòa chung với nước ấm uống
  • Sử dụng thuốc đều đặn vào buổi sáng, trưa, tối mỗi ngày cho đến khi bệnh viêm phế quản được khắc phục hoàn toàn.

Bài 2: Tỏi ngâm giấm đường và mật ong

  • Chuẩn bị: Tỏi tươi (250g), đường đỏ (90g), mật ong nguyên chất và một ít giấm ăn.
  • Lột sạch vỏ từng tép tỏi, xay nát hoặc băm nhuyễn
  • Bỏ tỏi vào hũ thủy tinh ngâm chung với đường, mật ong và giấm
  • Đậy kín miệng hũ, để nơi thoáng mát khoảng 15 ngày là dùng được.
  • Trường hợp viêm phế quản gây ho hoặc đau tức ngực, bạn hãy uống hỗn hợp trên với liều lượng 200ml x 3 lần/ngày.

Bài 3: Đắp tỏi vào huyệt dũng tuyền chữa viêm phế quản

  • Lấy 200g tỏi tươi rửa sạch, xay nhuyễn
  • Chia tỏi làm 2 phần đắp vào huyệt dũng tuyền nằm ở gan bàn chân và dùng một miếng vải sạch băng cố định lại. Áp dụng cho cả hai chân.
  • Thực hiện cách này vào mỗi buổi tối trước lúc đi ngủ để giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm. Để qua đêm đến sáng hôm sau mới tháo ra và rửa sạch chân.

Nên biết: Mật ong chữa viêm phế quản có được không?

6. Bí quyết trị viêm phế quản bằng bài thuốc Nam từ củ hành tây

Củ hành tây cũng được dân gian tận dụng làm thuốc trị viêm phế quản. Tương tự như tỏi, hành tây chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong ống phế quản.

Bên cạnh đó, các thành phần quercetin và flavonoids được tìm thấy trong củ hành tây đều là những chất chống oxy hóa, kháng viêm mạnh mẽ. Chúng không chỉ giúp hỗ trợ ức chế phản ứng viêm, chữa lành các mô bị tổn thương mà còn giúp long đờm, làm thông thoáng đường thở, giảm ho, xoa dịu cơn đau họng.

Với bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ củ hành tây, bạn có thể áp dụng cách đơn giản nhất là uống nước ép từ củ hoặc sử dụng trong chế biến thức ăn như một loại thực phẩm thông thường. Ngoài ra, hành tây còn được kết hợp với mật ong và gừng để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 củ hành tây, 4 muỗng mật ong và 1 củ gừng tươi
  • Thái nhỏ hành tây và gừng rồi trộn đều cùng mật ong
  • Để hỗn hợp trong tối thiểu 6 tiếng giúp mật ong có đủ thời gian thẩm thấu vào các nguyên liệu còn lại.
  • Sau đó, bạn hãy lấy 1 thìa nước tiết ra ngậm và nuốt từ từ.
  • Lặp lại sau mỗi vài giờ sẽ giúp cổ họng bớt khó chịu, cơn ho cũng thuyên giảm đáng kể.

7. Thuốc Nam chữa viêm phế quản từ lá trầu không

Mẹo chữa viêm phế quản bằng lá trầu hẳn không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Loại lá này không chỉ xuất hiện trong tập tục cưới hỏi và thói quen nhai trầu của ông bà ta mà còn là một vị thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh quý, nhất là các bệnh lý ở đường hô hấp.

Điểm đặc trưng của lá trầu không chính là hương vị cay nồng của lá. Vị thuốc này có tính ấm, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng chỉ khái, kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Chính vì vậy mà lá trầu không được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ở xương khớp, ngoài da, đường tiêu hóa và cả đường hô hấp. Trong đó, tác dụng chữa viêm phế quản của lá trầu không được nhiều người biết đến.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, các thành phần Chavicol, Eugenol đều là những hợp chất chống oxy hóa có tác dụng kháng sinh. Qua thử nghiệm lâm sàng, chúng có tác dụng ức chế rõ rệt với nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp nói chung và bệnh viêm phế quản nói riêng.

chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian
Lá trầu không được dân gian sử dụng làm thuốc xông hoặc thuốc uống chữa viêm phế quản

Thực hiện các bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ lá trầu không:

Bài 1: Xông mũi bằng nước lá trầu

  • Rửa sạch vài cái lá trầu không bánh tẻ , vò nhẹ cho hơi nát để các hoạt chất bên trong dễ dàng được giải phóng ra ngoài.
  • Tiếp theo, bạn đun sôi 1 lít nước rồi bỏ lá trầu vào, nấu thêm 3 phút nữa. Có thể bỏ vào trong nước một ít muối ăn để tăng công dụng sát khuẩn.
  • Dùng nước này xông mũi họng mỗi ngày 1 lần giúp làm thông đường thở, giảm viêm họng, viêm phế quản, cải thiện tình trạng sổ mũi cho người bệnh.

Bài 2: Thuốc uống chữa viêm phế quản từ củ hành tăm và lá trầu không

  • Nguyên liệu cần có bao gồm 4 củ hành tăm (củ nén), 10 lá trầu
  • Đem cả hai rửa sạch rồi bỏ vào cối giã nhuyễn
  • Tiếp theo, bạn đổ ngập nước sôi vào hỗn hợp, để khoảng 20 phút sau mới lọc lấy nước cốt
  • Chia đều làm 2 lần uống. Sử dụng sau bữa ăn chính 30 phút.
  • Với cách này, người bệnh được khuyến cáo nên kiên trì sử dụng trong khoảng 7 ngày liên tục.

Bài 3: Lá trầu không kết hợp với mật ong trị viêm phế quản

  • Rửa sạch và thái nhỏ 10 lá trầu, sau đó đem giã nhuyễn, bỏ ra bát
  • Đổ ngập nước sôi vào bát lá trầu và ngâm từ 15 – 20 phút.
  • Lọc hỗn hợp qua rây lấy nước cốt, bỏ bã
  • Thêm vào 4 thìa mật ong và chia đều thuốc làm 2 lần uống sau bữa ăn sáng, tối.

8. Hoàng kỳ trị viêm phế quản

Rễ hoàng kỳ là vị thuốc nam quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm phế quản của y học cổ truyền. Thảo dược này còn có tên gọi khác là Bắc kỳ hay Khẩu kỳ, được thu hoạch từ những cây có thời gian trồng 3 năm trở lên.

Trong rễ hoàng kỳ chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn đang bị viêm phế quản. Trong đó, các hoạt chất Astragalosid IV, Isoflavonoid, Polysaccharid có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, ức chế virus, kháng khuẩn, chống dị ứng.

Trị viêm phế quản bằng thuốc Nam từ rễ Hoàng kỳ đúng cách giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh, giảm ho và đẩy nhanh tốc độ chữa lành các mô bị viêm bên trong đường thở. Để khắc phục bệnh, bạn chỉ cần lấy rễ hoàng kỳ làm trà uống trong 3 – 5 ngày liên tục, các triệu chứng khó chịu sẽ dần bị đẩy lùi.

Phương pháp thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 – 10g rễ hoàng kỳ
  • Bỏ dược liệu vào trong ấm và hãm cùng nước sôi
  • Ủ 30 phút cho rễ mềm và các hoạt chất bên trong hòa tan hết vào nước.
  • Rót uống vài lần trong ngày thay thế cho trà.

9. Bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ gừng

Gừng lá vị thuốc Nam nổi tiếng với tác dụng chữa viêm phế quản và nhiều bệnh lý khác như viêm họng, viêm xoang, viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể… Nguyên liệu này không chỉ dễ kiếm mà còn chứa nguồn dưỡng chất phong phú, có tác dụng dược lý mạnh, đặc biệt là gingerol, b-zingiberen. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của chất gây viêm, giảm dị ứng, long đờm, giảm ho, kích thích tiêu hóa, đồng thời tăng cường lưu thông máy đến chữa lành tổn thương ở phế quản.

thuốc nam trị viêm phế quản từ gừng
Bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ gừng có tác dụng giảm đau họng, chống sưng viêm đường thở, ức chế cơn ho

Cách đơn giản nhất để dùng gừng chữa viêm phế quản đó là ngậm gừng tươi hoặc pha trà gừng uống, mỗi ngày 2 – 3 tách. Ngoài ra, vị thuốc này còn được sử dụng theo những cách dưới đây:

Cách 1: Làm thuốc xông mũi

  • Rửa sạch 2 củ gừng tươi. Nếu có thêm các loại lá xông khác như bạch đàn, sả, vỏ bưởi, tía tô càng tốt.
  • Bỏ tất cả vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước trong 5 phút
  • Trùm khăn kín đầu, giữ mặt cách nồi nước một khoảng an toàn để không bị bỏng.
  • Tiến hành xông mũi và hít thở đều đặn trong thời gian từ 10 – 15 phút.

Cách 2: Kết hợp gừng và cam thảo

  • Các nguyên liệu cần có gồm gừng khô 10 gram, cam thảo 4 gram
  • Sắc cả hai thảo dược chung với 300ml nước
  • Đun sôi trên lửa nhỏ canh đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 100ml thì ngưng
  • Chia đều làm 2 phần, uống hết ngay trong ngày.

10. Chữa viêm phế quản bằng hoa đu đủ đực

Dùng hoa đu đủ đực chữa viêm phế quản không phải ai cũng biết. Vị thuốc Nam này được y học cổ truyền ghi nhận là có tính bình, giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng viêm, giảm co thắt cơ. Điều này có thể giúp cải thiện các cơn ho khan, ho đờm cùng tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở phế quản.

Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong hoa đu đủ đực chứa các hoạt chất có dược tính sinh học cao. Điển hình là polyphenol, tannin hay flavonoid,… Chúng giúp chống lại hoạt động của gốc tự do, giảm đau, ngăn chặn sự hình thành của khối u ác tính, đồng thời giảm viêm, kích thích tái tạo các mô bị tổn thương.

Với những tác dụng tuyệt vời trên, hoa đu đủ đực được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như một loại thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có vị đắng nên thường được kết hợp chung với một số nguyên liệu khác, vừa dễ sử dụng lại giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả hơn.

Bài 1: Hoa đu đủ đực kết hợp với mật ong, lá hẹ và hạt chanh tươi.

  • Chuẩn bị lá hẹ và hoa đu đủ đực (mỗi loại 15g), hạt chanh tươi (10g), mật ong (3 thìa)
  • Ngoại trừ mật ong, bạn đem tất cả các vị thuốc còn lại rửa sạch và cho vào máy xay nhuyễn chung với nhau.
  • Trộn hỗn hợp dược liệu cùng với mật ong, đảo đều thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Để khắc phục các triệu chứng bệnh viêm phế quản, mỗi ngày bạn lấy 1 thìa hỗn hợp ngậm trong miệng và nuốt nước từ từ.

Bài 2: Dùng hoa đu đủ đực kết hợp với xạ cam, lá húng chanh và mạch môn

  • Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu gồm hoa đu đủ đực (15g), xạ can, củ mạch môn và lá húng chanh (mỗi loại 10g).
  • Rửa sạch tất cả, thái nhỏ rồi cho vào bát
  • Thêm vào hỗn hợp vài hát muối ăn, đem hấp cách thủy từ 25 – 30 phút cho chín.
  • Dùng thìa nghiền nát hỗn hợp và chia làm 3 – 4 phần đều nhau.
  • Sử dụng thuốc để trị viêm phế quản bằng cách ngậm trong miệng và nuốt nước từ từ cho trôi xuống qua cổ họng.
  • Tùy theo tình trạng bệnh mà các triệu chứng có thể thuyên giảm dần sau vài ngày thực hiện. Bài thuốc này đặc biệt thích hợp cho các đối tượng có biểu hiện ho nhiều, viêm đau cổ họng, sổ mũi thường xuyên do ảnh hưởng của bệnh viêm phế quản.

*Lưu ý: Không dùng bài thuốc Nam trị viêm phế quản từ hoa đu đủ đực cho các đối tượng sau

  • Bà bầu
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
  • Người có cơ địa lạnh thuộc thể hàn, thường xuyên bị lạnh bụng
  • Bệnh nhân đang bị tiêu chảy
  • Người quá mẫn, dị ứng với phấn hoa hoặc bất cứ thành phần hóa học nào có trong hoa đu đủ đực.

Chuyên gia giải đáp: Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Trị viêm phế quản bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Sử dụng cây thuốc Nam trị viêm phế quản là giải pháp chữa bệnh tự nhiên đã được áp dụng từ lâu đời trong dân gian. Không thể phủ nhận, phương pháp này có nhiều ưu điểm như an toàn, nguyên liệu dễ kiếm, cách bào chế thuốc đơn giản, tiết kiệm chi phí…

Cách trị viêm phế quản bằng thuốc Nam chủ yếu tận dụng các hoạt chất sinh học có sẵn trong cây thuốc để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đẩy lùi tình trạng viêm cùng các triệu chứng bất thường phát sinh. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên, các bài thuốc Nam hầu hết đều cho tác dụng từ từ, hiệu quả không nhanh bằng thuốc Tây. Thời gian điều trị dài hay ngắn và có trị khỏi viêm phế quản hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh.

Chính vì những điểm đặc thù này, những cách trị viêm phế quản bằng thuốc dân gian hay thuốc Nam không được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Bạn có thể cân nhắc thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà trong giai đoạn nhẹ nhưng cần thăm khám và nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc Nam trị viêm phế quản cũng đòi hỏi sự kiên trì của mỗi cá nhân. Quá trình điều trị cần có sự liên tục kết hợp với các giải pháp chăm sóc sức khỏe và dùng thuốc bác sĩ kê đơn đúng cách để sớm loại bỏ bệnh tận gốc.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa