Nội dung chính

Một trong những vấn đề mà người bị viêm phế quản băn khoăn là có uống nước dừa được không? Bởi không ít người lo lắng thức uống này có tính hàn sẽ gây ho nhiều, thở khò khè, mệt mỏi. Bài viết sẽ giúp bạn có hình dung cụ thể nhất về vấn đề này dưới góc độ khoa học.

Người bị viêm phế quản uống nước dừa được không?

Nước dừa là thức uống quen thuộc ở những khu vực nhiệt đới. Thức uống này chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin nên thường được bổ sung vào những ngày nắng nóng nhằm thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, nhiều người lo lắng uống nước dừa khi bị viêm phế quản có thể gây lạnh phổi, kích thích phản ứng ho dai dẳng, dữ dội. Vậy người bị viêm phế quản có uống nước dừa được không?

viêm phế quản uống nước dừa được không
Đang bị viêm phế quản uống nước dừa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, nước dừa chứa nhiều nguyên tố vi lượng, chất điện giải và nhiều vitamin. Người mắc các bệnh hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng đều có thể bổ sung để cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, khi bổ sung nên lưu ý một số vấn đề để tránh làm tăng độ nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp.

Theo ghi chép từ Đông y, nước dừa có vị ngọt thanh, tính bình tác dụng tiêu khát và giải nhiệt. Người bị viêm phế quản lâu ngày, cổ họng khô khát nên bổ sung thức uống này để cải thiện thể trạng. Ngoài nước dừa, các món ăn như cháo nếp dừa, cháo nước dừa bí đỏ… cũng rất tốt cho sức khỏe.

Đọc thêm: Viêm Phế Quản Uống Sữa Được Không? Liệu Có An Toàn?

Lợi ích của nước dừa với bệnh viêm phế quản

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bị viêm phế quản có thể nhận được nhiều lợi ích khi bổ sung thức uống này đúng cách.

Dưới đây là những lợi ích của nước dừa đối với bệnh viêm phế quản:

1. Bù nước, cân bằng điện giải

Hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản đều liên quan đến nhiễm trùng với tác nhân là virus hoặc vi khuẩn. Khi ống dẫn khí xảy ra tình trạng viêm nhiễm, cơ thể sẽ có hiện tượng tăng thân nhiệt, mất nước và mệt mỏi.

viêm phế quản uống nước dừa được không
Bổ sung nước dừa giúp bù nước và cân bằng điện giải trong giai đoạn cơ thể bị sốt, rối loạn điện giải

Lúc này, cần phải uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hoặc nước dừa để bù nước, cân bằng điện giải. Khi các chất điện giải được bổ sung, tình trạng mệt mỏi, uể oải sẽ nhanh chóng được khắc phục.

2. Làm loãng dịch đờm

Hon 95.5% nước dừa là nước nên thức uống này có hiệu quả làm dịch đờm, giảm độ đặc, quánh của chất nhầy bên trong ống dẫn khí. Khi chất nhầy hóa đờm, dịch tiết có thể loại bỏ dễ dàng thông qua việc vệ sinh mũi họng và phản ứng ho.

Khi bị viêm phế quản, vị giác thường có xu hướng giảm nên dễ có cảm giác đắng miệng, khó chịu khi uống nước lọc. Vì vậy trong giai đoạn này, bạn có thể bổ sung nước bằng nước dừa, các loại nước ép trái cây tươi… để tăng cảm giá c ngon miệng khi ăn.

3. Tăng cường sức đề kháng

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Trong đó sắt, kẽm, đồng, magan, vitamin C và B rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp, các bác sĩ thường khuyến khích uống nước khoáng để bù khoáng chất, tránh mất nước. Tuy nhiên, nước khoáng có mùi khá khó chịu, đặc biệt là trong thời điểm vị giác nhạy cảm như hiện tại.

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn cơ thể bị viêm nhiễm, sốt cao. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hệ miễn dịch sẽ được tiếp thêm “năng lượng” và hoạt động hiệu quả hơn. Virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ bị ức chế và các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Chia sẻ thêm: Viêm Phế Quản Có Nên Uống Nước Cam Được Không? Bác Sĩ Tư Vấn

Người bị viêm phế quản cần lưu ý gì khi uống nước dừa?

Khi uống nước dừa trong giai đoạn bị viêm phế quản, cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Bổ sung vừa phải

Chỉ nên uống tối đa 1 trái dừa/ ngày. Hạn chế uống quá nhiều nước dừa vì có thể gây hạ huyết áp, chóng mặt và rối loạn điện giải.

2. Không uống nước dừa lạnh

Nước dừa lạnh có thể khiến cho tình trạng ho do viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn. Để tránh kích thích niêm mạc đường hô hấp, bạn nên uống nước dừa ở nhiệt độ thường. Không chỉ riêng nước dừa mà các loại nước ép, trà khác cũng cần được uống nóng hoặc uống ở nhiệt độ thường trong thời gian bị viêm nhiễm đường hô hấp.

viêm phế quản uống nước dừa được không
Người bị viêm phế quản không nên uống nước dừa lạnh vì dễ gây ho dai dẳng, ứ đờm nhiều

3. Kết hợp nước dừa và các nguyên liệu khác

Nước dừa có tính bình nên có thể kết hợp thêm với một số loại gia vị để làm ấm phế, long đờm, chỉ khái, trừ ho. Ngoại trừ cách uống trực tiếp dừa tươi, bạn cũng có thể kết hợp nước dừa cùng với một số nguyên liệu khác như gừng tươi, nước dừa táo đỏ, kỷ tử, nước dừa tắc…

Khi chế biến những thức uống từ nước dừa, bạn có thể dùng đường phèn để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, lưu ý không cho quá nhiều đường vì đường làm tăng phản ứng viêm và gia tăng độ đặc của dịch tiết hô hấp.

4. Một số lưu ý khác

Nước dừa là thức uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị viêm phế quản. Dù vậy, vẫn cần bổ sung đúng cách để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn. Ngoài những lưu ý kể trên, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên uống nước dừa nếu bị huyết áp thấp, các bệnh lý về thận, đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Nên dùng nước dừa tươi, không nên sử dụng dừa đóng hộp. Đường, hương liệu và chất bảo quản trong sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Đặc biệt có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề Bị viêm phế quản uống nước dừa được không? Thông qua cách nhìn nhận khoa học, bạn sẽ có kế hoạch chăm sóc đúng cách, hợp lý để triệu chứng được đẩy lùi nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe