Nội dung chính

Bị viêm phế quản có nên uống nước cam không là lăn tăn của khá nhiều bạn đọc. Bởi không ít người lo lắng nước cam có thể khiến đờm đặc, ho nhiều và dai dẳng hơn. Sau khi tham khảo ý kiến của Thạc sĩ Cù Tuấn Anh, bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích nhằm giúp bạn đọc có nhìn nhận khách quan, khoa học về quan điểm trên.

Bị viêm phế quản có nên uống nước cam không?

Nước cam là thức uống tốt cho sức khỏe với rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Người có hệ miễn dịch kém, vừa ốm dậy thường được khuyến khích bổ sung loại thức uống này.

Tuy nhiên, một số người cho rằng khi bị viêm phế quản không nên uống nước cam vì có thể tăng tiết đờm dẫn đến tình trạng đờm ứ và gây ho nhiều. Quan niệm này khiến không ít người lăn tăn liệu có nên bổ sung nước cam vào chế độ dinh dưỡng hay không.

viêm phế quản có nên uống nước cam không
Người bị viêm phế quản có nên uống nước cam không?

Thạc sĩ Cù Tuấn Anh – Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng (Phòng khám Favina) cho biết. Người bị viêm phế quản cấp và mãn tính có thể uống nước cam và các loại nước ép từ trái cây tươi. Nước cam chứa nhiều kẽm, vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch. Bổ sung đúng cách, đủ liều lượng sẽ giúp nâng đỡ thể trạng và giảm nhẹ các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ho, đau họng…

Bên cạnh đó, cam là loại quả có vị chua ngọt và mùi thơm đặc trưng có thể gia tăng vị giác, giảm tình trạng đắng miệng, chán ăn khi bị viêm đường hô hấp. Vì vậy, khi bị viêm phế quản, bạn có thể bổ sung thức uống này để giảm cảm giác khó chịu và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Ngoài nước ép cam đơn thuần, có thể chế biến một số công thức khác như nước cam hạt chia, nước cam mật ong, nước cam nha đam… để tăng hương vị. Đây đều là những thức uống có hương vị đặc trưng, thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe.

Cần biết: Biểu hiện viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và đối tượng dễ nhiễm bệnh

Lợi ích của nước cam đối với người bị viêm phế quản

Khác với suy nghĩ của nhiều người, nước cam không làm tăng tiết dịch đờm hay gây ho nhiều. Ngược lại, các chất dinh dưỡng trong loại quả này sẽ giúp giảm ho, phục hồi niêm mạc hô hấp và nâng cao hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Dưới đây là những lợi ích của nước cam đối với người bị viêm phế quản đã được khoa học chứng minh, công nhận:

1. Chống viêm

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C cao giúp chống viêm, giảm phù nề hiệu quả. Khi bị viêm phế quản, các ống dẫn khí bên trong phổi bị viêm dẫn đến chít hẹp không gian bên trong. Hiện tượng này được biểu hiện bằng triệu chứng thở khò khè, khó thở, hơi thở nông và khạc đờm nhiều.

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, nước cam giúp chống viêm và giảm nhẹ các triệu chứng kể trên. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa carotenoid và flavonoid có khả năng kháng viêm mạnh. Đây là những chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng “thu gọn” gốc tự do được sản sinh do hiện tượng nhiễm trùng. Khi gốc tự do được triệt tiêu, niêm mạc phế quản sẽ phục hồi nhanh chóng, ít xảy ra tình trạng phì đại, thoái hóa.

Xem ngay: Viêm Phế Quản Có Truyền Nước Được Không?

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C là thành phần tốt cho hệ miễn dịch. Khi bị viêm phế quản, bạn có thể bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây hoặc nước cam. Uống nước cam thường xuyên sẽ giúp tế bào bạch cầu hoạt động mạnh mẽ, “bắt giữ” virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.

viêm phế quản có nên uống nước cam không
Bổ sung nước cam thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả trẻ em và người lớn

Ngoài ra, nước cam còn chứa vitamin D – một loại vitamin cần thiết cho hoạt động miễn dịch. Vitamin D giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch, hạn chế tình trạng ống phế quản bị viêm và phù nề nghiêm trọng. Bằng cách bổ sung các thực phẩm, thức uống chứa vitamin D và C, tình trạng viêm đường hô hấp sẽ có cải thiện nhanh chóng.

Chia sẻ thêm: Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

3. Bù nước, giảm mệt mỏi

Khi bị viêm phế quản, cơ thể dễ bị mất nước, mệt mỏi và đau nhức. Trong thời gian này, bác sĩ thường khuyến khích uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây tươi. Uống nước cam sẽ giúp bù nước, khoáng chất giúp cải thiện tình trạng uể oải, mệt mỏi, nâng đỡ thể trạng trong giai đoạn bị viêm nhiễm.

Nhìn chung, quan niệm uống nước cam sẽ khiến cho đờm đặc, ho nhiều hơn là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu khoa học, khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp, việc bổ sung các loại thức uống chứa nhiều vitamin, khoáng chất như nước cam rất tốt cho việc phục hồi. Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể bổ sung trong giai đoạn bị viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm họng…

Lưu ý khi bổ sung nước cam cho người bị viêm phế quản

Khi mắc các bệnh hô hấp, cổ họng sẽ nhạy cảm hơn. Vì vậy khi ăn uống nói chung và bổ sung nước cam nói riêng, cần phải lưu ý những vấn đề sau:

1. Không nên uống quá nhiều

Nước cam tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên vì thế mà bổ sung quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly nước cam tươi (khoảng 200 – 350ml). Uống nhiều nước cam sẽ gây xót ruột, khó chịu, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.

viêm phế quản có nên uống nước cam không
Chỉ nên bổ sung nước cam với liều lượng thích hợp, tránh lạm dụng và uống quá nhiều

Ngoài nước cam, có thể bổ sung kèm theo các loại trà ấm, nước ép từ lê, táo, thơm… để nâng cao sức khỏe. Đa dạng thức uống sẽ giúp vị giác được cải thiện và cơ thể được bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn nhạy cảm. Hơn nữa, so với việc chỉ dùng liên tục một loại thức uống, luân phiên thay đổi sẽ mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng, thích thú hơn.

Có thể bạn cần: Viêm Phế Quản Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất

2. Chọn cam ngọt thay vì cam có nhiều axit

Có rất nhiều giống cam với mùi thơm và vị chua ngọt khác biệt. Khi bị viêm phế quản, nên dùng các loại cam ngọt, chứa ít axit. Nếu dùng cam có độ axit cao, niêm mạc họng dễ bị kích thích và khó chịu. Bạn có thể làm nước ép từ cam sành, cam vinh, cam canh, cam mật… Đây đều là những loại cam ít chua, hương vị thơm ngon.

3. Bổ sung nước cam vào đúng thời điểm

Nước cam ít nhiều sẽ chứa axit tự nhiên nên dễ gây xót ruột, cồn cào nếu bổ sung sai thời điểm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm bổ sung nước cam tốt nhất là sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn trưa khoảng 30 – 60 phút.

Không nên uống nước cam khi đói hoặc trước khi đi ngủ. Độ chua của thức uống này sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vào tối muộn, có thể uống trà cam mật ong để làm dịu cổ họng và ngủ ngon giấc hơn.

Xem ngay: Người Bị Viêm Phế Quản Có Ăn Trứng Gà Không?

4. Không uống nước cam ướp lạnh

Khi bị viêm phế quản, không nên nước cam ướp lạnh hoặc thêm đá lạnh vào. Nhiệt độ lạnh sẽ khiến cổ họng bị kích thích, tình trạng ho, khạc đờm trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên để cam ở nhiệt độ thường, sau đó ép lấy nước và dùng ngay sau đó. Không nên để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong thức uống này.

viêm phế quản có nên uống nước cam không
Không nên uống nước cam lạnh khi bị viêm phế quản, ho có đờm, đau họng…

5. Một số lưu ý khác

Ngoài những vấn đề trên, người bị viêm phế quản khi bổ sung nước cam còn phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Không uống nước cam gần với thời điểm uống thuốc. Axit trong cam có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu cũng như tương tác với một số hoạt chất có trong dược phẩm.
  • Nước cam chứa axit nên có tác dụng lợi tiểu. Do đó, nên bổ sung thức uống này vào ban ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối.
  • Khi pha nước cam ép, nên hạn chế thêm quá nhiều đường. Có thể thay thế bằng mật ong để tăng hương vị, đồng thời giảm tình trạng ngứa họng, ứ đờm nhiều do viêm phế quản gây ra.
  • Nước cam tuy chứa nhiều khoáng chất, vitamin nhưng lượng chất xơ không cao. Vì vậy, bạn có thể ăn kèm với cam tươi hoặc chế biến các món ăn từ cam như salad cam, yogurt cam và các loại hạt…
  • Ngoài nước cam nguyên chất, bạn có thể thử một số công thức từ loại thức uống này như trà cam quế, trà cam mật ong, trà cam gừng, nước cam nha đam… Những thức uống này đều có tác dụng làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và thức uống trong thời gian bị viêm phế quản. Do đó, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nước cam thay vào đó có thể bổ sung thêm nước ép táo, lê, sinh tố bơ, sinh tố mãng cầu… để tăng cường sức đề kháng.

Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Để đối phó khi triệu chứng tái phát, bạn nên trang bị kiến thức cũng như kinh nghiệm chăm sóc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Viêm phế quản có nên uống nước cam không?” và bổ sung thức uống này đúng cách.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe