Nội dung chính

Phác đồ điều trị viêm phế quản ở dạng cấp và mãn tính là khác nhau, bao gồm các phương pháp chữa trị và chăm sóc giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe. Nhận định bệnh lý viêm phế quản như thế nào và xây dựng phác đồ phù hợp ra sao, bài viết này chúng tôi xin thông tin đầy đủ đến bạn đọc.

Viêm phế quản – bệnh lý không còn xa lại đối với mỗi chúng ta và ít nhất ai cũng đã từng mắc tối thiểu một lần trong đời. Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản này gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân xấu khác. Bệnh viêm phế quản mức độ nhẹ hay còn gọi là cấp tính, khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn người ta nói rằng viêm phế quản đã bước sang giai đoạn mãn tính.

Phác đồ điều trị viêm phế quản chuẩn xác nhất từ Bộ Y tế

Viêm phế quản cấp hay mãn tính đều khiến cho người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng về sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy việc điều trị viêm phế quản là việc làm cần thiết, nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa ra phác đồ chữa trị một cách chính xác nhất, ta cần thực hiện chẩn đoán tình trạng bệnh.

Chẩn đoán các mức độ của viêm phế quản

Việc chẩn đoán là bước đầu tiên trong tiến trình khám và chữa trị bệnh lý viêm phế quản, có ý nghĩa rất lớn đối với điều trị sau này. Hầu hết những tình huống viêm phế quản cấp tính đều được phát hiện bởi việc thăm khám lâm sàng cùng một số xét nghiệm cần thiết:

Chẩn đoán tình trạng bệnh là bước đầu tiên cần làm trước khi tiến hành chữa trị
Chẩn đoán tình trạng bệnh là bước đầu tiên cần làm trước khi tiến hành chữa trị
  • Các dấu hiệu lâm sáng như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi và viêm họng.
  • Ban đầu người bệnh bị ho khan, có khi ho thành tiếng to thành từng cơn dai dẳng khiến bệnh nhân bị khản tiếng.
  • Có xuất hiện đờm trắng hoặc vàng xanh, có hiện tượng đục như mủ.
  • Thực hiện các xét nghiệm: X quang phổi cho kết quả thành phế quản dày, xét nghiệm bạch cầu máu tăng, tốc độ máu lắng tăng nếu bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể tiến hành thêm nuôi cấy tế bào, PCR để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Đối với viêm phế quản mãn tính, bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm ở niêm mạc ống của phế quản. Chất nhầy liên tục được sản sinh gây bít tắc đường thở và gây khó thở cho người bệnh.

Chẩn đoán người bệnh bị mắc viêm phế quản mãn tính theo các triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện những cơn ho thường xuyên và dữ dội, nhiều ngày không khỏi và có hiện tượng đau ngực khi ho.
  • Đờm nhiều, khạc đờm có nhớt và xuất hiện màu xanh vàng nhiều hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi suy nhược, chán ăn, mất ngủ, sốt hoặc không sốt.
  • Móng tay, mặt, môi và da bị bợt màu, nhợt nhạt thiếu sức sống do không có đủ oxy cung cấp.
  • Âm phế bào giảm khi nghe phổi, hiện tượng tiếng khò khè ở phế quản.
  • Cận lâm sàng: Đo chức năng hô hấp SpO2, xét nghiệm máu, nội soi phế quản, X quang phổi, đo khí máu động mạch,…

Phác đồ điều trị viêm phế quản mức độ cấp tính

Theo lương y Tuấn, điều trị viêm phế quản muốn có hiệu quả tốt nhất cần thực hiện song song giữa chữa trị nguyên nhân và chữa trị triệu chứng. Trung bình, thời gian điều trị khoảng từ 3 – 10 ngày hoặc hơn, kéo dài đến vài tuần. Sau đó, các biểu hiện như ho khan còn kéo dài thêm nữa nhiều tuần.

Hầu hết những tình huống viêm phế quản cấp tính là do virus gây ra nên không thể sử dụng kháng sinh để trị bệnh. Người lớn nếu bị viêm phế quản cấp có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bởi hệ miễn dịch có thể chống lại tác nhân xâm nhập.

Đọc thêm: Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Điều trị theo nguyên nhân:

Người bệnh sử dụng thuốc kháng virus trong trường hợp cần thiết, thường là nhóm virus cúm A. Bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi tình trạng bệnh ở mức:

Phác đồ điều trị viêm phế quản cho bệnh nhân ở mức độ cấp tính
Phác đồ điều trị viêm phế quản cho bệnh nhân ở mức độ cấp tính
  • Ho kéo dài nhiều hơn 7 ngày.
  • Khạc đờm có hiện tượng mủ đục rõ ràng.
  • Bệnh nhân có bệnh nền mãn tính, kèm theo tình trạng suy tim hoặc ung thư.

Các loại kháng sinh phổ biến được bác sĩ hướng dẫn người bệnh sử dụng như:

  • Ampicillin và amoxicillin với liều dùng 3g trong 1 ngày hoặc Amoxicillin – acid clavulanic/ Ampicillin Sulbactam với liều tương tự.
  • Cephalexin là thế hệ 1 của kháng sinh Cephalosporin với liều từ 2 – 3g trong 1 ngày.
  • Cefuroxim với liều lượng 1,5g trên 24 giờ.
  • Nhóm Macrolid: Bao gồm Erythromycin 1,5g/ngày liên tục trong vòng 7 ngày hoặc Azithromycin 500mg liên tục trong vòng 3 ngày.

Chú ý khi sử dụng nhóm Macrolid, người bệnh không dùng chung với thuốc giúp làm giãn phế quản thuộc nhóm Xanthin, IMAO.

Dùng thuốc xử lý triệu chứng:

Người ta nghiên cứu được rằng, các triệu chứng bệnh viêm phế quản sẽ giảm đi trông thấy khi người bệnh nghỉ người nhiều. Vì vậy hãy thư giãn, uống nhiều nước lọc và từ bỏ thói quen hút thuốc lá gây hại cho phế quản.

  • Triệu chứng ho khan: Có thể dùng Terpin codein 15 – 30mg, Corticoid uống 5 – 7 ngày, Dextromethorphan 10 – 20mg trong ngày.
  • Triệu chứng ho đờm: Sử dụng acetylcystein 200mg trong vòng 24 giờ.
  • Bị co thắt phế quản: Dùng thuốc giãn phế quản cường beta, uống salbutamol 4g trong vòng 24 giờ. Ngoài ra dùng có thể dùng khí dung Salbutamol 5mg trong ngày, phun xịt Salbutamol trong mũi họng.

Các trường hợp người bệnh bị viêm phế quản có cơ địa nền là suy hô hấp mãn tính và co thắt phế quản nặng cần được cấp cứu kịp thời. Người bệnh cần được thở oxy, cung cấp thêm điện giải, truyền kháng sinh để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tư vấn từ chuyên gia: Ho viêm phế quản uống thuốc gì tốt nhất?

Phác đồ điều trị viêm phế quản mạn tính hiệu quả

Viêm phế quản mãn tính khó có thể điều trị trong thời gian ngắn. Bởi vậy phác đồ tốt nhất trong trường hợp này là phòng ngừa và thay đổi sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Sử dụng thuốc Tây y kết hợp điều trị giúp giảm nhanh tình trạng viêm phế quản mãn
Sử dụng thuốc Tây y kết hợp điều trị giúp giảm nhanh tình trạng viêm phế quản mãn

Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính cũng gần tương tự như viêm phế quản cấp tính. Một số giải pháp phù hợp đối với trường hợp người bệnh này đó là:

  • Từ bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá bởi chúng có hại cho phổi cũng như sức đề kháng của cơ thể.
  • Thuốc giãn phế quản: Dùng Theophylin hoặc thuốc chẹn beta nhóm 2 giống như phác đồ điều trị viêm phế quản cấp tính.
  • Sử dụng Corticosteroid dạng hít giúp giảm nhanh viêm nhiễm, cải thiện đường hô hấp liên tục trong 10 ngày.
  • Phục hồi chức năng của phổi: Thông qua các bài tập thể dục và vật lý trị liệu, chiến lược thở – ho giúp kiểm soát tình trạng hô hấp, giảm khó thở.
  • Liệu pháp oxy giúp hạn chế tình trạng khó thở cho người viêm phế quản mãn tính.

Nên biết: Viêm Phế Quản Mạn Tính Ở Người Già Và Cách Trị Hiệu Quả

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng bệnh

Bên cạnh phác đồ điều trị viêm phế quản bằng các loại thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để việc điều trị được tốt hơn. Bao gồm:

Song song với chữa trị, người bệnh hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bệnh nhanh khỏi
Song song với chữa trị, người bệnh hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bệnh nhanh khỏi
  • Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, máy xông hơi tinh dầu để đảm bảo không khí đi vào phế quản và phổi luôn được ẩm sạch.
  • Luôn đeo khẩu trang kín khi đi ra ngoài đường hay đi đến các vùng bị ô nhiễm khói bụi để bảo vệ hệ hô hấp, không cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể thao, thư giãn phần cơ hoành đồng thời nâng cao hệ miễn dịch tốt hơn.
  • Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày. Ăn đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các loại đồ ăn nhanh hay thức ăn đóng hộp để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
  • Trong quá trình điều trị, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được hướng dẫn xử lý.

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị viêm phế quản dành cho người bệnh. Để việc điều trị được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và sớm chấm dứt bệnh, bạn nên thăm khám kỹ càng tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây sẽ có chuyên gia hướng dẫn chi tiết phác đồ phù hợp nhất cho bản thân bạn.

Bài viết khác:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa