Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị căn bệnh viêm phế quản, chế độ ăn uống cũng góp phần to lớn trong việc cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục hơn. Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn đọc về vấn đề viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì để mau hết bệnh.
Người bị viêm phế quản nên ăn gì?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh viêm phế quản nên ăn gì? Cùng theo dõi danh sách các loại thực phẩm mà chúng tôi gợi ý dưới đây để xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học dành riêng cho mình.
Viêm phế quản nên ăn uống gì? Bổ sung rau xanh và trái cây
Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn cung cấp cho cơ thể các chất khoáng, vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao. Ngoài ra các loại rau xanh thường dùng hằng ngày như rau ngót, bông cải, súp lơ, ớt chuông,… còn cung cấp đầy đủ các chất chống oxy hóa và axit hữu cơ, có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống được nhiều bệnh như viêm phế quản.
Ngoài cung cấp chất xơ và vitamin là chủ yếu, một số loại rau gia vị như húng chanh, mùi tàu,… còn chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất tốt.
Ăn tỏi giúp cải thiện bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản nên ăn gì? Câu trả lời là tỏi. Bạn cần biết được trong tỏi chứa hợp chất Allicin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh, có thể ức chế hoạt động của nhiều loại virus gây hại ở đường hô hấp.
Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B và C cùng các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể như: sắt, canxi, kali,.. Theo nhiều nghiên cứu, các hoạt chất có trong tỏi được giải phóng nhiều nhất khi tỏi được thái mỏng hoặc đập dập.
Người bệnh nên bổ sung tỏi vào các món ăn hằng ngày hoặc dùng tỏi để ép nước uống, có thể hòa cùng mật ong để gia tăng tác dụng hoặc làm tỏi ngâm rượu để uống.
Đọc ngay: 7 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Tỏi Cho Hiệu Quả Bất Ngờ
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì? Hãy sử dụng mật ong
Theo nghiên cứu khoa học, trong thành phần của mật ong có chứa lượng lớn các chất kháng virus, vi khuẩn gây bệnh.
Uống một muỗng mật ong mỗi ngày (tốt nhất là vào buổi sáng) có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng ngay lập tức, điều này thật hữu ích trong việc ngăn ngừa những mệt mỏi do bệnh viêm phế quản gây ra.
Thêm vào đó mật ong thường rất an toàn, không gây dị ứng cho người sử dụng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi để tránh bị ngộ độc. Mẹ có thể dùng mật ong để làm bánh, mật ong ngâm chanh đào,.. cho con khi bị viêm phế quản.
Cần biết: 5+ Cách Dùng Mật Ong Trị Viêm Phế Quản Tốt Nhất
Thực phẩm cay hỗ trợ loại bỏ triệu chứng viêm phế quản
Nhiều người thường nghĩ thực phẩm cay như ớt tiêu, mù tạc,… thường không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với người mắc viêm phế quản thì ngược lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thức ăn cay không chỉ ngăn ngừa triệu chứng sổ mũi mà còn giúp làm loãng dịch nhầy trong phổi, giúp bạn giảm ho hiệu quả hơn.
Trong ớt có chứa thành phần gọi là Capsaicin. Hợp chất này được xem như một loại thuốc giảm đau mạnh và chất chống viêm tự nhiên cho cơ thể. Capsaicin giúp ngăn chặn những cơn đau bằng cách làm giảm mức cung cấp chất P (một tế bào thần kinh gởi tín hiệu đau đến nào) cho cơ thể. Do đó ăn ớt sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ tức ngực khi ho hơn.
Nếu tình trạng viêm phế quản có kèm theo đau rát cổ họng, lúc này người bệnh không nên sử dụng cách ăn cay để chữa viêm phế quản. Bởi vì thức ăn cay nóng khi đi qua cổ họng sẽ làm gia tăng cảm giác nóng rát gây nên tình trạng ho. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm cay một cách vừa phải hợp lý để không bị tác dụng ngược.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Người mắc viêm phế quản nên ăn gì? Hãy bổ sung thực phẩm giàu protein. Các thực phẩm như trứng, ức gà, thịt bò, cá hồi, sữa hạt, chuối,… là những thực phẩm rất giàu protein.
Bổ sung các loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể nâng cao thể lực, cải thiện sức khỏe. Việc cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ được khỏe mạnh hơn, đề kháng tăng cao hơn, từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm phế quản được tốt hơn.
Chia sẻ thêm: Bệnh viêm phế quản uống gì tốt nhất cho cơ thể?
Viêm phế quản nên ăn gì: Nhóm thực phẩm giàu Probiotic
Probiotic là tên gọi chung của các loại lợi khuẩn sống trong cơ thể người. Các lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, ngăn ngừa những hại khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bổ sung Probiotic vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp ngăn ngừa các viêm nhiễm, nhiễm trùng tại đường hô hấp, giảm các triệu chứng như ho hen, ớn lạnh do bệnh viêm phế quản gây ra.
Nguồn cung cấp probiotic chủ yếu cho cơ thể có thể kể đến như: sữa chua, bắp cải muối, các sản phẩm từ đậu nành, dưa muối,…Bạn có thể bổ sung từ 1-2 hũ sữa chua hằng ngày sau bữa ăn để cải thiện tình trạng viêm phế quản.
Viêm phế quản nên ăn uống gì? Uống nước ép hành tây
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, các thành phần trong hành tây có khả năng làm loãng chất nhầy trong phế quản, long đờm, nhờ vậy mà nó có tác dụng làm giảm bớt cảm giác khó chịu như đau tức ngực do bệnh viêm phế quản gây ra.
Do đó, các bạn hãy bổ sung hành tây vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình bằng cách chiên xào nấu, làm salad cùng với thịt bò hoặc các nguyên liệu khác. Hoặc bạn có thể ép hành tây để lấy nước uống cũng giúp tình trạng viêm phế quản cải thiện hơn.
Đọc thêm: Người Bị Viêm Phế Quản Có Ăn Trứng Gà Được Không?
Bị viêm phế quản không nên ăn gì?
Không chỉ cần biết viêm phế quản nên ăn gì, người bệnh cũng cần biết chính xác những thực phẩm cần tránh. Vậy bệnh viêm phế quản nên kiêng ăn gì?
Đồ ngọt và các loại nước uống có gas
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi sử dụng nước ngọt có gas hoặc các loại đồ ngọt như bánh, bơ, mứt, kẹo,… lượng đường fructose cao thường tỷ lệ thuận với bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, tình trạng bệnh của bạn sẽ càng thêm trầm trọng.
Đồ ngọt tuy ngon miệng, kích thích vị giác là thế, nhưng nếu bị viêm phế quản, bạn hãy thay đổi chúng bằng các loại trái cây tươi như dâu tây, cam, bưởi, đào, nho, hồng,…sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
Kiêng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào
Viêm phế quản nên kiêng ăn gì? Đó chính là các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào. Bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều cholesterol gây nên các vấn đề sức khỏe như tim mạch, đầy hơi, chướng bụng, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Khi ăn các món ăn chiên xào, bệnh nhân viêm phế quản sẽ gặp tình trạng khó thở. Thêm vào đó, các triệu chứng khác của bệnh cũng trở nên nặng hơn.
Viêm phế quản nên ăn gì? Chắc chắn không phải cà phê, rượu
Nếu bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh viêm phế quản. Lý do là khi mắc viêm phế quản, cơ thể bạn sẽ dễ bị thiếu nước do các triệu chứng như chảy nước mũi, sốt, nôn mửa và tiêu chảy gây ra.
Tuy nhiên, không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp cho người bệnh. Theo các chuyên gia, tốt nhất các bạn cần tránh xa đồ uống có độ cồn cao vì nó nóng rát ở cổ họng, cơ thể sẽ dễ bị mất nước nhiều hơn. Mất nước khiến cho dịch nhầy ở phổi trở nên đặc quánh hơn, khó để khạc nhổ ra bên ngoài.
Kiêng thức ăn mặn, chứa nhiều muối
Các loại thức ăn mặn thường có hàm lượng natri rất cao không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của những bệnh nhân viêm phế quản. Khi dung nạp muối quá nhiều, hàm lượng natri tăng cao gây giữ nước trong các mô phế quản khiến cho dịch nhầy ở mũi, họng tiết ra nhiều hơn, gây tình trạng viêm nhiễm nặng.
Do đó, để cải thiện sức khỏe, cũng như chữa trị viêm phế quản, người bệnh hãy sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên như húng tây, mùi tàu, húng quế,…để thay thế muối ăn hàng ngày. Đồng thời bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chứa hàm lượng natri cao như xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp,…
Kiêng sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa
Viêm phế quản nên ăn gì? Câu trả lời không phải là sữa hay các chế phẩm từ sữa. Thông thường, sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, protein, hàm lượng canxi cao cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển ổn định. Tuy nhiên đối với người mắc viêm phế quản, đây là điều ngược lại.
Lý do là vì một lượng lớn chất béo bão hòa có trong sữa là nguyên nhân làm tăng khả năng tiết dịch nhầy trong mũi và họng, dẫn đến tình trạng đờm đặc, khó thở.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn bổ sung sữa cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất hãy thử những loại sữa đã lên men như sữa chua để cải thiện tình trạng viêm phế quản của mình.
Bài viết trên đây đã liệt kê khá đầy đủ kiến thức cho vấn đề viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì để giúp người bệnh giảm triệu chứng bệnh. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, bạn cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và thăm khám bệnh định kỳ để nắm rõ tình tình bệnh của mình. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh.
Bài viết hay:
- Bị Viêm Phế Quả Uống Sữa Được Không? Các loại sữa viêm phế quản nên uống
- Bệnh Viêm Phế Quản Có Truyền Nước Được Không?