Nội dung chính

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính kháng nguyên nên dễ gây dị ứng, sốt cao. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng trong những giai đoạn nhạy cảm.

Bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?

Vacxin (hay vắc xin, vaccine) là chế phẩm có tác dụng phòng bệnh bằng cách tạo ra kháng thể thụ động. Các loại vacxin đang hiện hành đa phần đều có nguồn từ vi sinh vật gây bệnh hoặc các loại vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên tương tự như tác nhân gây bệnh.

Thông qua việc tiêm vacxin, cơ thể sẽ được “huấn luyện” để có thể sản sinh kháng thể tương ứng giúp chống lại các tác nhân có hại. Lượng kháng thể này có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc trong một thời gian nhất định với khả năng bảo vệ cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn.

viêm phế quản có tiêm vacxin được không
Bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?

Cơ chế của vaccine là kích thích miễn dịch thông qua việc tiêm vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể. Cho nên tiêm ngừa thường sẽ được chỉ định khi cơ thể khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng, sốt cao. Đây cũng là lý do mà nhiều người băn khoăn Khi bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?

Viêm phế quản là bệnh hô hấp dưới phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em và người cao tuổi, triệu chứng có xu hướng tái phát nhiều lần, tiến triển dai dẳng gây ra rất nhiều phiền toái. Một trong những phiền toái mà nhiều người phải đối mặt là phải trì hoãn thời điểm tiêm vacxin. Tuy nhiên, một số loại vacxin cần được tiêm đúng thời điểm để phát huy tác dụng tốt nhất.

Trước băn khoăn “Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?”, Thạc sĩ Cù Tuấn Anh – Chuyên khoa Tai mũi họng của Phòng khám Favina chia sẻ. Trường hợp viêm phế quản cấp gây mệt mỏi, sốt cao, mất nước… không nên tiêm vacxin để tránh các tai biến và tác dụng không mong muốn.

Bên cạnh đó, người bị viêm phế quản dị ứng với những biểu hiện như khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, ngứa cổ họng… cũng không nên tiêm chủng. Nguy cơ sốc phản vệ sẽ tăng lên nếu tiêm vacxin trong giai đoạn này.

Đối với những trường hợp bắt buộc phải tiêm vacxin (chẳng hạn như vaccin dại), nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và xem xét thời điểm tiêm ngừa phù hợp nhằm đảm bảo an toàn.

Không chỉ riêng viêm phế quản, người bị viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan… cũng cần thận trọng khi tiêm ngừa. Tốt nhất nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được xem xét, cân nhắc có nên tiêm chủng hay không.

Xem thêm: Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Lưu ý khi tiêm vacxin cho người bị viêm phế quản

Viêm phế quản rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm… Hiện nay, chất lượng không khí giảm cùng với chỉ số bụi mịn tăng là điều kiện để bệnh tái đi tái lại. Điều này không chỉ gây phiền toái khi sinh hoạt mà còn làm gián đoạn các kỹ thuật y tế như tiêm chủng, phẫu thuật.

Người bị viêm phế quản khi tiêm vacxin cần phải lưu ý những vấn đề sau:

1. Không tiêm vacxin trong giai đoạn cấp

Để đảm bảo an toàn, không nên tiêm vacxin trong trường hợp viêm phế quản cấp tính và các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính. Trong giai đoạn cấp, hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để triệt tiêu virus, vi khuẩn.

bị viêm phế quản có tiêm phòng được không
Không nên tiêm phòng khi đang bị viêm phế quản cấp với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi…

Lúc này, cơ thể sẽ có những phản ứng như đau mỏi, mất nước, đắng miệng và sốt. Nếu tiêm vacxin trong thời điểm này sẽ khó tránh khỏi hiện tượng sốt cao, vật vã… Đây cũng là lý do các loại vacxin đều chống chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm trùng cấp.

Nên biết: Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị

2. Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe

Trước khi tiêm, bạn sẽ được sàng lọc sức khỏe để đảm bảo an toàn. Nên thông báo với bác sĩ vấn đề sức khỏe đang gặp phải, có mang thai hay không, đang sử dụng loại thuốc nào và có tiền sử dị ứng với thuốc, thực phẩm không.

Những dữ liệu này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nhạy cảm khi tiêm vacxin. Đối với những trường hợp nguy cơ thấp, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định tiêm vacxin khi đang bị viêm phế quản.

3. Theo dõi sau tiêm

Sau khi tiêm vacxin, nên ở lại theo dõi trong 30 phút. Theo dõi sau tiêm sẽ giúp phát hiện và xử trí kịp thời trong trường hợp có tai biến.

4. Chăm sóc đúng cách sau khi tiêm

Như đã đề cập, vacxin là chế phẩm giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm do virus và vi khuẩn. Khi tiêm vacxin, cơ thể sẽ có phản ứng miễn dịch dẫn đến một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu…

bị viêm phế quản có tiêm phòng được không
Sau khi tiêm phòng, nên theo dõi biểu hiện của cơ thể và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn

Các triệu chứng này đều là phản ứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên để tránh sốt cao gây co giật, nên sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn. Tránh lao động nặng, vận động quá mức sau khi tiêm. Bên cạnh đó, nên nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, hợp lý để nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng đề kháng.

Tham khảo thêm: Cách Bấm Huyệt Chữa Viêm Phế Quản Có Hiệu Quả Không?

Người bị viêm phế quản nên tiêm vắc xin gì?

Khi bị viêm phế quản, nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp sẽ gia tăng. Vì vậy, người bị viêm phế quản thường được khuyến khích tiêm những vắc xin sau đây:

1. Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phổi và những bệnh lý liên quan. Nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi ở những người bị viêm phế quản mãn tính sẽ cao hơn so với bình thường. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến khích nên tiêm vacxin ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ em và người cao tuổi.

Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không
Trẻ nhỏ và người già bị viêm phế quản được khuyến khích tiêm vaccin ngừa phế cầu khuẩn

2. Vắc xin ngừa cúm A

Virus cúm là tác nhân gây bệnh cúm A, viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp khác. Với những người bị viêm phế quản mãn tính, nhiễm virus cúm sẽ khiến các triệu chứng bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó, nên tiêm vắc xin ngừa cúm A 1 năm/ lần để phòng tránh nhiễm loại virus này.

Lưu ý: Viêm Phế Quản Mạn Tính Ở Người Già Và Cách Trị Hiệu Quả

3. Vắc xin ngừa viêm phổi do não mô cầu

Não mô cầu (Neisseria meningitidis) là một trong những tác nhân gây viêm phổi. Ở những người bị viêm phế quản, nhiễm vi khuẩn này sẽ gây viêm phổi với các triệu chứng đột ngột, nghiêm trọng hơn so với bình thường. Do đó, người cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính, người có hệ miễn dịch kém được khuyến khích tiêm loại vacxin này.

Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không
Vắc xin ngừa viêm phổi do não mô cầu có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên

4. Vắc xin ngừa Hib

Hib (Haemophilus Influenzae type B) là tác nhân gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. So với trẻ khỏe mạnh, những bé bị viêm phế quản dai dẳng sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn khi nhiễm loại vi khuẩn này.

Vắc xin ngừa Hib là cách phòng tránh hiệu quả và an toàn nhất. Khi tiêm vaccine, nguy cơ mắc bệnh sẽ được hạn chế tối đa. Chứng viêm phế quản vì thế cũng sẽ dễ kiểm soát, ít tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thắc mắc “Bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?”. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm ngừa trong giai đoạn bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe