Bấm huyệt được biết đến là kỹ thuật chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Thông qua lực ấn từ ngón tay, bàn tay, phương pháp này giúp đả thông kinh lạc, giải phóng huyệt vị tắc nghẽn. Bài viết sẽ giúp bạn có hình dung cụ thể về hiệu quả cũng như cách thực hiện bấm huyệt chữa viêm phế quản.
Bấm huyệt chữa viêm phế quản hiệu quả không?
Viêm phế quản thuộc chứng “Đàm ẩm” với căn nguyên là do phong nhiệt, phong hàn, táo tà từ bên ngoài xâm nhập gây tổn thương tân dịch của phế. Khác với Tây y, Đông y không chỉ điều trị bệnh bằng thuốc mà còn kết hợp thêm các phương pháp như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… để tác động toàn diện đến căn nguyên và triệu chứng.
Bấm huyệt chữa viêm phế quản là một trong những phương pháp được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này sử dụng lực ấn của ngón tay, bàn tay tác động vào các bó cơ bị tắc nghẽn, co cứng, đồng thời giải phóng những huyệt vị bị chèn ép.
Ở những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già… viêm phế quản rất dễ tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc thực hiện bấm huyệt trị viêm phế quản để phòng tránh tái phát và cắt nhanh khi triệu chứng bùng phát.
Xoa bóp bấm huyệt sử dụng lực của bàn tay để làm ấm cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu. Qua đó cải thiện tình trạng đờm ứ, tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế. Nhờ đó, các triệu chứng như ho có đờm, ho dai dẳng, thở khò khè… sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bấm huyệt trị viêm phế quản có ưu điểm là lành tính, chi phí thấp và hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà nếu biết cách xác định huyệt vị. So với dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt ít khi gây ra tác dụng phụ nên có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Với sự hỗ trợ của phương pháp này cộng với việc điều trị tích cực bằng thuốc, các triệu chứng của viêm phế quản sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc, nên kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đọc ngay: Điều Trị Viêm Phế Quản Bằng Cách Nào Là Hiệu Quả Nhất? KHÁM PHÁ NGAY
Hướng dẫn bấm huyệt chữa viêm phế quản đúng cách
Theo kinh nghiệm, trước khi bấm huyệt nên xoa bóp để làm ấm cơ thể trước. Bước này sẽ giúp cho quá trình bấm huyệt diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả cao hơn.
1. Xoa bóp làm ấm cơ thể
Nên xoa bóp vùng ngực để làm ấm phế, giảm tình trạng ho, thở khò khè… Bước này sẽ giúp cho quá trình lưu thông dịch tiết hô hấp được thuận lợi nhất.
- Xoa ngực: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau (có thể cho thêm tinh dầu để làm nóng bàn tay). Nhẹ nhàng xoa bàn tay lên ngực theo hình xoắn ốc, điều chỉnh vận tốc đều cho đến khi vùng ngực ấm nóng lên.
- Vỗ ngực: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực, tay phải dùng để vỗ ngực trái và ngược lại. Nên vỗ khoảng 10 lần để thúc đẩy tuần hoàn máu và làm ấm phế. Tương tự như kỹ thuật xoa ngực, với kỹ thuật này bạn có thể kết hợp với kỹ thuật vỗ ngực.
- Xoa mạn sườn: Sau khi đã vỗ ngực, dùng tay xoa nhẹ 2 bên mạn sườn. Nên vuốt theo chiều từ trên xuống dưới khoảng 30 – 40 lần. Khi vuốt nên thực hiện đều tay để tăng cường chức năng phổi, cải thiện các triệu chứng do viêm phế quản gây ra.
Xem thêm: Bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không?
2. Tiến hành day ấn huyệt
Lưu ý chỉ nên bấm huyệt trong giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn ổn định của viêm phế quản cấp tính. Tránh trường hợp day ấn huyệt khi bệnh bùng phát nặng gây khó thở, mệt mỏi nhiều.
Để cải thiện các triệu chứng như ho dai dẳng, khạc đờm, thở khò khè… nên thực hiện day ấn vào những huyệt vị sau:
- Đản trung: Huyệt Đản trung nằm ở giữa đường đi qua 2 núm vú (ở nam giới) và đường dọc giữa xương ức. Đối với nữ giới, xác định bằng cách tìm điểm giao nhau giữa đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5. Với huyệt Đản trung, dùng ngón giữa tay phải hoặc ngón cái day trong khoảng 2 phút.
- Khuyết bồn: Huyệt Khuyết bồn nằm ở chỗ lõm giữa mép trên xương đòn. Từ huyệt đi thẳng xuống dưới là đầu vú. Để giảm các triệu chứng viêm phế quản, dùng ngón giữa day huyệt trong khoảng 2 phút.
- Phong môn: Huyệt Phong môn nằm dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 đo ngang 1.5 tấc. Nếu tự thực hiện, bạn cần đưa tay phải về phía sau vai trái và sử dụng ngón giữ áp vào huyệt, day ấn trong khoảng 2 phút, thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Phế du: Xác định huyệt Phế du bằng cách đo từ dưới mỏm gai đốt sống lưng 3 sang ngang 1.5 tấc. Tương tự như huyệt Phong môn, đưa tay phải ra sau vai trái và dùng ngón giữa day vào huyệt trong vòng 2 phút. Sau đó, đổi tay trái và thực hiện tương tự.
- Túc tam lý: Túc tam lý ở huyệt ở chân nhưng có khả năng điều hòa phế, tiêu đờm, trừ ho hiệu quả. Xác định huyệt bằng cách úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối. Vị trí đầu ngón tay giữa chạm vào xương chày, từ đó đo ngang ra phía ngoài 1 tấc chính là vị trí của huyệt. Dùng ngón cái ấn vào huyệt và day trong 1 phút. Nên dùng tay phải day huyệt ở chân trái và ngược lại để đảm bảo lực ấn đủ mạnh.
- Hợp cốc: Hợp cốc là huyệt vị nằm giữa bàn tay cái và trỏ. Xác định huyệt bằng cách khép hai ngón tay lại nhau, điểm cao nhất của cơ bắp chính là vị trí huyệt Hợp cốc. Dùng ngón cái bấm vào huyệt Hợp cốc, mỗi bên khoảng 10 lần. Lưu ý khi bấm huyệt này, cần thao tác theo nhịp, một mạnh một nhẹ để đạt hiệu quả tối đa.
Khi bấm huyệt, nên nhấn đến khi có cảm giác tê tức là được. Giống như các phương pháp khác từ y học cổ truyền, bấm huyệt trị viêm phế quản không cho hiệu quả nhanh như tân dược. Do đó, cần phải kiên trì thực hiện đều đặn để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
Tin liên quan khác: Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt trị viêm phế quản
Viêm phế quản tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng có thể gây ho dai dẳng, kéo dài. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp cải thiện triệu chứng và nâng cao chức năng phế (phổi).
Ngoài sử dụng thuốc, bạn hoàn toàn có thể tự bấm huyệt tại nhà để giảm triệu chứng và cắt nhanh cơn ho mới phát. Như đã đề cập, phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả nhanh như dùng thuốc nên khi thực hiện cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu không thể xác định huyệt vị, nên thực hiện bấm huyệt ở các phòng khám Đông y. Có thể nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật viên để biết cách xác định huyệt và day ấn huyệt đúng kỹ thuật.
- Trước khi bấm huyệt, cần tắm rửa sạch sẽ và cắt ngắn móng tay để tránh gây trầy xước da. Lưu ý không nên day ấn lên những vùng da đang bị nhiễm trùng, viêm nang lông, mụn nhọt, mề đay, chàm…
- Phụ nữ mang thai và người có các bệnh nội khoa không nên tự ý xoa bóp bấm huyệt. Trong trường hợp này, nên đến các phòng khám y học cổ truyền để được kỹ thuật viên thực hiện. Bởi một số huyệt vị có thể gây co bóp tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Bấm huyệt trị viêm phế quản chỉ giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng hô hấp. Do đó, chỉ nên áp dụng phương pháp này như một liệu pháp hỗ trợ. Không nên phụ thuộc hoàn toàn khiến bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nên chọn thời điểm xoa bóp bấm huyệt phù hợp. Không nên thực hiện khi bụng quá đói hoặc quá no.
- Không nên bấm huyệt khi tinh thần đang không ổn định, vừa mới phẫu thuật hoặc đang bị suy nhược nặng.
- Ngoài ra, có thể áp dụng các bài thuốc nam trị viêm phế quản để đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng. Đa số các bài thuốc nam đều sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an toàn, có thể áp dụng lâu dài.
- Viêm phế quản dễ tái phát khi chuyển mùa, tiếp xúc với hóa chất, khói bụi… Do đó, cần nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Bấm huyệt trị viêm phế quản là phương pháp khá an toàn và dễ thực hiện. Thay vì phụ thuộc vào thuốc, bạn có thể kết hợp thêm biện pháp này nhằm đẩy lùi triệu chứng, cải thiện chức năng phế (phổi). Tuy nhiên, cần lưu ý nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để thu được kết quả khả quan nhất.
Tham khảo thêm:
- 6 Bài Thuốc Chữa Viêm Phế Quản Bằng Đông Y Hiệu Nghiệm
- Viêm Phế Quản Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất