Phân Biệt Hen Phế Quản Và Viêm Phế Quản Tránh Nhầm Lẫn

Hen phế quản và viêm phế quản đều là những bệnh về đường hô hấp dưới, có các triệu chứng tương đối giống nhau. Thế nhưng, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, chúng ta cần biết cách phân biệt hen phế quản và viêm phế quản để biết cách xử lý, điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Điểm giống nhau giữa viêm phế quản và hen phế quản

Viêm phế quản và hen phế quản đều là những bệnh lý về đường hô hấp dưới, đều là những bệnh gây ra vấn đề ở phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí bị co thắt, gây ra tiếng khò khè khi thở. Khi mắc viêm phế quản và hen phế quản, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Viêm phế quản và hen phế quản không phải là cùng một bệnh
Viêm phế quản và hen phế quản không phải là cùng một bệnh

Cả hai bệnh này đều gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, khó thở, thở khò khè… Đặc biệt, các triệu chứng hay xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh thường rất đa dạng, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Mặc dù tương đối giống nhau như viêm phế quản không phải là hen phế quản. Đặc biệt, người bị viêm phế quản thường xuyên, hay tái phát sẽ khiến không khí khó lưu thông trong khí quản. Lâu dần có thể kích phát, tạo nên những cơn hen suyễn. Do đó, dù bị viêm phế quản hay hen phế quản, người bệnh cũng nên được chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị đúng cách để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Phân biệt viêm phế quản và hen phế quản

Viêm phế quản và hen suyễn mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng không phải là một bệnh, có thể phân biệt được qua nhiều yếu tố. Cách phân biệt viêm phế quản và hen phế quản như sau:

1. Phân biệt qua bản chất bệnh

Về bản chất, viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc các vùng, tổ chức nằng quanh phế quản và tiểu phế quản, khiến không khí trong phế quản khó lưu thông. Bệnh được chia thành nhiều dạng như viêm phế quản co thắt, viêm phế quản bội nhiễm, viêm phế quản phổi, viêm phế quản dạng hen. Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh có thể khỏi sau 1 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Trong khi đó, hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phù nề niêm mạc dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Lúc này, phế quản tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn, thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích thích.

2. Phân biệt qua triệu chứng bệnh

Các triệu chứng của hai căn bệnh này có vẻ tương đối giống nhau nhưng có thể phân biệt được. Những triệu chứng chung thường gặp là ho, khó thở, đau ngực, thở khó khăn. Trong khi đó, các đặc điểm riêng thường là:

  • Viêm phế quản: Người bệnh thường ho có đờm trắng trong hoặc xanh lục, xám vàng. Một số trường hợp đặc biệt, hiếm gặp có thể lẫn vệt máu. Người bị có cảm giác sốt nhẹ, từ 37.5 – 38.5 độ C, ớn lạnh, khó chịu, tức ngực.
  • Hen phế quản: Ho kéo dài, lặp đi lặp lại, thường xuất hiện về đêm, người bệnh có cảm giác khó thở, thở nhanh và gấp, không có các cơn sốt ớn lạnh.

Thông thường, ho ở viêm phế quản ban đầu là ho khan, sau mới xuất hiện tình trạng ho có đờm nhầy hoặc mủ vàng. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu xuất hiện ở trẻ em. Hơn nữa, khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh được đánh giá là nặng, dễ gây biến chứng do các biểu hiện đơn giản, khó nhận biết.

Phế quản bình thường và phế quản của người bị hen
Phế quản bình thường và phế quản của người bị hen

Trong khi đó, hen phế quản đặc trưng bởi các triệu chứng ho, khó thở, hơi thở nhanh, thở ra co kéo hõm ức, thở khò khè, tức ngực… hay xuất hiện về đêm. Tình trạng bệnh nặng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc khi thay đổi thời tiết. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bùng phát trong một số trường hợp nhất định như gắng sức khi tập thể dục, khi không khí lạnh và khô…

Đọc ngay: Vì sao viêm phế quản ho ra máu? Cách đều trị ra sao?

3. Nguyên nhân, đối tượng nguy cơ

Có thể phân biệt viêm phế quản và hen phế quản thông qua nguyên nhân gây bệnh, cũng như các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

– Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Đặc biệt phổ biến ở những người sức đề kháng kém, trẻ em, người già, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm.

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là do virus (chiếm 80%). Các chủng virus gây bệnh thường gặp là RSV (virus hợp bào hô hấp), virus cúm, virus sởi… Bên cạnh đó, có thể do vi khuẩn liên cầu, khuẩn phế cầu, nấm Candida, khuẩn Ecoli. Thường xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như hệ miễn dịch yếu, môi trường làm việc không đảm bảo, thời tiết thay đổi thất thường.

– Hen phế quản

Còn bệnh hen phế quản hay gặp ở những người có tiền sử dị ứng, đã từng mắc các bệnh như chàm, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm phế quản. Tỷ lệ mắc hen phế quản và viêm phế quản ở trẻ em thường rất cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Nguyên nhân khởi phát cơn hen suyễn là do người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, phổ biến là khói thuốc lá, mạt bụi, không khí ô nhiễm, dị ứng gián, lông thú nuôi, nấm mốc, khói do đốt gỗ, cỏ… Hoặc do ảnh hưởng của các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng do cảm cúm, cảm lạnh, trào ngược dạ dày thực quản…

Xem thêm: Bé Bị Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì? 8 Loại Được Tin Dùng

4. Phương pháp điều trị

Khi phân biệt viêm phế quản và hen phế quản, chúng ta có thể phân biệt hai bệnh qua phương pháp điều trị. Vì đây là hai bệnh khác nhau nên cách điều trị cũng sẽ không giống nhau. Cụ thể:

– Viêm phế quản

Bệnh được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với các yếu tố về nghề nghiệp, môi trường sống, thời tiết. Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ, đo chức năng hô hấp, đo phế dung để kiểm tra lượng khí trong phổi, chụp x-quang ngực.

Người bị viêm phế quản, hen phế quản nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị
Người bị viêm phế quản, hen phế quản nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị

Bệnh đa phần do virus gây ra nên ít khi được điều trị bằng kháng sinh. Nguyên tắc điều trị là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng để thúc đẩy hồi phục. Các biện pháp điều trị thường là:

  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Dùng thuốc Tây y hoặc Đông y để hỗ trợ điều trị.

Các thuốc Tây y thường được sử dụng là thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm nhóm non-steroid… Trường hợp người bệnh sốt cao sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt giảm đau, nếu khó thở, thiếu oxy nghiêm trọng sẽ được điều trị với liệu pháp oxy.

Tư vấn thêm: Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì – TOP 8 Thuốc Hiệu Quả Nhất 2023

– Hen phế quản

Bệnh hen phế quản thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử tiền sử. Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin về bệnh như triệu chứng thường gặp, điều gì kích hoạt các triệu chứng bệnh. Tiền sử dị ứng hoặc mắc dị ứng của người bệnh? Các thành viên trong gia đình có ai bị hen hay không? Môi trường sống, môi trường làm việc có tiếp xúc với hoá chất, khói thuốc lá, vật nuôi, khói bụi hay không…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định đo chức năng hô hấp, chụp x-quang hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, chụp CT để kiểm tra xoang, thử nghiệm oxit nitric thở ra… Hoặc một số thăm dò khác như test kích thích phế quản, test dị ứng, đo nồng độ oxit nitric trong khí thở ra (FENO)…

Hen phế quản không thể điều trị dứt điểm, nguyên tắc điều trị là ngăn ngừa cơn hen và kiểm soát triệu chứng. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách:

  • Sử dụng thuốc kiểm soát hen có corticoid đường phun hít, thuốc kích thích beta giao cảm
  • Tránh các yếu tố nguy cơ để phòng bệnh, trang bị kiến thức về hen suyễn
  • Tập huấn kỹ năng quản lý hen, hiểu và sử dụng thuốc đúng cách
  • Theo dõi triệu chứng, thực hiện theo phác đồ điều trị
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, lành mạnh…

Có thể bạn cần: Phác Đồ Điều Trị Viêm Phế Quản Chuẩn Bộ Y Tế

5. Biến chứng của bệnh

Viêm phế quản và hen phế quản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Mỗi bệnh sẽ gây ra những biến chứng khác nhau:

  • Viêm phế quản: Viêm phế quản có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, hen phế quản, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi. Trường hợp nặng, kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư phổi, đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh.
  • Hen phế quản: Nếu không được điều trị thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạn. Thường gặp là xẹp phổi (hay xảy ra ở trẻ em), suy hô hấp mạn tính, biến dạng lồng ngực, khí phế thũng, tâm phế mạn tính, tràn khí màng phổi (chiếm tỷ lệ 5%), có thể gặp hội chứng cushing nếu dùng corticoid kéo dài.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản và hen phế quản

Hen phế quản và viêm phế quản đều là những bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, không thể chủ quan. Khi có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, đau tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài, nhất là khi đến những nơi có nhiều khói bụi, phấn hoa, dễ có các tác nhân gây dị ứng…
  • Dọn dẹp nhà ở, không gian sống sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ chăn nệm, mền gối, tránh nhà ở ẩm ướt, tối tăm tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển
  • Vệ sinh mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, nhất là sau khi ra ngoài ra về, tuy nhiên, không nên lạm dụng. Rửa tay sạch sẽ, làm sạch các vị trí nhiều người thường tiếp xúc như tay nắm cửa…
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, nhất là khi trời lạnh. Uống nhiều nước, cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng cường sức khỏe. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, cân đối các nhóm thực phẩm sức dụng mỗi ngày.

Tóm lại, hen phế quản và viêm phế quản tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng không phải là một bệnh, có thể phân biệt được thông qua triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Cần nhớ rằng, dù mắc bệnh gì đi chăng nữa, tốt nhất bạn vẫn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Tham khảo thêm: