Nội dung chính

Thuốc viêm phế quản cho trẻ em có nhiều loại, chẳng hạn như kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt hay thuốc long đờm… Chúng được chỉ định nhằm mục đích điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Vậy trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì tốt? Dưới đây là 8 loại thông dụng, thường được bác sĩ kê đơn.

Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản ở trẻ em có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đau họng, sốt, thở khò khè, mệt mỏi hoặc khó thở… Bệnh không được điều trị kịp thời có thể khiến cho nhiễm trùng lan rộng dẫn đến viêm phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Để khắc phục bệnh cho bé, các bác sĩ thường kê đơn thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Phổ biến nhất là các loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Đây là nhóm thuốc trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh và trẻ em được chỉ định phổ biến nhất. Thuốc giảm đau được chỉ định cho bé có biểu hiện bị đau họng nhiều dẫn đến khó nuốt, chán ăn, thường xuyên quấy khóc. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt, được khuyến cáo sử dụng khi thân nhiệt của trẻ ở mức từ 38.5 độ C trở lên.

trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì
Thuốc Paracetamol được sử dụng cho trẻ khi bệnh viêm phế quản gây sốt

Thuốc Paracetamol được đánh giá là an toàn nhất khi sử dụng để giảm đau, hạ sốt cho trẻ bị viêm phế quản. Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều hình thức như siro, bột pha uống, viên nén hay viên đặt hậu môn. Trong đó, thuốc dạng siro và bột thích hợp hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bé lớn hơn có thể uống thuốc hạ sốt dạng viên nén. Trường hợp trẻ không chịu uống thuốc hoặc thường xuyên bị nôn ói, mẹ nên thông báo cho bác sĩ để được kê đơn thuốc đặt hậu môn.

Cách sử dụng:

  • Liều lượng: 10 – 15mg/kg.
  • Không cho trẻ uống nhiều hơn 60mg/kg/ngày.
  • Sử dụng liều tiếp theo sau ít nhất 4 tiếng nếu bé bị sốt lại.

Thông báo cho bác sĩ biết khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày. Sử dụng Paracetamol trong thời gian dài có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không tốt như đau dạ dày, tổn thương gan, thận…

2. Thuốc giảm ho Dextromethorphan

Thuốc giảm ho Dextromethorphan chính là câu trả lời tiếp theo cho các mẹ đang thắc mắc “trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?”. Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn khi bị có biểu hiện ho khan thường xuyên, liên tục dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ.

Dextromethorphan không được khuyến cáo sử dụng khi trẻ bị ho có đờm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hoặc siro. Loại thuốc này được trẻ dung nạp tốt và ít khi gây ra tác dụng phụ khi được dùng đúng liều lượng. Một số bé có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn hoặc buồn ngủ sau khi dùng thuốc giảm ho.

Liều dùng thuốc trị viêm phế quản cho bé Dextromethorphan được tính toán dựa trên độ tuổi của từng trẻ. Cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 6 tuổi: Mỗi lần uống 5mg. Khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 4 tiếng. Không cho trẻ uống quá 120mg/ngày.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: Mỗi lần uống 10mg, lặp lại liều tiếp theo sau 4 tiếng. Liều dùng tối đa là 30mg/ngày.
  • Trẻ >= 12 tuổi: Uống 10mg/lần sau mỗi 4 tiếng. Liều dùng tối đa không vượt quá 60mg/ngày.

Xem thêm: 10 Bài Thuốc Nam Trị Viêm Phế Quản Hiệu Quả

3. Thuốc viêm phế quản cho trẻ em thuộc nhóm long đờm

Ho có đờm là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở trẻ bị viêm phế quản. Chất nhầy tiết ra nhiều sẽ khiến đường dẫn lưu không khí bị tắc nghẽn, làm bé khó thở hoặc thở khò khè. Đờm nhầy tiết ra nhiều cũng kích thích niêm mạc họng khiến con bạn bị ho liên tục.

Để giảm độ bám dính và đặc quánh của đờm, giúp bé dễ dàng tống khứ chất nhầy ra ngoài, bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc long đờm. Thuốc có dạng viên nén, viên nang, siro hoặc bột. Chúng giúp giảm hiện tượng tắc nghẽn trong ống phế quản, cải thiện tình trạng ho và giúp bé dễ thở hơn.

thuốc trị viêm phế quản cho bé Acemuc
Thuốc trị viêm phế quản cho bé Acemuc có tác dụng long đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ bị viêm phế quản

Các thuốc trị viêm phế quản cho bé thuộc nhóm long đờm thường được sử dụng bao gồm:

  • Bisolvon
  • Acemuc
  • Mucosolvan…

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc long đờm để điều trị viêm phế quản cho trẻ:

  • Loét dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co thắt phế quản
  • Đau đầu
  • Nổi phát ban ngoài da
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Buồn ngủ.

Đọc ngay: 6 cách chữa viêm phế quản bằng đông y hiệu nghiệm

4. Trẻ bị viêm phế quản phổi uống thuốc gì? – Thuốc kháng sinh

Không phải trường hợp nào bị viêm phế quản cũng được chỉ định dùng kháng sinh. Bác sĩ chỉ kê đơn nhóm thuốc này cho bé nếu xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus nên cha mẹ tránh tự ý sử dụng bừa bãi cho con.

Trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn thường có các biểu hiện như ho có đờm mủ, bệnh kéo dài trong nhiều ngày, sốt… Tùy theo tình trạng nhiễm trùng của bé và loại thuốc sử dụng mà thời gian điều trị viêm phế quản bằng phác đồ kháng sinh có thể kéo dài ít nhất từ 3 ngày trở lên. Cha mẹ cần cho con uống thuốc đủ liều và đủ thời gian quy định để cơ thể bé không bị kháng kháng sinh.

Các loại thuốc kháng sinh thường có mặt trong phác đồ điều trị viêm phế quản cho trẻ em:

  • Amoxicillin,
  • Penicillin
  • Clarithromycin
  • Ampicillin,…

5. Thuốc giãn phế quản Salbutamol 

Trong đơn thuốc trị viêm phế quản cho bé thường có Salbutamol. Thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, giảm hiện tượng co thắt ở ống dẫn khí, qua đó giúp bé dễ thở hơn.

Salbutamol có thể được chỉ định ở dạng siro trị viêm phế quản cho bé dễ uống. Thuốc còn có các hình thức bào chế khác như viên nén, chai xịt, viên nén, dung dịch uống hoặc xông khí dung… Sử dụng thuốc giãn phế quản đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ, đồng thời gian ho, tăng cường lưu thông không khí ra vào phổi.

Thuốc trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh
Thuốc Salbutamol thường được chỉ định cho trẻ bị viêm phế quản, giúp bé dễ thở hơn

Thuốc Salbutamol là dược phẩm kê đơn. Phụ huynh cần dùng thuốc cho bé theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ khuyến cáo để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Tăng nhịp tim
  • Trống ngực
  • Run rẩy các chi
  • Phù mạch
  • Nổi mề đay
  • Biếng ăn
  • Hạ kali máu…

Chia sẻ thêm: Bé Bị Viêm Phế Quản Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Bác Sĩ Tư Vấn

6. Thuốc trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh và trẻ em nhóm kháng viêm

Khi đề cập đến vấn đề “Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?”, chúng ta cần kể đến thuốc kháng viêm. Đa số trẻ bị viêm phế quản đều được bác sĩ kê đơn loại thuốc này.

Thuốc kháng viêm có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em đó là các thuốc chứa corticoid. Nhóm thuốc này được biết đến với tác dụng kháng viêm mạnh, giúp nhanh chóng làm giảm phản ứng sưng viêm ở niêm mạc phế quản.

Thuốc corticoid dù có tác dụng kháng viêm nhanh nhưng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ trong dài ngày. Lý do bởi nhóm thuốc này có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn chuyển hóa đường, giảm kali máu, tăng huyết áp, yếu cơ, rậm lông, suy tuyến thượng thận…

Đừng bỏ lỡ: Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Nên Nằm Quạt Hay Máy Lạnh Không?

7. Thuốc kháng virus điều trị viêm phế quản

Thống kê cho thấy, phần lớn trẻ bị viêm phế quản là do virus gây ra, đặc biệt là virus cúm. Bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày hoặc trẻ phải dùng thuốc kháng virus mới có thể giúp khống chế được tình trạng nhiễm trùng ở phế quản cùng các triệu chứng liên quan.

Thời gian dùng thuốc kháng virus thường kéo dài trong 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể bé. Cha mẹ cần cho con uống thuốc đều đặn và chăm sóc bé đúng cách để trẻ nhanh khỏi bệnh.

8. Siro trị viêm phế quản cho bé

Một số loại siro thảo dược cũng được chỉ định trong đơn thuốc trị viêm phế quản cho bé để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Các loại thông dụng nhất bao gồm:

+ Siro HoAstex

Sirô HoAstex được bào chế từ Cineol kết hợp với lá húng chanh và núc nác. Thuốc có tác dụng giảm ho, giảm đau rát cổ họng, làm loãng đờm nhầy, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.

HoAstex được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm họng, viêm phế quản hay viêm khí quản. Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. Chống chỉ định cho các trường hợp từng bị co giật do sốt cao, bị tiểu đường hoặc dị ứng với thành phần bào chế của sirô.

siro trị viêm phế quản cho bé
HoAstex là một trong những loại siro trị viêm phế quản cho bé đang được nhiều mẹ tin dùng

Liều dùng:

  • Trẻ < 2 tuổi: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 – 5 ml.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 – 10ml
  • Trẻ > 6 tuổi: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15ml.

+ Siro trị viêm phế quản cho bé Prospan

Siro Prospan do hãng Engelhard Arzneimittel của Đức sản xuất, được bào chế từ thành phần chính là cao lá thường xuân. Thành phần này chứa nguồn glycoside phong phú, giúp tác động trực tiếp lên cơ trơn trong phế quản, làm thông thoáng đường thở, đồng thời hỗ trợ giảm ho, xoa dịu niêm mạc họng.

Prospan dùng được cho cả trẻ em và người lớn với hương thơm dễ uống. Sản phẩm thường được chỉ định trong đơn thuốc trị viêm phế quản cho bé.

Liều dùng:

  • Trẻ < 6 tuổi: Mỗi lần uống 2.5 ml x 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 5ml x 3 lần/ngày.

+ Siro Pectol-E

Pectol-E được dùng để trị ho cho trẻ bị viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn hay cảm. Sản phẩm được bào chế từ nhiều loại thảo dược, giúp làm dịu kích ứng ở niêm mạc họng và phế quản, xoa dịu cơn ho, cải thiện tình trạng sổ mũi.

Siro Pectol-E dùng được cho trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên. Trường hợp từng bị co giật, động kinh do sốt cao hoặc đái tháo đường không nên cho bé dùng.

Liều lượng:

  • Trẻ từ 30 tháng đến 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 5 – 10ml
  • Trẻ > 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Nên biết: Bé Bị Viêm Phế Quản Thở Khò Khè Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm phế quản cho bé

  • Các loại thuốc viêm phế quản cho trẻ em trong Tây y dù có tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên đưa con đi khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định trong đơn của bác sĩ.
  • Không cho trẻ uống thuốc với liều cao hoặc thấp hơn so với quy định, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Đưa bé đến bác sĩ tái khám lại sau khi hết thuốc để điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Không tiếp tục dùng lại đơn thuốc cũ trừ khi được sự cho phép của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu con bạn có tiền sử bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào trước đây.
  • Để bé nghỉ ngơi ở nhà nếu có thể để tiện chăm sóc và tránh lây bệnh cho trẻ khác.
  • Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày với các thực phẩm giàu protein, rau củ, trái cây được chế biến dưới dạng mềm, lỏng, giúp bé dễ nuốt và được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Những thông tin bài viết vừa cung cấp hẳn đã giúp cha mẹ có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?”. Căn bệnh này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ tái phát trở lại nếu không được điều trị triệt để. Do đó, phụ huynh nên cho con em mình uống thuốc theo đơn và tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để bệnh của bé sớm được chữa khỏi hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe