Hướng Dẫn Phân Biệt Viêm Phế Quản Và Viêm Tiểu Phế Quản

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đều là những rối loạn đường dẫn khí của phổi. Hai bệnh này có rất nhiều điểm tương đồng, triệu chứng khá giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm lẫn. Dưới đây là hướng dẫn cách phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản mà bạn có thể tham khảo. 

Sự giống nhau giữa viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản là bệnh về hô hấp thường gặp, xảy ra ở đường dẫn khí của phổi. Trong đó, viêm phế quản xảy ra ở niêm mạc của phế quản trong phổi, phế quản là ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp dưới khí quản, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Khi bị niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ dày lên, sưng, tiết nhiều chất nhầy làm tắc phế quản.

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản rất dễ bị nhầm lẫn
Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản rất dễ bị nhầm lẫn

Còn viêm tiểu phế quản là bệnh viêm cấp tính, xảy ra khi các tiểu phế quản có đường kính dưới 2mm, không có sụn nâng đỡ trong cơ thể bị nhiễm trùng. Lúc này, chúng xẹp xuống, dẫn đến hẹp và tắc nghẽn đường thở. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng như khò khè, khó thở như bị thiếu oxy để thở.

Trước khi đi vào phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản, chúng ta cùng điểm qua những điểm tương đồng giữa hai bệnh này. Một số điểm giống nhau của viêm phế quản và viêm tiểu phế quản như sau:

  • Thời điểm mắc bệnh: Trẻ có thể mắc bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng phổ biến nhất là những thời điểm giao mùa, có sự thay đổi thời tiết rõ rệt từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hay vào mùa thu, thời tiết chuyển lạnh.
  • Đối tượng mắc bệnh: Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đặc biệt, những trẻ sinh non, đề kháng yếu, suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ cao.
  • Triệu chứng bệnh: Các triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau, thường gặp như sốt từ 38 – 40 độ C, thở khò khè, thở nhanh, nhịp thở nông, chảy nước mũi, ho khan hoặc có đờm, khó thở, biếng ăn, biếng bú, cáu gắt, hay quấy khóc…
  • Nguyên nhân gây bệnh: Đều có liên quan đến virus, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp RSV. Đặc biệt, đây đều là những bệnh lây nhiễm, có nguy cơ lây từ người sang người cao, dễ bùng phát ở nhóm trẻ em thông qua ho, hắt hơi hay tiếp xúc với các dịch tiết hoặc gián tiếp qua đồ vật.
  • Phương pháp điều trị: Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nguyên tắc điều trị vẫn là làm giảm triệu chứng, đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ nước, điện giải, tránh mất nước, hạn chế sử dụng kháng sinh.

Tìm hiểu thêm: Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Sự khác nhau giữa viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

Có thể thấy, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản có rất nhiều điểm tương đồng, từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách điều trị. Đây là lý do dễ xảy ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Thế nhưng, hai bệnh này không phải là một, phương pháp điều trị mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng không hề giống nhau.

Chúng ta có thể phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản thông qua các yếu tố sau:

1. Về bản chất bệnh

Cả viêm phế quản và viêm tiểu phế quản đều là những rối loạn đường dẫn khí của phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí đến khí quản. Còn viêm tiểu phế quản là tình trạng các đường dẫn khí nhỏ phân nhánh ra khỏi phế quản bị viêm.

Niêm mạc phế quản bị kích thích nên sưng lên
Niêm mạc phế quản bị kích thích nên sưng lên

Về bản chất thì:

  • Viêm phế quản: Khi bị viêm phế quản, niêm mạc phế quản bị sưng và dày lên, đồng thời bài tiết ra nhiều chất nhầy khiến phế quản bị tắc. Gây ra các triệu chứng như ho, ho có đờm, khó thở, khò khè.
  • Viêm tiểu phế quản: Sau khi bị viêm do nhiễm trùng, các tiểu phế quản xẹp xuống gây hẹp, tắc nghẽn đường thở. Dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như khó thở, khò khè, trẻ bị thiếu oxy để thở.

Đọc ngay: Điều Trị Viêm Phế Quản Bằng Cách Nào Là Hiệu Quả Nhất? KHÁM PHÁ NGAY

2. Về nguyên nhân bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị viêm phế quản như nhiễm virus (virus Parainfluenza, virus sởi, cúm, virus hợp bào hô hấp), bội nhiễm vi khuẩn (phế cầu khuẩn H.Influenza, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…), do ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, do thường xuyên hít thuốc lá, do dị ứng, suy giảm miễn dịch, cơ địa dị ứng…

Trong khi đó, đa phần nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản là do virus gây bệnh, hiếm gặp trường hợp do vi khuẩn gây ra. Trong các trường hợp mắc viêm tiểu phế quản thì có khoảng 30 – 50% trường hợp do virus hợp bào hô hấp RSV gây ra, khoảng 25% trường hợp do virus cúm gây ra, khoảng 10% do Adenovirus, các trường hợp khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Xem thêm: Viêm Phế Quản Bội Nhiễm Là Tình Trạng Gì? Cách Chữa Trị

3. Về triệu chứng bệnh

Trẻ bị viêm phế quản và viêm tiểu phế quản thường gặp các triệu chứng bệnh giống nhau như sốt, ho, ớn lạnh, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, thở khò khè, khó thở… Triệu chứng bệnh là một trong những cơ sở để chẩn đoán viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.

Có thể phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản thông qua các triệu chứng như sau:

  • Viêm phế quản: Trẻ bị ho có thể kèm theo chất nhầy có màu từ trong đến vàng, xám hoặc xanh lục, cơn ho có thể khiến bé bị tức ngực.
  • Viêm tiểu phế quản: Trẻ thường bị ho khản, các triệu chứng thường bắt đầu từ hắt hơi, sổ mũi. Sau đó mới có các biểu hiện như khó thở, ho, khò khè, trẻ thở nhanh, nhịp thở nông, quan sát thấy có rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, nghiêm trọng có thể thấy người bé tím tái.

Ở trẻ bị viêm tiểu phế quản, bệnh có thể kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, cải thiện trong vòng hai đến ba tuần. Nhìn chung, việc chỉ dựa vào triệu chứng sẽ không thể giúp chẩn đoán chính xác. Do đó, cách tốt nhất là ba mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ.

Để xác định được trẻ bị viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản, ngoài dựa vào triệu chứng, các bác sĩ có thể lắng nghe âm thanh ở ngực, đo nồng độ oxy. Ngoài ra, có thể ngoáy mũi để xét nghiệm hợp bào hô hấp, xét nghiệm máu, chụp x-quang ngực để kiểm tra nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng…

Nên biết: Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Triệu chứng và Cách Điều Trị

4. Về mức độ nguy hiểm

Viêm phế quản nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây viêm tiểu phế quản, viêm phế quản bít tắc, áp xe phổi, viêm phổi, suy hô hấp, giãn phế quản… Bệnh có thể tái phát nhiều lần gây tổn thương không thể phục hồi ở phế quản phổi, được xem là mầm mống của bệnh hen phế quản.

Trong khi đó, viêm tiểu phế quản thường gây ra các biến chứng như suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, xẹp phổi… Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt, những trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, mắc bệnh bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gặp phải nguy cơ tử vong.

5. Về đối tượng mắc bệnh

Viêm tiểu phế quản vô cùng phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ dưới 1 tuổi mắc viêm tiểu phế quản, tỷ lệ nhập viện từ 1 – 3%, tương đương với khoảng 3,4 triệu lượt trẻ mỗi năm.

Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi
Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi

Trong khi đó, viêm phế quản là bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản thì đều cần được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Có thể bạn cần: Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tiểu Phế Quản Các Mẹ Nên Biết

6. Về phương pháp điều trị

Trẻ bị viêm phế quản sẽ được điều trị dựa theo nguyên nhân và tình trạng bệnh. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh, nếu không bị nhiễm trùng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh. Ngoài ra, tùy vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc làm loãng đờm, thuốc hạ sốt, trị nghẹt mũi…

Đối với viêm tiểu phế quản, trường hợp nhẹ bé sẽ được kê thuốc và điều trị tại nhà. Với trường hợp nghiêm trọng như nhịp thở nhanh 70 nhịp/phút, trẻ thở ngắn sau khi ho, thóp lõm, sốt, tiểu ít, khô miệng và môi, ngủ li bì, bỏ bú, khó đánh thức, từ chối bú hoặc uống nước, da, môi, móng tay tím tái… cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Tin liên quan: Bé Bị Viêm Phế Quản Thở Khò Khè Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

Viêm phế quản và viêm tiểu phế là những bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt những trẻ đã đi nhà trẻ, sống trong môi trường ô nhiễm, khi thời tiết chuyển mùa, khi thay đổi môi trường sống đột ngột. Có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên cho con đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chú ý nhỏ mũi, nhỏ mắt cho bé, rửa sạch tay cho con và các đồ chơi của bé, đặc biệt là các vật dụng như ti giả, gặm nướu…
  • Tiêm chủng đầy đủ cho con, trẻ từ 1.5 – 2 tháng là có thể bắt đầu lịch tiêm ngừa. Mẹ nên cho con tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho bé.
  • Không hôn miệng, má bé, không để con tiếp xúc với khói thuốc lá. Gia đình có trẻ nhỏ nếu có người hút thuốc thì tốt nhất nên cai thuốc hoặc dành một khu vực riêng.
  • Nếu con có dấu hiệu bệnh, nên cho bé ở nhà, giữ khoảng cách cho trẻ với những trẻ khác.
  • Làm sạch, khử trùng bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào. Thường dọn dẹp nhà cửa, không gian sống, đảm bảo nhà ở thoáng khí, sạch sẽ, tránh ẩm mốc.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, cho con ăn đủ 4 nhóm chất gồm đường bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Cho trẻ uống đủ nước, sữa, vệ sinh tai mũi họng cho bé bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

Trên đây là cách phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản mà mẹ có thể tham khảo. Đây là những bệnh về hô hấp thường gặp, dễ lây truyền và có nguy cơ tái phát cao. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết cách phân biệt hai căn bệnh này để có hướng xử lý, chăm sóc và điều trị cho con phù hợp.

Bài viết khác: