Trẻ Bị Viêm Phế Quản Sốt Nhiều Ngày Và Cách Trị Hiệu Quả

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Thấu hiểu tâm lý này, Favina Hospital đã tổng hợp thông tin cần thiết trong bài viết nhằm giúp cha mẹ có kinh nghiệm xử trí, ứng phó khi gặp phải.

Trẻ Bị Viêm Phế Quản Sốt Nhiều Ngày
Viêm phế quản sốt nhiều ngày là vấn đề bất thường bố mẹ cần phải lưu ý

Vì sao trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày?

Sốt là một trong những biểu hiện viêm phế quản bên cạnh các triệu chứng điển hình như ho, mệt mỏi, khàn tiếng, thở khò khè, thở rít… Tăng thân nhiệt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, đồng thời là dấu hiệu cho thấy các tế bào miễn dịch đang hoạt động để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus có hại.

Thông thường, sốt do viêm phế quản chỉ kéo dài khoảng 2 – 5 ngày tùy theo thể trạng của từng trẻ. Trường hợp sốt dai dẳng hơn 7 ngày, nguyên nhân có thể do:

1. Hệ miễn dịch kém

Hệ miễn dịch có vai trò tiêu diệt, ức chế và kiểm soát hoạt động của virus, vi khuẩn. Những trẻ có thể trạng khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thường có tốc độ phục hồi nhanh, triệu chứng thuyên giảm chỉ sau 2 – 3 ngày.

Ngược lại, nếu trẻ có hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và dai dẳng gây ra tình trạng sốt nhiều ngày. Bên cạnh đó, sức đề kháng kém còn là điều kiện thuận lợi khiến bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

2. Chậm trễ khi điều trị

Nếu được điều trị sớm, viêm phế quản có thể thuyên giảm nhanh sau 3 – 5 ngày. Trong trường hợp chậm trễ, virus, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây viêm, phù nề tất cả các phế quản trong phổi.

So với những trường hợp điều trị từ sớm, điều trị muộn sẽ có đáp ứng kém hơn, triệu chứng dai dẳng, không dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy, nhiều khả năng tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày là do cha mẹ lơ là, bỏ qua những dấu hiệu bất thường dẫn đến chậm trễ khi điều trị.

Lưu ý: Điều Trị Viêm Phế Quản Bằng Cách Nào Là Hiệu Quả Nhất?

3. Kháng kháng sinh

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa thăm khám. Đối với các bệnh hô hấp do virus, kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả. Sử dụng kháng sinh tùy tiện sẽ làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh trong cộng đồng.

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Kháng kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Tình trạng sốt nhiều ngày ở trẻ bị viêm phế quản có thể do hiện tượng kháng kháng sinh. Nếu nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc 5 – 7 ngày, bố mẹ nên cho trẻ tái khám để đánh giá mức độ đáp ứng.

Trong trường hợp kháng kháng sinh, trẻ sẽ được chỉ định nhóm kháng sinh khác có độ nhạy cảm với chủng vi khuẩn gây bệnh. Khi dùng thuốc, nên đảm bảo trẻ uống đủ liều lượng, không quên liều…

4. Viêm phế quản bội nhiễm

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng các ống dẫn khí tiếp tục bị viêm nhiễm bởi một loại virus, vi khuẩn mới. So với viêm phế quản đơn thuần, tình trạng này khó điều trị hơn, triệu chứng dai dẳng và kéo dài. Do đó trẻ có thể bị sốt, ho, thở khò khè… trong nhiều ngày.

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Viêm phế quản bội nhiễm khiến cho trẻ bị sốt kéo dài, ho, thở khò khè và thở rít dai dẳng

Viêm phế quản bội nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng và điều trị gặp rất nhiều bất lợi. Nếu nghi ngờ trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện sớm. Tránh trường hợp viêm nhiễm lan rộng gây viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp và nhiều biến chứng khác.

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt viêm phế quản và viêm tiểu phế quản

5. Do mất nước

Khi bị viêm đường hô hấp, phế quản, niêm mạc mũi, xoang, họng… sẽ tăng tiết dịch. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng cũng khiến thân nhiệt tăng cao nên cơ thể sẽ cần rất nhiều nước.

Nhiều phụ huynh không chú ý bổ sung đủ nước cho trẻ trong thời gian này dẫn đến tình trạng mất nước, thân nhiệt tăng trong thời gian dài. Uống ít nước còn làm tăng độ đặc của chất nhầy, gia tăng nguy cơ bội nhiễm và làm nghiêm trọng các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi…

Viêm phế quản gây sốt nhiều ngày có nguy hiểm không?

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến và không quá nghiêm trọng. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, triệu chứng sẽ dần thuyên giảm, chức năng hô hấp được phục hồi. Tuy nhiên, khi viêm phế quản gây sốt nhiều ngày, phụ huynh cần phải theo dõi sát sao hơn.

Trường hợp sốt nhẹ có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà và sử dụng thuốc không kê toa. Nếu sốt cao, nên cho trẻ đến bệnh viện/ phòng khám gần nhất để tránh co giật.

Viêm phế quản gây sốt nhiều ngày là dấu hiệu cho thấy hiện tượng nhiễm trùng ở các ống dẫn khí bên trong phổi vẫn chưa được điều trị triệt để. Trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng như suy hô hấp, tràn khí màng phổi, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác… nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Chuyên gia tư vấn: Phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản chuẩn bộ y tế 2023

Cách xử lý khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Viêm phế quản kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng dai dẳng, dễ tái phát. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có hướng xử lý đúng đắn khi trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày.

1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Tình trạng sốt do viêm phế quản thường chỉ kéo dài từ 2 – 5 ngày. Nếu trẻ sốt trên 7 ngày, phụ huynh nên cho bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Bố mẹ nên cho trẻ thăm khám nếu bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Sốt là triệu chứng không đặc hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Chủ động cho trẻ thăm khám sẽ giúp xác định đúng nguyên nhân, qua đó bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách.

2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Viêm phế quản có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo thể trạng, triệu chứng cũng sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ. Vì vậy, so với việc dùng thuốc không kê toa, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn để có đáp ứng tốt nhất.

Các loại thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm phế quản sốt nhiều ngày:

  • Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt trên 38 độ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Paracetamol để hạ sốt. Thuốc thường được dùng ở dạng sủi nhằm phát huy tác dụng tốt nhất. Khi cho trẻ dùng Paracetamol, phụ huynh cần lưu ý về liều lượng, tránh trường hợp dùng quá liều.
  • Oresol: Khi bị sốt dài ngày, trẻ rất dễ mất nước và mất cân bằng điện giải. Bố mẹ nên sử dụng Oresol để bù nước, điện giải cho bé.
  • Thuốc giãn phế quản: Nhóm thuốc này được sử dụng để cải thiện tình trạng thở rít, thở khò khè. Các loại thuốc thông dụng hiện nay bao gồm Levalbuterol, Albuterol, Metaproterenol…
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm (Guaifenesin) được sử dụng để giảm độ đặc, kết dính của đờm. Từ đó hỗ trợ loại bỏ đờm ứ bên trong phổi, phế quản và khí quản. Với sự hỗ trợ của loại thuốc này, tình trạng thở rít, ho có đờm sẽ nhanh chóng được cải thiện.
  • Thuốc kháng histamin: Trường hợp viêm phế quản có liên quan đến dị ứng sẽ được dùng thuốc kháng histamin. Thuốc có hiệu quả trong việc giảm viêm, phù nề, cải thiện tình trạng tăng tiết dịch và hắt hơi.
  • Thuốc chống viêm corticoid: Trong một số trường hợp cần thiết, corticoid có thể được sử dụng để giảm phù nề, sưng viêm phế quản. Để hạn chế tác dụng toàn thân, nhóm thuốc này chủ yếu được dùng ở dạng khí dung.
  • Thuốc kháng sinh: Viêm phế quản do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc, kháng sinh sẽ được dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.

Cần biết: 3 loại thuốc khí dung cho trẻ viêm phế quản hiệu quả

3. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ

Khi điều trị viêm phế quản, bố mẹ nên có chế độ chăm sóc hợp lý nhằm giúp trẻ nâng cao sức khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng như sốt, ho có đờm, thở khò khè… Các biện pháp chăm sóc còn giúp giảm nguy cơ bệnh phát triển mãn tính và tái phát thường xuyên.

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để nâng đỡ thể trạng, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách mặc quần áo rộng, thoáng mát.
  • Dùng khăn mát lau cổ, nách, bẹn thường xuyên để điều hòa thân nhiệt.
  • Đảm bảo phòng ốc thông thoáng, không tù bí, ẩm mốc.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc, nên cho trẻ uống thêm trà mật ong, trà gừng ấm… để làm dịu cổ họng, long đờm.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2 – 5 ngày đầu tiên khi triệu chứng bùng phát mạnh.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước ấm và chia thành nhiều lần để làm, dịu cổ họng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất cho trẻ trong thời gian này. Ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa, mềm, ít gia vị để tránh kích thích cổ họng.
  • Nếu trẻ bị sốt dai dẳng, chỉ nên tắm khoảng 2 – 3 lần/ tuần với thời gian không quá 10 phút. Những ngày còn lại, có thể làm sạch bằng khăn ướt và thay quần áo thường xuyên.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày là vấn đề cần phải lưu ý. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, phụ huynh nên cho bé đến bệnh viện/ phòng khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý.

Tham khảo thêm: