Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi lứa tuổi có thể thấy các biểu hiện sốt, ho nhiều, nghẹt mũi khó chịu,… Sau đây, Favina xin gửi đến bạn thông tin trả lời chính xác nhất cho vấn đề này.
Giải đáp: Bị viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm kéo dài, dẫn đến hiện tượng đờm ứ kèm ho liên tiếp. Trung bình để đánh giá bệnh viêm phế quản là mãn tính khi chúng kéo dài ít nhất 3 tháng trong năm và liên tục trong 2 – 3 năm liền.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm phế quản mãn tính được đánh giá là có nguy hiểm. Bản chất của bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên việc chữa trị chậm trễ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe về sau. Do đó, viêm phế quản cần được phát hiện sớm, xây dựng phác đồ điều trị kịp thời sẽ đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người bệnh.
Người bị viêm phế quản mãn tính trước hết đều bị suy nhược cơ thể do các triệu chứng bệnh gây ra kéo dài không khỏi. Có thể kể đến các biểu hiện như: Người mệt mỏi, thường xuyên thở dốc, khó chịu ở lồng ngực, hơi thở hôi, dễ bị sốt, cơ thể ớn lạnh, ho thường xuyên,…
Ngoài ra, khi bệnh nặng diễn tiến phức tạp người bệnh bị viêm phế quản có thể gặp phải nhiều biến chứng xấu. Do đó, các bác sĩ chuyên môn khuyên rằng bạn nên thăm khám sớm khi có những dấu hiệu bệnh như:
- Người bệnh ho liên tục trên 3 tuần không khỏi.
- Giấc ngủ hàng ngày bị gián đoạn, đặc biệt là vào ban đêm.
- Sốt cao thường xuyên, có thể lên tới 39 hoặc 40 độ.
- Ho ra dịch đờm có màu xanh, vàng, trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện tia máu.
- Thở khò khè, khó thở mặc dù đã nghỉ ngơi.
Xem ngay: Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già và cách trị hiệu quả
Những biến chứng xấu mà viêm phế quản mạn gây ra
Tùy theo từng giai đoạn và mức độ bệnh lý mà viêm phế quản mãn tính gây ra các biến chứng cho người bệnh. Bệnh lý có tính chất kéo dài, trong trường hợp không được chữa trị tốt có thể xuất hiện những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, cụ thể như:
- Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh bị viêm phế quản mãn tính lúc này sức đề kháng suy giảm đáng kể. Bạn rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm mùa hoặc những biến chứng khác tạo thành viêm phổi. Những bệnh lý này gây ho nhiều, kích thích nguy cơ co thắt ở phế quản. Người bệnh bị khó thở kéo dài hơn và làm tổn thương những mô ở phổi một cách trầm trọng.
- Ung thư phổi: Bệnh lý ung thư phổi do viêm phế quản mãn tính kéo dài nhiều năm có thể trực tiếp cướp đi sinh mạng của bất kỳ người nào. Tỉ lệ tử vong trong trường hợp này cực kỳ cao, ở những người phát hiện sớm có thể duy trì được vài năm.
- Tạo áp lực lên động mạch phổi: Viêm phế quản mãn tính lâu ngày dễ gây tăng tăng áp lực trong động mạch. Những mạch máu này cung cấp máu trực tiếp cho phổi, khi gia tăng áp lực đột ngột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của phổi.
- Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Viêm phế quản gây tắc nghẽn, lâu ngày chúng lan rộng ra gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như ho, liên tục bị khó thở, thở khò khè.
- Bệnh lý về tim mạch: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người bị viêm phế quản mãn tính có nguy cơ bị mắc bệnh lý về tim cao hơn những người còn lại.
- Trầm cảm: Cơ thể suy nhược lâu ngày, kèm theo đó là tâm lý lo lắng bệnh, giảm sức khỏe và mất ngủ có thể khiến cho người bệnh gặp áp lực lớn về tâm lý. Nếu không được sẻ chia, tham gia các hoạt động thường ngày, người bệnh dễ bị trầm cảm.
- Suy hô hấp gây tử vong: Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể tử vong.
Nhiều bệnh nhân khá chủ quan, cho rằng viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp nhẹ và không cần lo lắng. Bệnh viêm phế quản mãn tính có tự khỏi được không? Chắc chắn câu trả lời là không thể, người bệnh cần có sự can thiệp y tế phù hợp cùng chế độ chăm sóc đầy đủ.
Ở mỗi giai đoạn viêm phế quản, việc điều trị sẽ được áp dụng những phác đồ khác nhau. Người bệnh bị viêm phế quản giai đoạn mãn tính khó có thể khỏi nhanh, bởi vậy bạn cần hết sức kiên trì, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Tham khảo thêm: Trị Viêm Phế Quản Bằng Cách Nào Là Hiệu Quả Nhất?
Lời khuyên phòng bệnh từ chuyên gia y tế
Viêm phế quản có thể lây lan nếu chúng ta có tiếp xúc gần với người bệnh. Do đó để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân, hãy khắc phục viêm phế quản từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh tối đa căn bệnh viêm phế quản mãn tính:
- Luôn duy trì không gian sống trong lành, sạch sẽ và thông thoáng. Bạn nên sử dụng những vật dụng hoặc đồ ăn uống đảm bảo vệ sinh để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập.
- Khói thuốc rất có hại đối với cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp. Bởi vậy, bạn nên tránh xa thuốc lá hoặc những nơi có khói thuốc, nhất là khi bản thân đang bị viêm phế quản.
- Khi làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, độc hại bạn nên đeo khẩu trang kỹ càng để bảo vệ đường thở được sạch sẽ, tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút để hệ hô hấp được cải thiện, cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
- Duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu cần cho cơ thể và hạn chế đồ ăn nhanh để đảm bảo khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về tình trạng viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không. Người bệnh khi bị mắc bệnh lý này không nên hoang mang, hãy thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài viết liên quan:
- Người Bị Viêm Phế Quản Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Mau Khỏi?
- Viêm Phế Quản Uống Sữa Được Không? Liệu Có An Toàn?