Nội dung chính

Viêm khí quản – Bệnh lý viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất hiện nay, thường xuất hiện khi thời tiết có nhiều thay đổi thất thường. Bị viêm đường khí quản có nguy hiểm không, nhận biết như thế nào và điều trị ra sao? Tất cả những thông tin về bệnh lý viêm khí quản sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết này. 

Viêm khí quản là bị gì? Những ai dễ mắc bệnh

Khí quản thuộc về hệ hô hấp dưới, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí vào trong phổi. Do đó, bộ phận khí quản rất dễ bị viêm nhiễm khi không may có vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường thở.

Viêm khí quản là bệnh lý rất dễ gặp, nhất là đối tượng trẻ nhỏ
Viêm khí quản là bệnh lý rất dễ gặp, nhất là đối tượng trẻ nhỏ

Viêm khí quản (Tracheitis) là bệnh lý dễ gặp, biểu hiện tình trạng niêm mạc bị phù trong lòng khí quản do tác nhân gây hại. Bệnh có thể xảy ra cùng lúc với viêm thanh quản, khi đó chúng ta gọi đó là viêm thanh khí quản.

Ai cũng có thể bị mắc bệnh viêm đường khí quản, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Lý do là bởi hệ hô hấp, miễn dịch của các bé đang trong giai đoạn hoàn thiện, chúng còn yếu và không chống chọi được những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những người thường sống trong môi trường ô nhiễm, người bị mẫn cảm với bụi đất,…

Dựa theo nhiều tiêu chí, người ta phân chia viêm khí quản theo các loại khác nhau. Nếu dựa vào thời gian và mức độ bệnh, chúng ta có 2 thể bao gồm:

  • Viêm cấp tính: Hay dân gian còn gọi nhanh là hiện tượng cảm lạnh ngực. Bệnh diễn ra trong một thời gian ngắn, có thể khôi phục nhanh chóng nếu được chăm sóc chu đáo và tuân thủ hướng dẫn điều trị. Thông thường bệnh chỉ kéo dài tối đa từ 7 – 10 ngày.
  • Viêm khí quản mãn: Thời gian lâu hơn, với tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm và làm cho việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Đọc ngay: Bệnh Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khí quản, phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn tụ cầu vàng. Ngoài ra, người bệnh sống trong môi trường có các loại khí độc, hạt bụi bẩn cũng dễ bị viêm đường khí quản.

Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu xâm nhập
Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu xâm nhập

Hệ hô hấp bị tác nhân xấu tấn công, sức đề kháng của cơ thể cũng theo đó mà suy giảm đáng kể. Dưới những tác động của không khí, thời tiết lạnh hay tác nhân kích thích sẽ làm cho các dấu hiệu bệnh bùng phát mạnh mẽ.

Ngoài ra, cơ thể chúng ta thường xuyên bị nóng lạnh đột ngột, suy nhược do lao động kéo dài làm cho sức đề kháng suy giảm. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm nhiễm khí quản, phế quản.

Bệnh viêm khí quản là biến chứng của tình trạng viêm đường hô hấp trên không được chữa trị triệt để, nhất là cảm lạnh. Bởi vi khuẩn gây cảm lạnh sau một thời gian dài trú ngụ trong cơ thể dễ dàng xâm nhập vào ống khí quản, gây ra nhiễm trùng và làm khí quản sưng nhanh chóng. Bởi thế, điều kiện tiên quyết để tránh biến chứng này là cần điều trị dứt điểm bệnh lý đường hô hấp nói chung.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khí quản dễ dàng

Bệnh lý viêm khí quản xuất hiện khá nhanh, với những triệu chứng khá tương đồng với bệnh đường hô hấp nói chung, nhất là viêm phế quản. Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết đó bao gồm:

  • Hiện tượng bị chảy nước mũi, đau nghẹt mũi, đau nhức họng, khàn tiếng, mất tiếng.
  • Cơ thể bắt đầu sốt nhẹ dao động xung quanh 38 độ C, sợ lạnh, cơ thể mệt mỏi.
  • Ho bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc vào buổi tối đêm trước khi đi ngủ.
  • Ban đầu người bệnh ho ngắn quãng, ho khan ít kèm đờm. Sau đó khi bệnh trở nặng, đờm xanh vàng bắt đầu xuất hiện, thi thoảng có thể lẫn một chút máu.
  • Người bệnh bị khó thở, có thể nghe thấy tiếng thở khò khè, da dẻ xanh xao do thiếu oxy.

Bị viêm khí quản có lây không và có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm đường khí quản là do những loại vi khuẩn, virus gây ra. Bởi thế bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần, sử dụng vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải chung.

Bệnh dễ dàng lây qua tiếp xúc gần thông qua giọt bắn
Bệnh dễ dàng lây qua tiếp xúc gần thông qua giọt bắn

Khi bạn bị bệnh đường hô hấp nói chung, đặc biệt là viêm đường khí quản, vi khuẩn sẽ trú ngụ ở các ổ viêm nhiễm. Người bệnh ho, hắt hơi, chúng có thể theo đường nước bọt, dịch mũi hoặc đờm của bệnh nhân ra ngoài. Người có đề kháng yếu tiếp xúc phải, khả năng lây nhiễm cực kỳ cao.

Bệnh lý viêm khí quản thường ít gặp trong cuộc sống hàng ngày hơn so với bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên không được điều trị  kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ở trẻ em, do khí quản còn nhỏ nên chỉ cần hơi sưng một chút thôi cũng gây nên hiện tượng tắc nghẽn và khó thở. Từ đó dễ dẫn đến viêm nhiễm tại khí quản trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra, tình trạng tăng tiết dịch mủ và phù nề khí quản có thể lan sang diện rộng, lâu dài ảnh hưởng đến toàn bộ đường thở nói chung. Tình huống khí quản bị tắc nghẽn hoàn toàn, người bệnh sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong.

Xem thêm: Viêm phế quản có bị lây không? Lây qua đường nào?

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phổ biến hiện nay

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm ống khí quản thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thực hiện thêm các xét nghiệm sau để xác định chắc chắn mức độ bệnh:

  • Chụp X – quang phổi và khí quản.
  • Xét nghiệm phân tích chỉ số oxy trong máu.
  • Xét nghiệm dịch tiết để phân tích vi khuẩn.
  • Nuôi cấy dịch mũi họng để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn vài giải pháp điều trị viêm đường khí quản khác nhau. Tùy theo mức độ bệnh lý, bạn có thể lựa chọn giải pháp điều trị tại nhà, chữa bằng thuốc Tây hoặc Y học cổ truyền.

Áp dụng các mẹo dân gian chữa nhanh

Trong thời gian chữa trị viêm khí quản mức độ nhẹ tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian hiệu quả và giúp cải thiện sức khỏe như sau:

Bài thuốc từ gừng và mật ong 

Đây đều là những nguyên liệu được áp dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hay khoa học, trong chữa trị bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng. Chúng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, lại an toàn đối với sức khỏe.

Bài thuốc dân gian kết hợp gừng và mật ong giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, dịu ho
Bài thuốc dân gian kết hợp gừng và mật ong giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, dịu ho

Cách sử dụng gừng và mật ong kết hợp:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mật ong nguyên chất và có thể thêm rễ cây trà
  • Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi thái thành lát nhỏ.
  • Mang đun cùng với nước sôi trong khoảng 30 phút, sau đó tắt bếp để nguội bớt.
  • Hòa chung mật ong nguyên chất vào và khuấy đều vừa miệng.
  • Mỗi lần người bệnh sử dụng khoảng 20ml liên tục 2 lần trong ngày là hiệu quả.

Nên biết: 5 Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn

Sử dụng lá trầu không

Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả không kém gì thuốc Tây y, lá trầu không được người bệnh ưu ái sử dụng. Người bệnh sử dụng lá rửa sạch rồi giã nát. Sau đó bạn chắt lấy phần nước cốt, pha thêm với 1-2 thìa mật ong để uống đều đặn hàng ngày.

Dùng vỏ quýt chữa viêm khí quản

Theo y học cổ truyền, vỏ quýt (trần bì) có tính ôn, vị hơi cay và đắng nhẹ nhưng giúp làm ấm đường thở, hóa đờm nên rất tốt trong điều trị ho và bệnh đường hô hấp. Người ta sử dụng vỏ quýt chữa viêm đường phế quản theo cách sau:

  • Chuẩn bị vỏ quýt tươi, gạo lứt.
  • Cho vỏ quýt rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước sạch để đun khoảng 20 phút rồi gạn lấy nước.
  • Cho thêm gạo lứt vào nước này để nấu thành cháo loãng.
  • Dùng để ăn trong ngày, nên ăn khi còn ấm.
  • Không áp dụng bài thuốc này đối với người bị ho khan không đờm.

Chữa viêm khí quản bằng Tây y

Tùy theo mức độ và triệu chứng của viêm đường khí quản, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc hoặc phương án điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh: Với thể bệnh nhẹ, người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh toàn thân như amoxicillin, Clavulanic acid. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể tiêm thuốc trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch, với liều dùng ít nhất 5 ngày liên tục.
  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao ở người bệnh do viêm nhiễm gây ra.
  • Thuốc giảm ho: Khi tình trạng ho kéo dài, việc nghỉ ngơi của người bệnh bị ảnh hưởng cần dùng thuốc giảm ho để tiết chế lại. Nếu ho do kích thích, người bệnh chỉ cần xông họng bằng thuốc kháng sinh.
  • Đặt ống nội khí quản, thở oxy: Tình huống nặng người bệnh bị suy hô hấp và khó thở, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống nội khí quản. Thông thường trẻ nhỏ là đối tượng áp dụng biện pháp này nhiều, chúng giúp cải thiện chứng năng phổi cho bé trong khi điều trị.

Bác sĩ tư vấn: Bị Bệnh Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì – TOP 8 Thuốc Hiệu Quả Nhất 2023

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền xưa, có rất nhiều bài thuốc được nghiên cứu giúp điều trị viêm khí quản hiệu quả. Mặc dù việc chuẩn bị nguyên liệu và điều chế tốn nhiều thời gian, thế nhưng hiệu quả mà bài thuốc này mang lại rất tốt, trị bệnh triệt để và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh, sức đề kháng cũng được nâng cao.

Điều trị viêm khí quản bằng bài thuốc Đông y cổ phương
Điều trị viêm khí quản bằng bài thuốc Đông y cổ phương

Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc chữa viêm đường khí quản như sau:

  • Bài thuốc số 1

Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: hạnh nhân, tang bạch bì, củ gừng, đại táo, vị đảng sâm, sữa bò, gạo tẻ.

Người bệnh mang hạnh nhân giã nhuyễn, pha với sữa bò. Đảng sâm cùng táo và gừng, tang bạch bì đun lấy nước. Sau đó cho thêm gạo vào nước này để nấu thành cháo. Khi cháo đã chín, cho nước hạnh nhân cùng sữa vào để khuấy đều.

Sử dụng phương thuốc này ăn mỗi ngày khi đói, thuốc giúp thanh phế nhiệt, giảm ho nhanh chóng, hạ khí và ngăn ngừa biến chứng hen suyễn về sau.

  • Bài thuốc số 2

Chỉ với táo tàu và cam thảo, người bệnh mang đi sắc với nước sạch để lấy nước uống. Phương thuốc này nhìn qua tưởng chừng đơn giản nhưng mang tác dụng giải độc, tiêu đờm, tiêu viêm và nhuận phổi cực kỳ tốt. Không chỉ điều trị viêm khí quản, bạn có thể áp dụng bài thuốc trong điều trị các bệnh đường hô hấp nói chung như bệnh viêm xoang, viêm họng,…

  • Bài thuốc viêm khí quản dòng họ Đỗ Minh

Thay vì dùng riêng lẻ từng phương thuốc, dòng họ Đỗ Minh từ lâu đã nổi tiếng với bài thuốc kết hợp tổng hòa 2 phương thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị: Gồm các vị dược liệu bồ công anh, kim ngân, ké đầu ngựa, cát cánh,…
  • Cao giải độc tiêu viêm: Gồm các vị dược liệu kim ngân hoa, sài đất, sinh địa, nhân trần, cây đơn đỏ,…

Bài thuốc giúp điều trị sâu từ căn nguyên bệnh, từ đó triệt tiêu các triệu chứng lâm sàng của viêm khí quản. Ngoài ra phương thuốc cũng giúp tăng cường chức năng tạng phủ, nâng cao sức đề kháng toàn diện cho người sử dụng. Người bệnh nên thăm khám để được kê đơn điều trị chuẩn xác nhất.

Chuyên gia tư vấn: 6 Bài Thuốc Chữa Viêm Phế Quản Bằng Đông Y Hiệu Nghiệm

Chữa viêm khí quản ở đâu tốt nhất?

Một số địa chỉ khám chữa bệnh viêm khí quản mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TW: Là địa chỉ hàng đầu trong khám chữa bệnh về đường hô hấp trên, bệnh viện là địa chỉ được nhiều người tin tưởng và lựa chọn trong điều trị bệnh. Bạn có thể đến khám tại bệnh viện theo địa chỉ trên đường Giải Phóng, Hà Nội.
  • Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: Đây là một trong số những địa chỉ khám chữa bệnh về đường hô hấp uy tín hàng đầu, được đông đảo người dân lựa chọn. Bạn có thể đến BV Bạch Mai tại số 78, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội để thực hiện thăm khám, điều trị.
  • Khoa hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương: Có địa chỉ tại số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, đây là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp uy tín hàng đầu Việt Nam.

Có thể bạn cần: Top địa chỉ khám viêm phế quản TPHCM uy tín, tốt nhất

Biện pháp phòng ngừa viêm khí quản hiệu quả

Để hạn chế mắc bệnh viêm khí quản cũng như những biến chứng xấu đối với sức khỏe, bạn đọc hãy luôn chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng các biện pháp như sau:

  • Thời tiết thay đổi thất thường bạn nên chú ý giữ ấm đường thở, tránh để cơ thể lạnh.
  • Luôn đeo khẩu trang bảo vệ trong môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi gây hại cho đường thở.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân kích ứng từ bên ngoài môi trường.
  • Tăng cường tập luyện, vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh nhất là các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin. Tránh xa những loại thực phẩm dễ gây kích thích niêm mạc họng, đồ uống có cồn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và luôn rửa tay đều đặn để phòng ngừa lây nhiễm.

Viêm khí quản, bệnh lý tưởng chừng đơn giản nhưng dễ gây các biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy luôn trang bị những kiến thức đúng đắn về bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng về sau.

Bài viết khác:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp